Đặc san 21/6: Đổi thay để phát triển

“CHUYỂN ĐỔI SỐ BÁO CHÍ KHÔNG PHẢI… QUÁ GHÊ GỚM, PHỨC TẠP” AHLĐ NGUYỄN QUANG MÂU: BIẾN HÒN ĐẤT THÀNH NHỮNG KỶ LỤC CỦA VIỆT NAM NHÀ BÁO ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP BÁO THANH NIÊN: “HẠNH PHÚC LÀ NHỮNG DẤU TRỪ” Phóng viên tháp tùng nguyên thủ kể chuyện tác nghiệp 10 16 20 44 72 GS.TS Lê Hữu Nghĩa: Không có vùng cấm khi liên tiếp “nóng lò” PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCH: NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: ĐẶNG MẠNH HÙNG - NGUYỄN DANH CHÂU IN TẠI: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ THƯƠNG MẠI TIÊN PHONG TRÌNH BÀY: NGUYỄN TIẾN THỰC TRỤ SỞ: 53 NGUYỄN DU, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI NHÀ BÁO LÊ QUỐC MINH - ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, PHÓ TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG, TỔNG BIÊN TẬP BÁO NHÂN DÂN, CHỦTỊCHHỘI NHÀBÁOVIỆTNAM:

PGS.TS TRẦN THÀNH NAM: NHÀ KHOA HỌC “NGẠI” BÁO CHÍ... VÌ LẼ GÌ? NGHĨ TÍCH CỰC, NÓI TÍCH CỰC VÀ LÀM TÍCH CỰC MỖI NGÀY "NGƯỜI ĐẸP THUỐC NỔ" NGUYỄN THỊ XUÂN PHƯỢNG “Tâm thế” và vị thế của Việt Nam nhìn từ “tài nguyên” địa - chính trị và đường lối đối ngoại "Công nghệ" chắp cánh cho báo chí hiện đại Tử vi người làmbáo: Phải có sao văn hóa tại 26 48 128 38 “Việt Namđổi thay từng ngày” qua góc nhìn học giả quốc tế 84 102 136 C O N T E N T S ĐẶT MUA BÁO VÀ QUẢNG CÁO: 024 6 254 3519 Email: quangcao.trithuccuocsong@gmail.com GIÁ: 68.000 Đ XUẤT BẢN THEO GIẤY PHÉP SỐ: 139/GP-XBĐS NGÀY 02/11/2021 CỦA CỤC BÁO CHÍ - BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI HÀ NỘI: 70 TRẦN HƯNG ĐẠO, PHƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO, QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI. VĂN ĐẠI DIỆN TẠI TẠI TP HCM: TẦNG 5, 224 ĐIỆN BIÊN PHỦ, PHƯỜNG VÕ THỊ SÁU, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ÔNG LÝ QUỐC MINH - GIÁM ĐỐC CÔNG TY DỊCH VỤ MOBIFONE KHU VỰC 2: CỰU PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG:

10 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 NHÀ BÁO LÊ QUỐC MINH - ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, PHÓ TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG, TỔNG BIÊN TẬP BÁO NHÂN DÂN, CHỦ TỊCH HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM: “CHUYỂN ĐỔI SỐ BÁO CHÍ KHÔNG PHẢI… QUÁ GHÊ GỚM, PHỨC TẠP” NHÂN DỊP KỶ NIỆM 97 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925-21/6/2022) BÁO TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG VINH DỰ ĐƯỢC TRÒ CHUYỆN CÙNG NHÀ BÁO LÊ QUỐC MINH, ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, PHÓ TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG, TỔNG BIÊN TẬP BÁO NHÂN DÂN, CHỦ TỊCH HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM VỀ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ BÁO NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN THÀNH CƠ QUAN BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN CHỦ LỰC BÁM SÁT KHẨU HIỆU: “NƠI NÀO CÓ NHÂN DÂN THÌ NƠI ĐÓ PHẢI CÓ BÁO NHÂN DÂN”. CẨM LINH “Chuyển đổi số là bước đi tất yếu của báo chí” l Có khá nhiều định nghĩa về chuyển đổi số, vậy theo Ông, khái niệm chuyển đổi số báo chí nên được hiểu như thế nào? - Chuyển đổi số là thay đổi cách vận hành của doanh nghiệp, và trong một số trường hợp, tạo ra những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới. Khi thực hiện chuyển đổi số, các công ty có cơ hội rà soát lại mọi điều, từ các hệ thống nội bộ cho đến các tương tác với khách hàng, cả trực tuyến và trực tiếp. NHÀBÁOVÀDOANHNHÂN

11 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 Chuyển đổi số trong báo chí không đơn giản là số hóa nội dung mà phải tạo ra một quy trình thu thập thông tin, sản xuất thông tin và phát hành thông tin hoàn toàn mới. Và cũng với định nghĩa đó, chuyển đổi số trong báo chí không đơn giản là số hóa nội dung mà phải tạo ra một quy trình thu thập thông tin, sản xuất thông tin và phát hành thông tin hoàn toàn mới. Chuyển đổi số cũng đòi hỏi phải thay đổi quy trình vận hành tòa soạn, thay đổi mô hình kinh doanh và thậm chí thay đổi cả văn hóa của tòa soạn, lấy độc giả làm trung tâm. Tom Rosenstiel, Giám đốc điều hành Viện Báo chí Mỹ khẳng định: “Đối với hầu hết các cơ quan báo chí, mẫu hình không giấy mới là tương lai. Hãy đẩy mạnh hoạt động digital, hoặc là chết.” l Chuyển đổi số báo chí Việt Nam đang ở đâu so với thế giới? - Chuyển đổi số là bước đi tất yếu của báo chí nếu muốn duy trì kết nối với độc giả, khán - thính giả, và báo chí ở các quốc gia phát triển đã triển khai hơn 10 năm qua, đã chứng kiến nhiều khó khăn và những thành công nhất định. Trong bối cảnh báo in ngày càng khó khăn và bị thu hẹp, phát thanh và truyền hình cũng đứng trước những đòi hỏi phải thay đổi, chuyển đổi số trở thành nhu cầu tự thân của các cơ quan báo chí để có thể tồn tại và phát triển. Trong khi đó, nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam chưa thấy được đòi hỏi cấp bách này, vẫn đang loay hoay với câu hỏi chuyển đổi số hay không, chuyển đổi số thế nào, bắt đầu từ đâu. Cần lưu ý rằng chuyển đổi số không đơn giản là đầu tư một số thiết bị hoặc phần mềm, mà là thay đổi tư duy, thay đổi cách vận hành, tạo ra những sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới, thậm chí tạo ra cả một văn hóa mới trong tòa soạn. Nhưng chuyển đổi số báo chí cũng không phải cái gì đó quá ghê gớm, quá phức tạp, quá tốn kém. Rất nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam chưa hiểu rõ về chuyển đổi số, mới đến công đoạn số hóa nội dung mà thôi. Nói chung, thay vì chần chừ với câu hỏi làm hay không làm, thì nên chấp nhận rủi ro và thử nghiệm, nên mạnh dạn bước trên con đường mới thay vì thu mình trong vùng an toàn và để cơ hội tuột khỏi tay. l Thách thức lớn nhất đối với chuyển đổi số báo chí Việt Nam và giải pháp cho thách thức đó là gì, thưa Ông?

