Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội khi tham gia Hiệp định thương mại mới

Google News

(Kiến Thức) - Các GS.TS khoa học đã đưa ra nhiều ý kiến về các cơ hội cũng như thách thức đối với kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại thế hệ mới.

Sáng 8/9, tại Hà Nội Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức diễn đàn khoa học với chủ đề “Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại thế hệ mới”
Tham dự buổi diễn đàn có TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; TS Phan Tùng Mậu, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng với nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển; PGS.TS Phạm Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và các đại biểu là nhà khoa học.
Viet Nam se co nhieu co hoi khi tham gia Hiep dinh thuong mai moi
 TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; TS Phan Tùng Mậu, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tại buổi diễn đàn.
Phát biểu tại diễn đàn, TS Kim Chung cho hay, hiện tại nước Việt Nam đang nằm trong bối cảnh hội nhập, phát triển trên 3 trục đó là: Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước: Chuyển sang nền kinh tế thị trường; Hội nhập với nền kinh tế thế giới.
TS Chung cho biết, hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại động lực và điều kiện cho Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020, nâng cao đời sống, tinh thần của người dân, khẳng định vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Đến nay, bốn nghị quyết chuyên sâu về Hội nhập kinh tế quốc tế đã được ban hành; trong đó, Nghị quyết số 22/NQ – TW của Bộ Chính trị ngày 10/4/2013 mở rộng định hướng hội nhập sang nhiều lĩnh vực, song vẫn nhấn mạnh “Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của quá trình hội nhập quốc tế”.
Viet Nam se co nhieu co hoi khi tham gia Hiep dinh thuong mai moi-Hinh-2
Đông đảo các TS.KH đến tham dự diễn đàn.
Theo TS Kim Chung, với phạm vi và độ sâu của các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế giới tiếp tục gia tăng so với cao kết trong WTO và các thỏa ước Hội nhập kinh tế quốc tế truyền thống khác, nhưng những thách thức từ Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đan xen với các cơ hội và ở cách phức tạp hưởng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ổn định và phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam như: Cơ hội mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu; Cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư; Cơ hội tiếp cận công nghệ, kỹ năng quản lý nước ngoài; Cơ hội thúc đẩy cải cách thể chế trong nước theo định hướng thị trường; Giúp thay đổi tư duy và nâng cao chất lượng hoạch định chính sách của Việt Nam.
Viet Nam se co nhieu co hoi khi tham gia Hiep dinh thuong mai moi-Hinh-3
 PGS.TS Phạm Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội sẽ có những thách thức khi Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế như:
Thách thức cải thiện khả năng cạnh tranh: Đây là thách thức đầu tiên và quan trọng nhất. Bởi doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung cạnh tranh về giá, song đây chỉ là bước đầu. Nếu doanh nghiệp không cải thiện được khả năng cạnh tranh trên các phương diện khác – chẳng hạn như; chất lượng, khả năng cung ứng đơn hàng lớn, thời gian cung ứng đơn hàng kịp thời, và kênh phân phối – thì sẽ khó thâm nhập được vào thị trường các đối tác FTA, thậm chí thua ngay trên sân nhà. Đối với toàn bộ nền kinh tế, nếu không thúc đẩy được đổi mới khoa học kỹ thuật, cải thiện khả năng quản trị sản xuất để tăng cường cạnh tranh về chất lượng thì nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình” sẽ ngày càng lớn hơn.
Tiếp đến là thách thức về duy trì sự đồng thuận xã hội: Các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đã chạm đến không ít vấn đề vốn được coi là nhạy cảm sau đường biên giới, chẳng hạn như quyền tự do công đoàn, chủ quyền chính sách, sở hữu trí tuệ gắn với biệt dược và các sản phẩm giống cây trồng… Lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh động có thể không đồng nhất ở cùng một nhóm mặt hàng, qua đó gây ra rủi ro cấp ngành nếu như không tận dụng một cách hài hòa các lợi thế này. Theo đó, có sự phân hóa rõ hơn giữa những nhóm được hưởng lợi và nhóm chịu thiệt thòi từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tếvà các cải cách liên quan. Bản thân nhận thức khác nhau về phạm vi, độ sâu, cơ hội, thách thức và ý nghĩa của các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là trong các FTA thế hệ mới - cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và hiệu quả thực hiện các biện pháp bổ trợ cho các cam kết này. Thách thức sẽ càng lớn hơn nếu những thực tiễn pháp lý tốt – bao gồm tham vấn cộng đồng, đánh giá tác động trước và sau khi ban hành văn bản – không được thực hiện bài bản, thực chất.
