Đánh bay tiêu chảy nhanh nhất bằng cách nào?

Google News

(Kiến Thức) - Tiêu chảy cấp tính thường do nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, ăn uống không hợp vệ sinh còn bệnh mạn tính thường do rối loạn tiêu hóa, chức năng chuyển hóa hấp thụ kém...

Tiêu chảy cấp tính được phân thành 3 thể:

Tiêu chảy do hàn thấp (thường gặp do nhiễm lạnh, lên men hơi) có triệu chứng đau đầu, đau mình, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, hơi sợ lạnh, sợ gió, không muốn ăn, không khát, tiểu ít, rêu lưỡi trắng dày, chân tay mát lạnh, mạch nhu hoãn dùng bài hoắc hương 16g, tô tử 6g, bạch chỉ 6g, trần bì 10g, bán hạ chế 6g, hậu phác 10g, đại phúc bì 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, bạch truật 12g, phục linh 8g, gừng 5g, đại táo 15g sắc uống ngày một thang;

Tiêu chảy do thấp nhiệt (nhiễm khuẩn) với triệu chứng đau bụng là đi ngay, phân vàng lổn nhổn, thối khắm, nóng đỏ rát hậu môn, rêu lưỡi vàng bẩn, tiểu tiện ít, đỏ, tâm phiền, khát nước... Dùng bài thuốc cát căn 16g, hoàng liên 6g, hoàng cầm 10g, nhân trần 16g, kim ngân hoa 12g, mộc thông 10g, hoắc hương 8g, cam thảo 5g, ngày uống 1 thang;

Tiêu chảy do thương thực (tích tụ) với triệu chứng đau bụng tiêu chảy, đi xong giảm đau, phân loãng hôi thối, bụng đầy trướng, ợ khan có mùi thức ăn, trung tiện nhiều, không muốn ăn, rêu lưỡi dày. Dùng bài thuốc sơn tra 13g, thần khúc 10g, trần bì 8g, bán hạ chế 12g, phục linh 8g, la bạc tử 8g, liên kiều g, sắc uống ngày 1 thang.

 Ảnh minh họa.

Tiêu chảy mạn tính cũng chia làm 3 thể:

Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn, thường gặp ở các trường hợp rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu, loạn khuẩn, viêm đại tràng. Bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy sống phân, hay tái phát khi ăn các loại thức ăn sống, lạnh, các loại đặc sản, bụng buồn bực khó chịu, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, mệt mỏi, chân tay mát lạnh, lưỡi nhợt rêu trắng, có thể có phù dinh dưỡng. Dùng bài thuốc đẳng sâm, can khương, cam thảo, bạch truật 12g, sắc uống ngày 1 thang; Tiêu chảy do thận dương hư hay gặp ở người già, tiêu chảy mạn tính...

Với triệu chứng tiêu chảy lúc sáng sớm, hay đau quanh vùng rốn, sôi bụng rồi đi ngoài, đi xong giảm, vùng bụng dưới lạnh, phân sống, ăn kém, chậm tiêu, tay chân lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng, dùng bài thuốc phá cổ chỉ 16g, sinh khương 15g, đại táo 25g, nhục đậu khấu, ngũ vị, ngô thù du 8g, sắc uống ngày 1 thang.

Tiêu chảy do can tỳ bất hòa, có triệu chứng mỗi khi giận dữ, suy nghĩ, bị kích động thì tiêu  chảy, hoặc tiêu chảy nhiều lần, đầy bụng, sôi bụng, ngực sườn đầy tức, ăn kém, ợ hơi, rêu lưỡi mỏng, bài thuốc chỉ xác, cam thảo 6g, phòng phong, bạch thược, bạch truật, sài hồ, trần bì 8g, sắc uống ngày một thang.

Bình luận(0)