12 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 - Thách thức lớn nhất là tư duy của người đứng đầu. Trong bối cảnh chuyển đổi số, không thể nào trông đợi những thay đổi lớn nếu không bắt đầu bằng việc lựa chọn và phát triển các lãnh đạo cấp cao nhất. Một ban lãnh đạo – dù tài giỏi hay yếu kém – đều có ảnh hưởng tới từng bộ phận, từng lĩnh vực của một đơn vị, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ít nhất 50% hiệu quả hoạt động của đơn vị đó phụ thuộc vào cá nhân người lãnh đạo. “Chưa có viễn cảnh nào cho thấy báo in sẽ bị tiêu vong…” l 20 năm về trước, báo in là số một, còn hiện tại ở thời đại công nghệ 4.0, trong xu hướng chuyển đổi số - mạng xã hội, kênh hình ảnh mạng như Facebook, Youtube, Tiktok… lên ngôi. Theo Ông, xu hướng báo chí sẽ phát triển như thế nào để giữ vững vị thế của mình? Vai trò của báo giấy và truyền hình trong xu thế chuyển đổi số sẽ thay đổi như thế nào ? - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuy đã có những cảnh báo về sự suy vong của báo giấy, và kể cả phát thanh - truyền hình, chưa có viễn cảnh nào cho thấy báo in sẽ bị tiêu vong. Tuy nhiên, đối với hầu hết các cơ quan báo chí, tương lai sẽ là “không giấy”. Xu hướng của báo chí trong thời gian tới sẽ là “big or niche” – hoặc phải rất lớn mạnh, hoặc đi theo thị trường ngách – và điều này sẽ đặc biệt đúng với báo in. Báo in sẽ không chết nhưng chỉ có một số ít cơ quan báo chí với quy mô rất lớn hoặc đi theo thị trường ngách mới có thể duy trì tờ báo in. Ngay cả các đơn vị phát thanh - truyền hình - những thể loại báo chí ra đời sau báo in và được cho là hiện đại hơn – thì cũng vấp phải thách thức từ các nền tảng digital và buộc phải thay đổi, nếu không sẽ phải chứng kiến sự suy giảm về số lượng người dùng cũng như doanh thu. Chuyển đổi số báo chí sẽ là xu hướng tất yếu, đơn giản vì người dùng đã di chuyển lên các nền tảng số và dần xa rời các nền tảng truyền thống. Và chuyển đổi số không dừng ở việc đưa nội dung lên website hay các ứng dụng cho các thiết bị di động, chuyển đổi số cũng không đơn giản là đưa nội dung lên các nền tảng truyền thông xã hội, không dừng ở Facebook hay YouTube, TikTok và những nền tảng social media hiện có. Nói tới chuyển đổi số là nói tới nhu cầu hiện tại của người dùng và một tương lai xa hơn, về sự sẵn sàng của các cơ quan báo chí để hiện diện ở bất kỳ nơi nào có độc giả, khán - thính giả, và sử dụng bất kỳ công cụ, tiện ích nào để tiếp cận người dùng trong tương lai, có thể là thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), Internet vạn vật (IoT) và cả những công nghệ mà hiện tại chưa phổ biến hoặc chưa tồn tại. l Ông có thể cho một vài ví dụ thành công trong chuyển đổi số báo chí mà các tờ báo Việt Nam nên nhìn vào đó để học hỏi? - Để nêu ví dụ thành công nhất về chuyển đổi số thì đầu tiên phải nhắc tới tờ New York Time (NYT), với dấu mốc là quyết định dựng tường thu phí báo điện tử (digital paywall) vào năm 2011. Tiếp theo đó là việc tung ra các gói đăng ký khác nhau từ 9,99 USD đến 20 USD/tháng, Báo in sẽ không chết nhưng chỉ có một số ít cơ quan báo chí với quy mô rất lớn hoặc đi theo thị trường ngách mới có thể duy trì tờ báo in.

13 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 chưa kể các gói riêng cho các mục Đố chữ và Nấu ăn. Ứng dụng NYT Cooking trên điện thoại di động gồm 19.000 công thức nấu ăn với các hướng dẫn dễ hiểu là minh chứng về việc tờ báo này đã từ một đơn vị báo chí in truyền thống trở thành một nhà sáng tạo nội dung số ra sao. Các bước đi táo bạo tiếp theo của NYT là việc phát miễn phí kính thực tế ảo (VR) bằng bìa cho khách hàng trả phí vào năm 2015, chương trình phát thanh podcast đầu tiên mang tên “The Daily” vào năm 2017 với 100 triệu lượt tải trong vòng 9 tháng, và cùng năm đó đưa 3 series truyền hình lên các nền tảng Hulu, Netflix và Amazon Prime Video. Chiến lược mạnh dạn đặt cược vào digital của New York Times đã được đền đáp xứng đáng. Trong năm 2019, họ có thêm 1 triệu người trả phí đọc báo điện tử để đạt mốc cao nhất mọi thời đại về tổng số người thuê bao là 5,2 triệu, và về đích 800 triệu USD doanh thu digital trước hạn 1 năm. Doanh thu từ mảng digital của NYT đã lần đầu tiên vượt doanh thu từ báo in trong quý II/2020, một dấu mốc quan trọng trong lịch sử 169 năm phát triển. Financial Times (FT) cũng là một trong những cơ quan báo chí sớm nhận ra đòi hỏi phải thay đổi khi kỷ nguyên số ập tới, thực hiện nhiều cải cách mạnh mẽ để đảm bảo tờ báo đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của độc giả về việc cập nhật thông tin từng phút. Trong khi đa số các tờ báo khác chú trọng thu hút quảng cáo số thì FT ngay từ đầu đã chọn con đường thu phí, với niềm tin rằng digital không hủy diệt báo in mà chuyển đổi số chỉ tạo ra thêmmột kênh phân phối thông tin mà thôi. FT cạnh tranh mạnh mẽ trên các nền tảng online – từ các phiên bản web và mobile, blog của báo, các trang mạng xã hội cho đến email và nội dung video. Vào năm 2006, nguồn thu từ nội dung số của FT chỉ chiếm 14% nhưng vào năm 2011, con số này đã tăng lên 47%. Tính chung số người trả tiền đọc tờ Financial Times (gồm cả báo in và điện tử) vào tháng 10/2013 đạt 629.000, cao hơn nhiều so với mốc đỉnh cao phát hành của báo in và là mức cao nhất trong lịch sử 125 năm hoạt động của báo này. Trong vài năm qua, nhiều cơ quan báo chí trên thế giới cũng tiến mạnh trên con đường chuyển đổi số, chẳng hạn như tạp chí Time, Boston Globe, Daily Telegraph, v,v... Nơi nào có nhân dân thì nơi đó phải có Báo Nhân Dân.