Thách thức về mục tiêu chính sách: Việc cân bằng trong các mục tiêu chính sách là không dễ, và thực tế ngày càng trở nên khó khăn hơn. Thống nhất chung về việc tháo gỡ các điều kiện đầu tư – kinh doanh bất hợp lý chỉ mang tính nguyên tắc; tạo dựng đồng thuận về ranh giới giữa điều kiện hợp lý và điều kiện bất hợp lý lại không dễ, do, khác biệt trong nhận thức về quản lý chuyên ngành; khác biệt giữa lợi ích của ngành và lợi ích cho quốc gia/cộng đồng doanh nghiệp; và tư duy “sợ” mất quyền quản lý của cơ quan nhà nước. Trong một chừng mực khác, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường sớm có thể đi kèm với việc cắt giảm thời gian thẩm tra kinh tế, môi trường, xã hội, song hệ lụy sau này có thể lớn nếu cơ quan quản lý thiếu năng lực giám sát và chế tài tương xứng.
Việc ban hành chính sách, hoàn thiện thể chế, tuy khó, nhưng có thể thực hiện được dựa trên cơ sở những cam kết. Tuy nhiên, tổ chức triển khai và đưa vào thực tiễn cuộc sống những chính sách này là không dễ do những yếu tố về nội tại, về nhận thức cũng như tính ỳ. Đây thực sự là thách thức cần được xem xét một cách xứng đáng nếu muốn có những tiến bộ trong thực tiễn.
Thách thức về khả năng tận dung cơ hội: Thách thức pháp lý và thách thức điều hành ngân sách
TS Kim Chung nhấn mạnh: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và có hiệu quả, việc tham gia và kết thúc đàm phán một số FTA thế hệ mới (TPP, EVFTA, RCEP,..) là bước tiếp theo trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mang lại lợiíchđáng kể cho nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Tuy vậy với phạm vi và độ sâu các cam kết trong các FTA thế hệ mới tiếp tục gia tăng so với các cam kết trong WTO và các thỏa ước hội nhập kinh tế quốc tế truyền thống khác. Theo đó, cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đan xen nhau một cách phức tạp hơn, ảnh hưởng đến quá trình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.Trong bối cảnh đó, việc tận dụng cơ hội và xử lý các thách thứcđòi hỏi phải có những nỗ lực cải cách thể chế trong nước sâu rộng hơn; tổ chức triển khai mạnh mẽ, quyết liệt hơn.Chỉ khi tham gia chủ động và thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì Việt Nam mới có cơ hội để phát triển và theo kịp các nền kinh tế khác trên thế giới và hội nhập thế hệ mới thành công.
Tại buổi diễn đàn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cũng đề cập về bối cảnh mới và tác động đến sự phát triển và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.
Ông Trương Đình Tuyển cho biết, đến nay, cùng với việc gia nhập WTO, không tính TPP, Việt Nam đã tham gia vào 11 hiệp định MDTD song phương và khu vực đang có hiệu lực hoặc đã kết thúc đàm phán. Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán Hiệp định MDTD với Hiệp hội MDTD Châu Âu gồm: Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Leixtantein và Hiệp định MDTDO ASEAN+6 (gồm TQ, NB, HQ, Anns Độ, Úc và Newzealand)-Hiệp định RCEP) đang khởi động đàm phán FTA với Israel, Hồng Kong. Có thể nói: Việt Nam là nước tham gia nhiều hiệp định MDTD thuộc loại hàng đầu thế giới và Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn.
Tuy nhiên, Hiệp định MDTD thế hệ mới: FTA Việt Nam-EU (EVFTA) và Cộng đồng kinh tế ASEAN là hai định chế hội nhập có mức độ cam kết sâu rộng nhất, tạo ra nhiều cơ hội: Thu hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn, có công nghệ nguồn: Mở rộng xuất khẩu, không chỉ xuất khẩu hàng công nghiệp mà còn có thể tăng XK nông sản (bao gồm lâm sản thủy sản) và nông sản chế biến; trong do, nhiều mặt hàng thuộc nhóm này sẽ được các nước đưa thuế NK về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực’: Tạo thế cân bằng mới trong quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước: Tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới: Tăng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô: Tạo dựng khuôn khổ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh: Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, nhất là vị thể trong một khu vực, rất nhạy cảm và quan trọng, nơi đang diễn ra cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn như khu vực ĐNA. Song bên cạnh những cơ hội cũng đặt ra nhiều thách thức…
Bên cạnh đó, GS-TSKH Lê Du Phong bày tỏ, nếu tham gia Hiệp định sẽ tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội thâm nhập các thị trường lớn trên thế giới. Tuy nhiên, trình độ nền kinh tế nước ta vẫn đang thấp kém, trình độ các doanh nghiệp đang cạnh tranh đây là vấn đề rất lo lắng. Đặc biệt, trình độ công nghệ các doanh nghiệp chúng ta còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực và lo lắng về thể chế kinh tế (luật, chính sách, bộ máy)… là những thách thức lớn. "Việt Nam tận dụng được cơ hội và vượt qua được các thách thức thì sẽ gặt hái được nhiều thành công khi tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Còn ngược lại sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu không sao có thể cứu vãn được", TSKH Duy Phong nói.
Bảo Ngân

>> xem thêm

Bình luận(0)