Cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức KH&CN

Google News

Ngày 11/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Đề xuất giải pháp tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức KH&CN ngoài công lập tham gia hoạt động phản biện xã hội hiệu quả”. Ông Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam và ông Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.

Can tao moi truong phap ly thuan loi cho cac to chuc KH&CN
Ông Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam 
Theo báo cáo đề dẫn, ông Nguyễn Quyết Chiến – Trưởng ban Tổ chức và Chính sách hội, Liên hiệp Hội Việt Nam biết, để tạo điều kiện thu hút trí thức KH&CN tham gia đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ khi có Nghị định số 35-HĐBT ngày 28/1/1992 đến nay, hàng nghìn tổ chức KH&CN ngoài công lập ở nước ta đã được thành lập và hoạt động. Trong đó, riêng Liên hiệp Hội Việt Nam, từ năm 1992 đến nay đã thành lập 530 tổ chức KH&CN, chiếm khoảng 58% số tổ chức KH&CN thuộc các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp đăng ký hoạt động tại Bộ KH&CN. Các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam đã tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa hoạt động KH&CN, Giáo dục và Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phổ biến kiến thức, bảo vệ môi trường, thực hiện dịch vụ công, XĐGN, PBXH.
Can tao moi truong phap ly thuan loi cho cac to chuc KH&CN-Hinh-2
Ông Nguyễn Quyết Chiến – Trưởng ban Tổ chức và Chính sách hội, Liên hiệp Hội Việt Nam
Tuy nhiên, theo ông Chiến hiện nay các tổ chức KH&CN ngoài công lập mặc dù tham gia rất tích cực vào nhiều hoạt động PBXH, nhưng vẫn hoạt động chủ yếu mang tính gián tiếp thông qua Liên hiệp Hội Việt Nam. Vì do chưa có những quy định pháp luật cụ thể và chưa hoàn thiện thiết chế PBXH đối với các tổ chức KH&CN ngoài công lập, nên các quy định hiện nay chưa thực sự tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự tham gia một các độc lập, khách quan của các tổ chức KH&CN ngoài công lập.
Theo ý kiến của bà Bùi Kim Tuyến – Trưởng ban Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, qua khảo sát nhanh các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam, có thể thấy, hiện nay, chỉ có một số rất ít tổ chức KH&CN tham gia vào cung ứng dịch vụ công. 28/460 tổ chức, chiếm khoảng 6% số tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam.
Can tao moi truong phap ly thuan loi cho cac to chuc KH&CN-Hinh-3
Bà Bùi Kim Tuyến – Trưởng ban Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp Hội Việt Nam 
Theo bà Tuyến thì vẫn còn một số khó khăn cho các tổ chức KH&CN khi triển khai dịch vụ công, đó là: Tổ chức thiếu hoặc yếu về nhân lực; thiếu hoặc yếu về trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí; cơ chế, chính sách Nhà nước và môi trường kinh tế xã hội chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ công.
Đối với vấn đề nhân lực, đây là một trong những khó khăn khá điển hình của các tổ chức KH&CN. Phần lớn các tổ chức KH&CN ngoài công lập có quy mô nhỏ, với bình quân 9-10 người/1 tổ chức và được bố trí ở nhiều bộ phận khác nhau. Để triển khai công việc một cách có chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, các tổ chức KH&CN phải sử dụng chuyên gia, cán bộ làm việc kiêm nhiệm.
Đối với vấn đề cơ sở vật chất và trang thiết bị, triển khai thực hiện dịch vụ công, cũng đồng nghĩa với làm các công việc của nhà nước giao và được nhà nước trả tiền từ ngân sách nhà nước để triển khai dịch vụ. Cùng với quy mô tổ chức nhỏ thì cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc cũng bị hạn chế. Điều này dẫn đến khó khăn nhất định nếu đơn vị tham gia đấu thầu. Thực tế cho thấy, chỉ một số ít tổ chức KH&CN tiếp cận được với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai dịch vụ công. Nhiều tổ chức phải tìm kiếm ngân sách từ các nguồn khác nhau để tham gia xã hội hóa dịch vụ công. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị chưa nhân được sự đặt hàng thường xuyên của cơ quan nhà nước.
Đối với vấn đề cơ chế, chính sách của nhà nước, đây là khó khăn lớn nhất đối với các tổ chức ngoài công lập khi tham gia cung ứng dịch vụ công. Thực tế cho thấy, hiện nay, nhà nước chưa có quy hoạch về phân cấp quản lý và lộ trình chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức ngoài công lập để buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức ngoài nhà nước nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Nhà nước chưa có chính sách thực sự khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức ngoài công lập tham gia vào các hoạt động chuyển giao dịch vụ công. Điều này dẫn đến các tổ chức KH&CN dù có muốn, nhưng cũng khó và hầu như không thể tiếp cận dịch vụ công.
Can tao moi truong phap ly thuan loi cho cac to chuc KH&CN-Hinh-4
 Các đại biểu phát biểu tại hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến các tổ chức KH&CN còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Chính vì thế, theo các đại biểu cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức KH&CN trong tư vấn và đóng góp chính sách.
Về tài chính, tạo sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn tài chính thông qua chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức KH&CN; Cần xây dựng khung thuế cho tổ chức KH&CN và khu vực phi lợi nhuận; Sửa đổi, ban hành các chính sách nhằm huy động nguồn tài trợ không hoàn lại: Nghị định 56, Nghị định 80, Quyết định 06; Chính phủ và các bộ ngành địa phương cần có cơ chế đối thoại, tiếp nhận, phản hồi những đóng góp về chính sách của các tổ chức KH&CN.

Nguồn: Đài Truyền hình Đông Tháp


Tin, ảnh: HT

>> xem thêm

Bình luận(0)