14 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 Báo điện tử thu phí bạn đọc – Bao giờ thành hiện thực? l Chuyển đổi số báo chí ảnh hưởng đến kinh doanh báo chí như thế nào, thưa Ông? - Như tôi đã đề cập ở trên, chuyển đổi số phải được thực hiện trong mọi bộ phận của cơ quan báo chí, bao gồm cả bộ phận kinh doanh. Và rõ ràng, mục tiêu là tạo nguồn doanh thu lớn hơn từ các nền tảng digital, bù lại phần giảm sút từ doanh thu quảng cáo truyền thống trên báo in, phát thanh, truyền hình. Tuy nhiên, việc này là không hề đơn giản. Không phải ai cũng thành công và càng khó đạt những kết quả ngoạn mục như New York Times, Financial Times và nhiều cơ quan báo chí đã đi trước. l Doanh thu cho báo chí vẫn đang là vấn đề nan giải trong quá trình chuyển đổi số, thu phí bạn đọc đối với báo điện tử được xem là bài toán khó, theo quan điểm của Ông tương lai bài toán này sẽ được giải thế nào? - Thu phí bạn đọc trên nền tảng digital chỉ là một trong rất nhiều cách tạo nguồn thu từ độc giả, và nguồn thu từ độc giả cũng chỉ là một trong nhiều mô hình kinh doanh của báo chí mà thôi. Có gần 15 mô hình kinh doanh phổ biến mà các cơ quan báo chí trên thế giới đang áp dụng và các nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi cơ quan báo chí cần áp dụng ít nhất là 3 mô hình thì mới đảm bảo thành công. Thu phí digital hiện được hầu hết các cơ quan báo chí lớn trên thế giới áp dụng, và không phải báo nào cũng thành công. Thu phí digital ở Việt Nam lại càng khó vì người dùng chưa có thói quen trả tiền đọc báo điện tử, tỷ lệ người dân sở hữu các phương thức thanh toán (thẻ tín dụng, ví điện tử) chưa nhiều, cách thanh toán... Chiến lược của vị thuyền trưởng và thay đổi mang tính bước ngoặt ở Báo Nhân Dân l Từ một tờ báo truyền thống, khuôn mẫu và nặng tính chính trị, chúng tôi nhìn thấy nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt sau hơn một năm Ông trở thành Tổng biên tập Báo Nhân Dân, đó có phải là kết quả của việc áp dụng chuyển đổi số báo chí? Ông có gặp khó khăn gì trong quá trình thay đổi này không? - Chuyển đổi số là tiến trình quan trọng mà chúng tôi xác định phải thực hiện tại Báo Nhân Dân để đưa một tờ báo chính thống và truyền thống hòa nhập vào sự phát triển của báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nhưng cũng có những sự đổi mới không liên quan gì đến tiến trình này. Quan trọng là xây dựng một môi trường tác nghiệp báo chí chuyên nghiệp và hiệu quả. Mỗi người đều có vùng an toàn, dù là nhân viên hay cán bộ. Nếu chuẩn bị sẵn tâm thế chấp nhận điều này thì thực hiện đổi mới không khó khăn cho lắm. Không có quyết định đổi mới nào được tất cả mọi người chấp thuận, nên mấu chốt ở đây là tăng tỷ lệ ủng hộ đối với mỗi sự thay đổi, và người lãnh đạo dám chịu trách nhiệm. Mỗi thay đổi đều phải dựa trên

15 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 nghiên cứu kỹ càng chứ không theo cảm tính, mỗi quyết định đưa ra phải kiên định nhưng cũng phải có tính thuyết phục. l Ngày đổi mới sáng tạo Báo Nhân Dân lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 5 vừa qua, có phải là sự đổi mới không liên quan gì đến tiến trình chuyển đổi số mà Ông vừa đề cập? - Đúng vậy! l Ông có thể nói rõ hơn về Ngày đổi mới sáng tạo Báo Nhân Dân không? - Đổi mới sáng tạo là đòi hỏi cấp bách của mọi tổ chức, cá nhân để phát triển mạnh mẽ và khác biệt với số đông, từ đó có những lợi thế cạnh tranh riêng. Chúng tôi lập ra Ngày đổi mới sáng tạo chính là để khuyến khích tinh thần sáng tạo trong mỗi phóng viên, biên tập viên, nhân viên của báo. Thực ra chúng tôi không có kỳ vọng nhiều lắm vào Ngày đổi mới sáng tạo lần thứ nhất, coi đó như bước khởi động cho những năm tiếp theo mà thôi. Nhưng thực tế có đến gần 30 dự án sáng tạo được gửi đến ban tổ chức, thuộc nhiều đơn vị từ các ban nội dung, các ấn phẩm, cho đến các đơn vị hỗ trợ về công nghệ, tài vụ, v,v… Có thể khẳng định, tinh thần đổi mới đang được lan tỏa mạnh mẽ trong toàn bộ báo Nhân Dân khi chúng tôi phát động Ngày đổi mới sáng tạo vào cuối năm 2021. Và chúng tôi tin tưởng tinh thần này sẽ phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới. l Tò mò một chút về đời tư, chơi Facebook có phải là thú vui của Ông? Ông có e ngại rằng mạng xã hội ảo sẽ ảnh hưởng đến vị thế của mình không? - Tôi sử dụng Facebook từ khi mạng xã hội này mới ra đời, khi mà ở Việt Nam có rất ít người sử dụng. Tôi cũng sử dụng nhiều mạng xã hội khác chứ không riêng gì Facebook. Mạng xã hội giúp chúng ta kết nối được với nhiều người, nắm bắt được nhiều vấn đề, mạng xã hội cũng giúp mỗi người làm thương hiệu cá nhân rất hiệu quả. Với những người làm chính trị, mạng xã hội giúp chuyển tải thông điệp của họ đến với nhiều đối tượng trong xã hội, mỗi chính trị gia biết sử dụng mạng xã hội thì khác nào một KOL (người có ảnh hưởng) đâu. Nhưng sử dụng sao cho hiệu quả, không bị tốn thời gian, không bị sa vào những cuộc tranh cãi, không bị mắc bẫy tin giả, v,v… thì đòi hỏi những kỹ năng nhất định. lXin cảm ơn Nhà báo Lê Quốc Minh và chúc Ông thành công ở cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam! Chúng tôi lập ra Ngày đổi mới sáng tạo chính là để khuyến khích tinh thần sáng tạo trong mỗi phóng viên, biên tập viên, nhân viên của báo.

