Thiếu nữ chủ quan không đi khám, sốc khi ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Google News

Khi vào viện, bác sĩ nội soi dạ dày và phát hiện có u dạ dày, làm sinh thiết phát hiện ung thư tuyến kém biệt hóa dạng tế bào nhẫn của dạ dày và tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, do ung thư dạ dày đã di căn đến ổ bụng nên không thể phẫu thuật mà chỉ được hóa trị triệu chứng.

Cô gái 18 tuổi bị ung thư dạ dày
Theo đó cô gái 18 tuổi này đến từ Lâm Đồng, trước đó bệnh nhân đã có dấu hiệu thi thoảng bị đau bụng nhẹ nên tự mua thuốc uống suốt sáu tháng. Gần một tháng trước khi vào viện người bệnh có triệu chứng đầy bụng khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, sụt khoảng 5 kg, đi tiêu phân đen.
Khi vào viện, bác sĩ nội soi dạ dày và phát hiện có u dạ dày, làm sinh thiết phát hiện ung thư tuyến kém biệt hóa dạng tế bào nhẫn của dạ dày và tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, do ung thư dạ dày đã di căn đến ổ bụng nên không thể phẫu thuật mà chỉ được hóa trị triệu chứng.
Theo các bác sĩ, ung thư dạ dày biệt hóa kém dạng tế bào nhẫn là loại ung thư có mức độ ác tính cao, khả năng phẫu thuật cắt dạ dày triệt căn thấp và thời gian sống sau mổ ngắn.
Thieu nu chu quan khong di kham, soc khi ung thu da day giai doan cuoi
Ảnh minh họa. 
Trường hợp bệnh nhân M.T.H. (23 tuổi, ngụ Bà Rịa-Vũng Tàu) bị ung thư dạ dày xâm lấn đến lớp thanh mạc và có di căn hạch, giai đoạn 3B. Trước đó ba tháng, người bệnh ăn uống kém, không tiêu, đau bụng nhẹ vùng thượng vị. Bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày, chụp CT scan bụng, sinh thiết phát hiện dấu hiệu hẹp môn vị nên phẫu thuật nội soi, đồng thời tìm ra khối u ở hang vị đã thâm nhiễm đến thanh mạc và gây bán hẹp môn vị dạ dày.
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM các bác sĩ thường xuyên ghi nhận những ca ung thư dạ dày ở người trẻ dưới 30 tuổi. Điều đáng tiếc các bệnh nhân này đều vào viện ở giai đoạn muộn cho chủ quan không nghĩ tới ung thư dạ dày.
Những dấu hiệu của ung thư dạ dày
Máu trong phân
Máu xuất hiện trong phân có thể do sưng viêm từ khối u trong dạ dày. Triệu chứng này thường xuất hiện vào giai đoạn muộn hơn của bệnh, nhưng cũng có thể sớm.
Thường xuyên đau dạ dày
Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày hay đau ở vùng thượng vị do khối ung thư phát triển trong dạ dày gây ra. Bạn nên đi khám nếu thường xuyên đau bụng dữ dội.
Ợ nóng
Người thường xuyên ợ nóng có cảm giác nóng rát, buồn nôn và đau ngực. Đây là dấu hiệu của bệnh ung thư (thường liên quan đến đau vùng thượng vị). Những người bị ợ nóng có thể bị loét dạ dày khiến họ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
Chán ăn
Nếu bạn là một người thích ăn uống nhưng đột nhiên chán ăn có thể do khối u ở dạ dày. Loét dạ dày cũng gây mất cảm giác ngon miệng và làm tăng khả năng mắc ung thư.
Sụt cân mất kiểm soát
Sụt cân là dấu hiệu của ung thư dạ dày, một phần do chán ăn khiến người bệnh ăn ít. Nếu cân nặng giảm xuống đột ngột, bạn nên nhanh chóng kiểm tra sức khỏe, đề phòng nguy cơ mắc bệnh từ sớm.
Khó khăn khi nuốt
Khi khối u ở dạ dày phát triển vào thực quản, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn. Họ sẽ có cảm giác nghẹt thở như cổ họng bị tắc nghẽn, ho sặc, khó uống nước, thức ăn như đang chực trào ngược ra ngoài.
Nhanh no hơn bình thường
Đây là triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh. Nhanh no có thể là do khối u trong dạ dày dẫn đến tình trạng trướng bụng. Triệu chứng này còn xuất hiện khi cơ bụng không thể đẩy thức ăn qua ruột như bình thường. Dạ dày dễ bị phân tán, bạn sẽ cảm thấy no nhưng thực tế chưa ăn được nhiều.
Bệnh có thể xuất hiện ở những đối tượng sau:
- Người trên 50 tuổi
Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày càng lớn. Theo nghiên cứu, những người trên 50 tuổi dễ mắc ung thư dạ dày. Người dưới 40 tuổi ít mắc ung thư dạ dày hơn nhưng khi mắc phải lại rất nguy hiểm, nhanh tái phát và di căn, tiên lượng xấu.
- Người bị viêm loét dạ dày mạn tính
Những người bị viêm loét dạ dày mạn tính, dễ tái phát, khó chữa khỏi dứt điểm, vết loét lâu ngày sẽ hình thành khối u bên trong dạ dày.
- Người có tiền sử polyp dạ dày
Đa phần polyp là lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp chuyển biến thành ung thư dạ dày. Vì thế cần thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm polyp để có biện pháp xử trí kịp thời, ngăn biến chứng ung thư.
- Nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia
Những người nghiện thuốc lá và rượu bia sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Lý do là bởi thuốc lá và rượu bia làm cho tế bào niêm mạc dạ dày bị bào mòn, nhiễm độc kéo dài gây ung thư.
- Ăn uống không khoa học
Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thịt đỏ, rau của quả muối, đã lên men, cay nóng… sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày. Lâu ngày hình thành khối u bên trong dạ dày.
Những người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư dạ dày vừa nêu trên cần chủ động thăm khám, tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện và điều trị sớm bệnh.
Theo Vũ Ngọc/Khỏe Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)