16 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 Biếnhònđất thànhnhữngkỷ lục củaViệt Nam AHLĐ NGUYỄN QUANG MÂU: THIÊN TUẤN - ĐỨC THUẬN VỚI NUNG NẤU MANG KIẾN THỨC KHOA HỌC KỸ THUẬT TIÊN TIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG, ANH HÙNG LAO ĐỘNG NGUYỄN QUANG MÂU - TIẾN SĨ DANH DỰ, THÀNH VIÊN CỦA LIÊN ĐOÀN CÁC NHÀ SÁNG TẠO THẾ GIỚI, CHỦ TỊCH HĐQT TỔ HỢP CÔNG TY CP GỐM ĐẤT VIỆT ĐÃ BIẾN NHỮNG HÒN ĐẤT THÀNH CÁC KỶ LỤC. Hành trình đến với những kỷ lục Về hưu đầu năm 2012, bước vào tuổi 62 mái đầu đã bạc, nhậm chức Chủ tịch HĐQT tổ hợp Công ty cổ phần Gốm Đất Việt, ông Nguyễn Quang Mâu với sự nhiệt huyết của một doanh nhân và sự sáng tạo của một nhà trí thức khoa học công nghệ luôn cùng tập thể cán bộ và người lao động miệt mài chăm chỉ nghiên cứu phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ở tất cả các công đoạn sản xuất để người lao động bớt đi nặng nhọc, để tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm chi phí giá thành công xưởng…Và thành quả hiện nay là đạt 19 Kỷ lục Việt Nam, 2 Kỷ lục thế giới, Gốm Đất Việt chính thức trở thành “Đơn vị sản xuất gạch ngói, đất sét nung xác lập nhiều Kỷ lục nhất Việt Nam”. AHLĐ Nguyễn Quang Mâu nhớ lại, giai đoạn 2012 - 2013 sản phẩm Gốm Đất Việt ế ẩm, tồn đọng ngập tràn bãi xếp (nhất là sản phẩm của Công ty cổ phần Gạch Ngói Đất Việt) bởi thương hiệu mới, người tiêu dùng chưa có niềm tin, lâm vào tình trạng thiếu vốn lưu động trầm trọng, lãi vay ngân hàng cao ngất ngưởng cũng không vay được. Công ty cổ phần Gạch Ngói Đất Việt lúc này đúng thực “Ngàn cân treo sợi tóc”. Một là phá sản hoặc dừng sản xuất hoặc bán, khoán, cho thuê… May một người bạn nói với tôi rằng: “Đi theo cái bóng của mình thì không bao giờ vượt được” câu nói xa xôi này nghĩ mãi cũng tìm ra lời giải. Đó là: chỉ có con đường thay đổi công nghệ - chỉ có KH&KT và công nghệ làm thay đổi chất lượng sản phẩm giảm lao động chân tay nặng nhọc là lối thoát của Công ty cổ phần Gạch Ngói Đất Việt mà thôi. Một quyết định táo bạo. “Trung tâm Nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ ra

17 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 đời đầu năm 2013, gọi là Trung tâm nghiên cứu cho vẻ to tát, thực chất trung tâm của chúng tôi lúc đó chỉ có mấy thầy trò, công cụ nghiên cứu thô sơ: vài cái vồ gỗ, búa sắt, xô, chậu nhựa… với một căn phòng nhỏ. Nhưng nhờ có Trung tâm Nghiên cứu và từ đấy chúng tôi đã thành công nối tiếp thành công. Tìm ra công nghệ nghiền khô với biết bao ưu điểm hơn công nghệ nghiền ướt cổ truyền. Rồi từ công nghệ nghiền khô sang nghiền khô siêu mịn, một công nghệ mới mẻ, một bước đột phá ngoạn mục không những đầu tiên ở Việt Nam mà còn đầu tiên trên phạm vi toàn thế giới về lĩnh vực sản xuất gạch cotto và sản xuất các dạng ngói cổ phục chế”, ông Mâu kể. Theo ông, hành trình lập kỷ lục của Tổ hợp Công ty cổ phần “Gốm Đất Việt” là khát vọng vì mỗi đề tài, mỗi sáng kiến, mỗi một công việc đi đầu vượt lên đối thủ để chiếm lĩnh vị trí số 1 và vượt lên kỷ lục của chính mình. Do đó nhiều kỷ lục là một cuộc hành trình kéo dài nhiều khó khăn thử thách, nhiều gian khổ hy sinh, đòi hỏi người đứng đầu cần có tầm nhìn, bản lĩnh và cần có đội ngũ CBCN đồng hành, đồng tâm phối hợp. Đồng thời họ cũng là những người giỏi giang giàu nhiệt huyết sáng tạo, cần cù. Vậy nên hơn 10 năm lập nghiệp Tổ hợp Gốm Đất Việt thực sự đạt nhiều kỷ lục nhất ngành sản xuất gạch ngói đất sét nung Việt Nam. Năm 2020 dịch COVID-19 lây lan đến Việt Nam, cả nước ta gồng mình chống đỡ. Gốm Đất Việt vừa phòng chống dịch vừa sản xuất kinh doanh thời COVID-19 và cũng là năm tổ hợp Gốm Đất Việt trong khó khăn nở rộ hoa chiến thắng với 2/5 giải nhất, cộng 1/11 giải nhì VIFOTEC. Duy nhất cả nước 1 giải Wipo (Huy chương vàng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế Giới cho các nhà sáng tạo) thuộc về Gốm Đất Việt. Cộng thêm 19 kỷ lục Việt Nam, 2 Kỷ lục Thế Giới Tổ hợp Gốm Đất Việt đón nhận. Và liên tiếp 3 lần Sao Vàng Đất Việt (năm 2012, 2015, 2018). Giải bạc, giải Vàng Chất lượng Quốc gia (năm 2015, 2016). Top 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (năm 2015). Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (cho Công ty cổ phần Gạch Ngói Đất Việt) đầu tiên ngành sản xuất gạch ngói đất sét nung (Năm 2019). Đồng thời còn nhiều giải thưởng cao quý khác của các tổ chức xã hội và nhiều Đi theo cái bóng của mình thì không bao giờ vượt được.

18 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 sáng kiến cải tiến khác làm lợi cho doanh nghiệp nhiều chục tỷ đồng, tiết giảm hàng trăm lao động, mặt khác hàng trăm lao động không phải lao động nặng nhọc, nóng bụi… Công nghệ của trí thức Việt AHLĐ Nguyễn Quang Mâu khẳng định, ngành sản xuất gạch, ngói, đất sét nung Việt Nam đã vươn tầm ra thế giới và thương hiệu Gốm Đất Việt đã được khẳng định tên tuổi. Đó là nhờ công nghệ độc đáo của trí thức Việt. “Với Gốm Đất Việt, công nghệ nghiền khô siêu mịn, đùn dẻo, sấy nung nhanh và bây giờ có cả nghiền khô siêu mịn, đùn, ép dẻo, sấy nung nhanh trong lò nung thanh lăn, lò nung Tuyel, lò nung con thoi là “vũ khí” để tạo ra mọi thành công”, ông Nguyễn Quang Mâu nói và bày tỏ sự tự hào về công nghệ độc đáo của mình và toàn thể cán bộ, người lao động Gốm Đất Việt. Bởi theo ông Mâu, nghiền khô siêu mịn không những tận dụng được các loại đất tốt, xấu, đất thải, phế thải thành phẩm mà phối liệu này còn tạo lực liên kết quá trình tạo hình sản phẩm, quá trình sấy nung tiết kiệm năng lượng sản phẩm có âm thanh, cường lực thực sự vượt trội. Đặc biệt bềmặt sản phẩmnhẵn, bóng, có khả năng phản

19 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 quang làm chậm quá trình hấp thụ nhiệt, tản nhiệt (tỏa nhiệt). Vì vậy ngôi nhà xây dựng: Tường, mái lợp bằng sản phẩm Gốm Đất Việt sẽ thực sự tiết kiệm năng lượng mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông không những tốt cho sức khỏe mọi thành viên ở trong ngôi nhà mà mọi vật dụng (nhất là đồ điện, điện tử) tuổi thọ cũng bền lâu vì trong nhà lúc nào cũng khô ráo, ấm áp, mát mẻ, không nồm. Không đứng ngoài cuộc với xu hướng chuyển đổi số, lấy công nghệ làm nền tảng phát triển, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Công ty CP Gốm Đất Việt Nguyễn Quang Mâu khẳng định: “Chuyển đổi số và cuộc cách mạng 4.0 với Tổ hợp Công ty cổ phần “GốmĐất Việt” được coi là tất yếu phải làm. Chỉ có như vậy mới tiết kiệm lao động, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và tính chính xác”. Chuyển đổi số và cuộc cách mạng 4.0 mới tiết kiệm lao động, chi phí, tăng hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và tính chính xác. Chính vì vậy, nhiều năm qua Tổ hợp Gốm Đất Việt đã miệt mài theo đuổi, miệt mài phấn đấu nay thực sự trong sản xuất đã có công nghệ sản xuất tuần hoàn; đồng thời kết hợp được giữa cơ khí hóa, tự động hóa, giữa người và Rôbôt trong dây chuyền sản xuất. Từ đây, Gốm Đất Việt trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ đầu tiên ngành sản xuất gạch ngói đất sét nung Việt Nam. “Đương nhiên, Gốm Đất Việt còn nhiều việc phải phấn đấu sao cho từ nay đến năm 2025; 2030 Tổ hợp Gốm Đất Việt có bước tiến mạnh mẽ về lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi công nghệ sao cho có nhiều kỷ lục mới, nhiều giải thưởng hơn nữa về khoa học kỹ thuật và công nghệ, giữ vững là doanh nghiệp có công nghệ và chất lượng sản phẩm số 1 đất sét nung Việt Nam”, AHLĐ Nguyễn Quang Mâu nói.

20 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 NHÀ BÁO ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP BÁO THANH NIÊN: TRONG CUỘC TRÒ CHUYỆN, NHÀ BÁO ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO SAY MÊ KỂ VỀ NHỮNG NGÀY THÁNG Ở BÁO THANH NIÊN, KHUÔN MẶT BÀ ÁNH LÊN VẺ RẠNG NGỜI, MẮT LẤP LÁNH, BÀN TAY MẶC NHIÊN ĐẶT LÊN NGỰC KHI NÓI VỀ CẢM XÚC MỖI SÁNG ĐƯỢC ĐỌC DUYỆT BẢN PDF SỐ THANH NIÊN NHẬT BÁO. CẨM LINH “HẠNHPHÚC LÀNHỮNGDẤUTRỪ” Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo chia sẻ, sự tử tế luôn là tâm niệm bà đặt lên hàng đầu trong quá trình làm nghề. “Đối với Báo Thanh Niên của chúng tôi, sự tử tế luôn được nhấn mạnh, không chỉ cá nhân tôi mà còn đối với cả Ban Biên tập và toàn bộ anh em cán bộ, phóng viên. Chính điều này định vị và làm nên thương hiệu, sự tin cậy của bạn đọc đối với tờ báo”, Phó Tổng Biên tập Báo Thanh Niên nói. “Cú nhảy” ngoạn mục ở tuổi 39 l Được biết, Bà trưởng thành từ công tác Đoàn, mối duyên nào đã khiến bà rẽ sang nghề báo? Công tác Đoàn Đội có trở ngại hay thuận lợi gì đối với nghề báo hay không? - Năm 2009, tôi đang là Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn. Đồng thời, tôi cũng chịu trách nhiệm phần việc giúp Ban Bí thư Trung ương Đoàn quản lý khối báo chí, trong đó có những tờ báo mạnh như Thanh Niên, Tiền Phong, Thiếu niên Nhi đồng, Thời trang trẻ…

21 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 các hoạt động xã hội cũng suôn sẻ hơn nhờ sự giúp đỡ của cán bộ Đoàn viên thanh niên cơ sở trong quá trình tìm kiếm những mảnh đời khó khăn để Báo hỗ trợ. Hoặc nhiều chương trình thiện nguyện xây nhà, xây cầu, cấp học bổng cho các em sinh viên, học sinh ở các địa bàn khó khăn đã được thực hiện ít nhiều nhờ những kinh nghiệm khi tôi làm công tác Đoàn. l Ở thời điểm thay đổi công việc sang nghề báo, Bà có từng nghĩ rằng đó là một quyết định mạo hiểm? - Đến hiện tại, tôi đã giữ vị trí Phó Tổng Biên tập 13 năm rồi. Tôi chuyển sang Báo Thanh Niên lúc 39 tuổi. Lúc đó, mọi người hay nói, cứ hình dung Phó Tổng Biên tập là một bà rất già nua, cũ kỹ, khó tính…! (Cười) Khi bắt tay vào công việc, tôi cảm thấy không có gì quá khó khăn, thách thức. Như tôi từng nói, bản thân tôi là người rất mong muốn đổi mới và không ngại thay đổi lĩnh vực công việc, mặc dù có nhiều ý kiến nói rằng tôi chưa làm báo bao giờ. Dù chưa từng trực tiếp đi viết báo như phóng viên nhưng việc tổ chức đề tài tôi hoàn toàn có thể đảm nhiệmđược, nhờ kinh nghiệm quản lý khối báo chí khi còn công tác tại Trung ương Đoàn. Công việc này giúp tôi nắm vững những nghiệp vụ báo chí cần thiết. Báo Thanh Niên có trụ sở chính ở TP Hồ Chí Minh và tòa soạn ở Hà Nội. Thời điểm đó, Ban Bí thư Trung ương Đoàn cần tăng cường sự quản lý tại Báo Thanh Niên và gợi ý tôi về làm lãnh đạo tại đây. Vốn sẵn tâm lý không ngại khó và công việc mới, tôi nhận thấy đây là một cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm. Dù có khó khăn thế nào thì vị trí này cũng là cơ hội để tôi khám phá thêm khả năng của mình, cống hiến nhiều điều tốt hơn trong lĩnh vực mới. Cho đến thời điểm này, sự lựa chọn đó làm tôi rất hài lòng và hạnh phúc. Thực tế, công tác Đoàn Đội tương hỗ rất nhiều đối với công việc báo chí tôi đảmnhiệm. Việc tiếp xúc trongmôi trường Đoàn Thanh niên ảnh hưởng đến tư duy và mong muốn của tôi khi làm lãnh đạo tại Báo Thanh Niên. Công tác Đoàn cũng cho tôi cơ hội tiếp xúc với những người trẻ xuất sắc, nhiều lãnh đạo ở các lĩnh vực, Bộ, ngành, địa phương… Điều này giúp ích rất nhiều cho công việc làm báo sau này. Đặc biệt, khi nhận trách nhiệm tại Báo Thanh Niên, ngoài chuyên môn nội dung, việc triển khai Trong lòng tôi, anh em phóng viên, biên tập viên luôn là vị trí số Một bởi họ là những người quan trọng làm nên Báo Thanh Niên.

22 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 Tôi không nghĩ mình là “nữ tướng” gì cả! l Người ta hay gọi nữ lãnh đạo báo chí là những “Nữ tướng”, vậy cái khó nhất của các nữ tướng khi điều hành tờ báo là gì? - Tôi nghĩ chả “nữ tướng” gì đâu! (Cười) Chúng tôi cũng được gắn trách nhiệm và có trọng trách hoàn thành nhiệm vụ thôi. Lắm lúc tôi nghĩ, nghề báo vất vả, bài vở hàng ngày, làm online từng phút rất căng thẳng, nhiều khi phải cân bằng như đi trên dây, làm sao để bạn đọc vẫn yêu quý mình mà vẫn không bị đi chệch hướng tôn chỉ mục đích. Dù là người rất sắt đá và đủ uyển chuyển trong công việc nhưng phụ nữ mà, đôi khi hay bị cảm xúc lấn át, nhiều khi mình chưa đủ mạnh mẽ, quyết liệt. Tôi vẫn nghĩ, đôi khi mình nên quyết liệt và ít cả nể hơn thì công việc có thể sẽ tốt hơn nữa. Thật ra, theo kinh nghiệm của tôi, “khen công khai, phê bình trực tiếp cá nhân” sẽ là bài học rất tốt để khích lệ anh em làm báo, bởi trong nghề này họ đều là những người rất giỏi giang và cá tính. Tôi luôn tâm niệm điều này. Tuy nhiên, làm quản lý có thể đôi lúc tôi vẫn chưa được mềm mại, chưa được hài lòng anh em nhưng thực tâm, lúc nào tôi cũng trân trọng họ. Trong lòng tôi, anh em phóng viên, biên tập viên luôn là vị trí số Một bởi họ là những người quan trọng làm nên tờ Báo Thanh Niên. l 13 năm giữ vị trí lãnh đạo Báo Thanh Niên, theo Bà, đâu là phẩm chất quan trọng nhất đối với một nữ lãnh đạo báo chí? - Tôi vẫn thường hay nói với các chị em lãnh đạo báo chí, chị em mình là phái yếu, sự nhân văn trong lãnh đạo, chỉ đạo có thể mang nhiều cảm xúc hơn. Tôi nghĩ, điều này có lợi cho làm báo. Bởi nhiều khi, tôi đặt mình vào thân phận của những nhân vật trong bài báo, nếu đó là mình hoặc người nhà mình, trong bối cảnh bị đưa lên báo như vậy thì tâm trạng của họ sẽ như thế nào? Cho nên, tôi nghĩ rằng, nữ nhà báo nói chung và nữ lãnh đạo báo chí nói riêng, sự nhân văn, nhân hậu và ấm áp đối với việc tổ chức bài vở cũng như lựa chọn tuyến bài nhân vật được thể hiện rõ nét hơn. Tôi luôn tâmniệm rằng, phẩm chất quan trọng đối với nhà báo nào cũng vậy, đó là sự tử tế. Sự tử tế đến từ việc lựa chọn đề tài, thể hiện câu chữ trong tác phẩm và cả cách xử lý câu chuyện báo chí như thế nào phù hợp. Đối với Báo Thanh Niên của chúng tôi, sự tử tế luôn được nhấn mạnh, không chỉ cá nhân tôi mà còn đối với cả Ban Biên tập và toàn bộ anh em cán bộ, phóng

23 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 viên. Chính điều này định vị và làm nên thương hiệu, sự tin cậy của bạn đọc đối với tờ báo. l Điều gì khiến Bà tự hào nhất trong hành trình gắn bó với nghề báo? - Tôi không phải là người xuất thân từ làm báo chuyên nghiệp, nên khi về đây, tôi từng nói với anh em rằng, tôi không thể viết hay như họ được nhưng tôi sẽ tạo ra một môi trường làm báo lành mạnh, có động lực và công bằng. Đó là mấu chốt để tất cả cộng sự của tôi yêu quý, sẵn sàng cống hiến vì tờ Báo Thanh Niên. Thứ nữa, việc tạo dựng thương hiệu Báo Thanh Niên trong mắt các cơ quan, Bộ, ngành, cơ quan Quản lý báo chí luôn giữ được uy tín, để anh em đi đâu cũng có thể tự hào rằng, mình là người Thanh Niên. Việc của tôi là phải tìm được những nhân sự giỏi cho Thanh Niên ở tất cả mọi lĩnh vực. Tôi quan điểm, đã là phóng viên Thanh Niên thì phải là phóng viên dẫn đầu. Tìm được những người giỏi và khích lệ họ cống hiến cho Thanh Niên cũng là một trong những thành công của tôi. Chuyện “chuyển đổi số” ở Báo Thanh Niên l Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển đổi số báo chí được xem là xu hướng tất yếu, theo quan điểm của Bà, làm thế nào để báo chí có thể cạnh tranh được với mạng xã hội, đặc biệt là đối với ấn phẩm in? - Tôi cho rằng, báo chí có 4 trụ cột quan trọng: Nội dung, thương hiệu, bạn đọc và kinh tế báo chí. 4 trụ cột này làm nên sự vững chắc của một tờ báo. Báo Thanh Niên chúng tôi vẫn xác định rõ, làm báo là phụng sự bạn đọc, nội dung là quan trọng nhất. Để cạnh tranh với mạng xã hội, độ xác tín thông tin chính là điều quan trọng nhất để giữ chân bạn đọc. Dù mạng xã hội có nói gì đi nữa nhưng Báo Thanh Niên đã nói là chính xác, độ xác tín thông tin làm nên thương hiệu và định vị thương hiệu Báo Thanh Niên trong lòng bạn đọc. Thế còn về câu chuyện chuyển đổi số báo chí, chúng ta đã nói rất nhiều. Rõ ràng mạng xã hội đã làm thay đổi toàn bộ quy trình làm báo. Trước đây, người làm báo đóng vai trò cung cấp thông tin cho bạn đọc. Hiện tại, bạn đọc là một kênh rất quan trọng để cung cấp thông tin cho báo chí. Chúng ta là người kiểm chứng, xử lý và biến những những thông tin này thành có ích cho xã hội. Chuyển đổi số ở Báo Thanh Niên tập trung vào các nội dung cốt lõi sau. Thứ nhất, về mặt công nghệ, Báo Thanh Niên sẽ đầu tư CMS, tòa soạn điện tử, kết nối phương tiện điện tử… Với tất cả những anh em có nhu cầu đổi mới thiết bị công nghệ phục vụ Tôi luôn tâm niệmmột điều rằng, phẩm chất quan trọng đối với nhà báo nào cũng vậy, đó là sự tử tế.

24 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 cho tác nghiệp, Báo Thanh Niên có cơ chế hỗ trợ, có thể cho vay tiền để nâng cấp thiết bị tác nghiệp và trả dần hàng tháng. Thứ hai, chuyển đổi số còn tập trung vào hệ thống dữ liệu, số hoá toàn bộ dữ liệu của Báo Thanh Niên, chúng tôi đang thực hiện để tạo thành big data tổng thể. Bởi hiện tại Thanh Niên có rất nhiều kênh: Báo in, Tạp chí thời trang, Kênh truyền hình, Kênh Youtube, Kênh Tiktok… đều phát triển và đang tạo được nguồn thu. Thứ ba, về mặt đào tạo nhân lực, trong đề án Vị trí việc làm, Thanh Niên có đề xuất thành lập Trung tâm Truyền thông và Số hoá, đây là điều cốt lõi để chuyển đổi số trong vấn đề nhân lực. Với nội lực và quyết tâm của người Thanh Niên, tôi tin rằng chuyển đổi số báo chí ở Thanh Niên sẽ thành công. “Khi các bạn đủ ưu tú và đam mê thì nghề sẽ không phụ các bạn” l Bà có lời khuyên gì cho các nhà báo trẻ và các sinh viên báo chí nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam? - Báo chí thực sự là nghề rất thú vị! Nghề báo làm cho mình luôn luôn phải nỗ lực đổi mới hàng ngày. Tôi cảm thấy rất yêu mến và cảm phục những bạn lựa chọn công việc này. Tuy vậy, tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều bạn không thành công. Trước những áp lực, khó khăn, tôi chỉ có một lời khuyên dành cho các bạn trẻ rằng: Hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Tức là bản thân các bạn phải nỗ lực, không ngừng học hỏi, dấn thân và đặc biệt phải thận trọng với từng thân phận con người, từng câu chữ của mình. Khi các bạn đủ ưu tú và đam mê thì nghề sẽ không phụ các bạn. l Trong quá trình tác nghiệp, các phóng viên, nhà báo phải làm thế nào để không sa đà vào những cám dỗ gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và tờ báo? - Tôi nghĩ, trách nhiệm chính phải thuộc về tờ báo. Tức là các tờ báo phải tạo ra môi trường làm việc tử tế, công bằng, trung thực và khách quan. Bên cạnh đó, tờ báo cũng phải đảmbảo thu nhập tốt và xứng đáng với đóng góp của nhân sự, để họ không bị vướng vào câu chuyện cơm áo gạo tiền một cách xấu xí. Mặt khác, cá nhân mỗi người cũng phải có bản lĩnh và cân nhắc những mối quan hệ lành mạnh. Đồng thời, họ phải có trách nhiệm cân đo đong đếm được gì và mất gì giữa những sự lựa chọn. Đam mê không tuổi và những dấu “trừ” hạnh phúc l Nghi thức đầu tiên giúp Bà bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng là gì? - Gọi là nghi thức thì hơi quá! (Cười) 13 năm qua, ngày nào cũng như vậy, việc đầu tiên cũng là niềm vui mỗi buổi sáng của tôi mỗi khi thức dậy là xem bản PDF tờ báo Thanh Niên số ra ngày hôm đó. Mỗi ngày đều mới mẻ, háo hức được mở đứa

25 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 con tinh thần của cả tập thể nên lúc nào tôi cũng trong tâm trạng đón chờ như vậy. Thói quen này mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc, nhiều khi tôi cứ tự trò chuyện với chính mình: “Tờ báo của chúng tôi hôm nay hay quá, những vấn đề bạn đọc quan tâm, anh em dũng cảm đeo bám nhiều ngày để ra được sản phẩm chắc chắn sẽ khiến độc giả hài lòng…” Sau đó, tôi sẽ dành thời gian chăm sóc hai em mèo béo, thảnh thơi ngắm nhìn chúng ăn sáng, đùa nghịch trước giờ đi làm. l Trải qua 3 năm đại dịch, người ta nói nhiều hơn về “sống chậm”, Bà nghĩ gì về điều này? Bà thường làm gì để sống chậm lại giữa công việc, các mối quan hệ và thành phố hối hả này? - Đam mê của tôi là lũ mèo lắm lông. Chỉ cần nhìn chúng chơi đùa là đã giúp tôi giảm stress rất nhiều. Tôi cũng có nhiều thú vui khác độ tuổi lắm! (Cười) Hiện tại tôi vẫn đang tiếp tục học đàn piano, học đàn guitar để tự đệm hát, rồi tôi đạp xe hàng ngày… đó là những cách tôi sống chậm, cân bằng và đảm bảo năng lượng làm việc. l Nếu được quay trở lại 10 năm trước, điều gì Bà muốn thay đổi nhất? - Đến giờ, đôi lúc tôi vẫn hay thắc mắc, tại sao hồi trẻ mình không học ngoại ngữ thật giỏi?! Bởi sau này, khi có cơ hội đi ngoại giao, dự hội thảo nhiều, các kho dữ liệu về báo chí nước ngoài rất lớn, mình không có ngoại ngữ làmình hạn chế cách tìm ra hướng đi để đổi mới theo xu thế báo chí. Bây giờ, tôi vẫn đang nung nấu ý định vẫn sẽ đi học tiếng Anh và chắc chắn tôi sẽ sắp xếp thời gian để đi học! (Cười) l Ba từ để nói về bản thân Bà là gì, thưa bà? - Tự tin – Bởi tôi từng làm rất nhiều công việc khó nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy ngại hay có ý định dừng lại cả. Thay đổi – Tôi vẫn rất muốn thay đổi, lúc nào cũng muốn thay đổi, thay đổi bản thân trong cả suy nghĩ và hành động. Thứ ba là Tử tế. Tôi nghĩ mình là người tử tế. Tôi có thể khẳng định, mình chưa làm một điều gì phải hổ thẹn trong công việc làm báo cũng như với người thân hay bạn bè của mình. l Một câu hỏi hơi giả tưởng, nếu một ngày nào đó chỉ một mình Bà phải lên tàu vũ trụ đến hành tinh khác và chỉ được mang theo một cuốn sách, bà sẽ mang theo gì? - Chắc tôi sẽ mang theo sách ngôn tình! (Cười) Thà cô đơn lộng lẫy, cô đơn trong cảm xúc tình yêu có lẽ sẽ dễ chịu hơn. l Công thức hạnh phúc của Bà là gì? - Tôi nghĩ, hạnh phúc chẳng có công thức nào đâu! Mỗi người có cảm nhận về hạnh phúc của riêng mình. Mỗi người sẽ đón nhận những cảm xúc vui, buồn, thăng trầm theo những cách khác nhau. Nhiều người cho rằng, hạnh phúc là phải lấy thêm cái này, cái kia vào nhưng với tôi, hạnh phúc là nhiều dấu trừ, trừ đi một chút tham lam, ích kỷ, trừ đi một chút tham vọng của bản thân, trừ đi một chút hẹp hòi đối với mọi người… khi đấy mình sẽ hạnh phúc. lXin cảm ơn Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo. Chúc Bà và Báo Thanh Niên luôn thành công! Ảnh: TRẦN HẢI Báo Thanh Niên đã nói là chính xác…Đã là phóng viên Thanh Niên thì phải là phóng viên dẫn đầu.

26 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 KHI LÊN BÁO CHÍ, NHÀ KHOA HỌC KHÔNG CHỈ ĐỐI DIỆN VỚI NHÓM NGHIÊN CỨU, MÀ CẢ DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ ĐỊNH KIẾN AI XUẤT HIỆN LIÊN TỤC TRÊN TRUYỀN THÔNG THÌ LÀM GÌ CÓ THỜI GIAN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU... ĐÂY LÀ TÂM SỰ CỦA PGS.TS TRẦN THÀNH NAM, CHỦ NHIỆM KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐH GIÁO DỤC (ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI). Nhàkhoahọc“ngại” báochí... vì lẽgì? PGS.TS Trần Thành Nam: MAI LOAN

27 TRITHỨC&CUỘCSỐNG Số21-6-2022 “3 chân kiềng” của nhà khoa học l Được biết đến là một chuyên gia rất nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ báo chí, Ông có thể chia sẻ lý do của việc làm này? - Tôi tin rằng, một giảng viên đại học như tôi sẽ có ba nhiệm vụ: nghiên cứu khoa học; giảng dạy và phục vụ cộng đồng. Giảng viên trường đại học không chỉ nghiên cứu hay giảng dạy mà phải có trách nhiệm biến những tri thức, kết quả nghiên cứu thành những sản phẩm hữu ích, thành những giá trị phục vụ cho cộng đồng. 3 nhiệm vụ đó tựa như 3 chân kiềng, tất nhiên sẽ có những người đầu tư nhiều thời gian ở một chân kiềng nào đó nhưng nếu có thể cân bằng được cả ba thì sẽ là tốt nhất. Thực tế, có rất nhiều nghiên cứu sau khi bảo vệ xong thì xếp ngăn kéo, dẫn đến phí phạm những ý tưởng rất hay, có thể giúp ích được cho cộng đồng. Kết quả những nghiên cứu đó thì được công bố trên các tập san khoa học rất khó đọc, khó hiểu với độc giả đại chúng. Trong quá trình làm việc về vấn đề sức khỏe tâm thần và giáo dục, tôi thấy có một phần trách nhiệm, để tất cả tri thức của các thầy cô và đồng nghiệp của mình được giới thiệu với cộng đồng và trở thành những giá trị hữu ích phục vụ cho cuộc sống. Với sự hỗ trợ của những nhà báo, tôi đã được đồng hành để chuyển tải những thông tin khoa học nhưng theo một ngôn ngữ đời thường và phản biện, góp ý cho việc hoàn thiện, điều chỉnh chính sách trong thời gian qua. l Và kết quả có thu được đúng như ông mong đợi không, thưa Ông? - Tôi cho rằng, việc làm của mình cũng đã thu về được một số kết quả khá tốt. Những bài viết chúng tôi chia sẻ ở trên báo chí là một kênh để chúng tôi tư vấn cho ngành. Những công việc của chúng tôi trong thời gian qua cũng đã tham góp cho Bộ GD&ĐT trong việc ban hành một số thông tư như Thông tư 31 về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông hoặc thông tư ban hành về Quy tắc ứng xử trong các nhà trường. Với những nhà khoa học xã hội, có lẽ việc nghiên cứu để đóng góp xây dựng chính sách còn ý nghĩa hơn việc bảo vệ xong một công trình rồi xếp vào một chỗ nào đó rất là trang trọng và chẳng có ai nhìn thấy. l Còn từ phía độc giả thì sao, họ đón nhận những chia sẻ của ông thế nào? - Sau một khoảng thời gian cộng tác với báo chí, tôi cũng đã biết cách viết đúng, trúng vấn đề mà độc giả cần, những tư vấn đều dưới góc nhìn khoa học. Những phản hồi tôi nhận được từ độc giả hầu như đều rất tích cực. Từng bị đe dọa vì “đập nồi cơm” của người khác l Không ít các nhà khoa học rất ngại trả lời báo chí, ngại chia sẻ quan điểm, cho rằng chỉ cần tập trung làm tốt công việc chuyên môn là được. Ông có suy nghĩ gì về điều này? - Tôi cho rằng có thể có mấy lý do nhà khoa Lên tiếng về vấn đề sinh trắc vân tay, tôi nhận vô vàn đe dọa, tấn công trên mạng, vì đã làm ảnh hưởng tới “nồi cơm” của những người kinh doanh...

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==