Sự thật về việc Nga sử dụng chíp máy rửa bát vào tên lửa?

Google News

Việc Quân đội Nga dùng chip máy rửa bát trong các thiết bị quân sự là rất kỳ lạ, có phải chăng Nga đã bị đẩy đến giới hạn bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ?

Su that ve viec Nga su dung chip may rua bat vao ten lua?

Bộ trưởng thương mại Mỹ có bị lừa?

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Mỹ đã áp đặt "các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất trong lịch sử" đối với Nga, tuy nhiên vẫn có những ý kiến khác nhau về hiệu quả cụ thể.

Cuối cùng, bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại, người lãnh đạo chương trình trừng phạt của Mỹ, đã có một bằng chứng tuyệt vời: Do các lệnh trừng phạt của Mỹ, Quân đội Nga không thể bổ sung chip, chỉ có thể dùng bằng chip trong máy rửa bát và tủ lạnh.

Theo thông tin từ tờ Washington Post của Mỹ, bà Raimondo cho biết tại phiên điều trần của Thượng viện Mỹ vào ngày 11/5, “Chúng tôi nhận được thông tin từ Ukraine rằng, khi họ tìm thấy thiết bị quân sự của Nga trên mặt đất, Nga đã sử dụng các con chip, mà họ lấy ra từ máy rửa bát và tủ lạnh”.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Mỹ Robin Patterson cũng xác nhận rằng, câu chuyện của bà Raimondo xuất phát từ các quan chức Ukraine nói với Bộ trưởng Thương mại Mỹ, khi người Ukraine mở các xe tăng bị bắt giữ của Nga, họ tìm thấy chip dùng cho tủ lạnh, máy móc thương mại và công nghiệp.

Su that ve viec Nga su dung chip may rua bat vao ten lua?-Hinh-2
Bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại. Nguồn Wikipedia

Theo bà Raimondo, xuất khẩu công nghệ của Mỹ sang Nga đã giảm gần 70% kể từ khi lệnh trừng phạt chống lại Nga bắt đầu vào cuối tháng 2 vừa qua và 36 quốc gia khác đã áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu tương tự, áp dụng cho cả Belarus.

Nhưng theo các phân tích của các chuyên gia, khả năng cao là bà Raymond đã bị lừa ...Vậy sự phụ thuộc vào nước ngoài của thị trường chip quân sự của Nga nhiều đến mức nào? Điều này bắt đầu với đặc thù của chip quân sự.

Đặc tính của chip điện toán giành cho thiết bị quân sự

Thứ nhất, nhu cầu của chip quân sự đương đại và chip dân sự là hoàn toàn khác nhau. Khi mới ra đời, hiệu suất của chip quân sự cao hơn nhiều so với chip dân dụng.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện tử của thập niên 1990, nhu cầu công nghệ chip dân sự đã vượt xa nhu cầu của chip quân sự. Nhất là trong bối cảnh, việc phát triển thiết bị quân sự phải mất vài năm, thậm chí lâu hơn từ khi phát triển đến khi phục vụ. Do vậy, chip quân sự không thể chạy theo kịp công nghệ.

Su that ve viec Nga su dung chip may rua bat vao ten lua?-Hinh-3
Những máy tính quân sự thường có tốc độ chậm và cồng kềnh. Nguồn Topwar 

Do đó, chip quân sự và dân sự đã đi vào những con đường phát triển khác nhau. Ví dụ, các chip dân dụng thông thường, nhấn mạnh vào tốc độ tính toán nhanh, để cải thiện tốc độ phản hồi của các thiết bị thông minh;

Trong khi chip quân sự không có yêu cầu cao về sức mạnh tính toán, mà chú trọng hơn vào độ tin cậy trong môi trường khắc nghiệt. Đồng thời, các điều kiện lựa chọn của chip quân sự, chẳng hạn như khối lượng, mức tiêu thụ điện, v.v., không yêu cầu cao hơn so với chip dân sự.

Nói cách khác, chip quân sự thà “ngu ngốc và cồng kềnh” nhưng phải có hiệu suất ổn định. Ví dụ chip của máy tính sử dụng trên máy bay chiến đấu tàng hình F-35, dù có tốc độ xử lý kém hơn nhiều so với chip của điện thoại di động của chúng ta dùng hiện nay, nhưng mức độ ổn định cao hơn nhiều.

Su that ve viec Nga su dung chip may rua bat vao ten lua?-Hinh-4
Chip AI trên Dimensity 1200 chắc chắn sẽ làm bạn kinh ngạc. Nguồn ảnh: Designnew. 

Hãy tưởng tượng rằng, hầu hết những người bình thường đều từng gặp sự cố về máy tính hoặc điện thoại di động và nói chung chỉ cần khởi động lại, là có thể giải quyết được sự cố;

Nhưng nếu hệ thống điều khiển của máy bay đột ngột gặp sự cố hoặc báo lỗi khi điều khiển máy bay chiến đấu F-35, trong một trận không chiến khốc liệt, thì cả những phi công có kinh nghiệm nhất cũng phải nổi điên.

Vậy yêu cầu hiệu suất của chip quân sự như thế nào? Lấy các máy bay chiến đấu hiện đại nhất, vốn đã được thông tin hóa rất nhiều làm ví dụ. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ, được mệnh danh là máy bay chiến đấu có khả năng không chiến mạnh nhất thế giới, chỉ sử dụng chip dòng PowerPC của Apple Computer.

Tất nhiên, chip dòng PowerPC đã được tăng cường sức mạnh đặc biệt về mặt độ ổn định và độ tin cậy. Mặc dù F-22 được đưa vào hoạt động vào năm 2002, nhưng bản thiết kế đã bị đóng băng ngay từ năm 1992; do đó các chip của nó chỉ ở mức chip dân dụng vào khoảng năm 1990.

Su that ve viec Nga su dung chip may rua bat vao ten lua?-Hinh-5
Chip của máy tính trên F-35 kém nhanh hơn nhiều so với chip của điện thoại di động hàng ngày. Nguồn ảnh Wikipedia 

Quân đội Mỹ đi đầu trong việc sử dụng chip cho các loại vũ khí của họ; máy bay chiến đấu tàng hình F-35 được gọi là "toàn thân chứa đầy chip", vì toàn bộ cỗ máy được trang bị thiết bị cảm biến mạnh mẽ.

Nhà sản xuất F-35, Lockheed Martin cho biết, con chip được sử dụng trong máy tính trung tâm của F-35 là PowerPC G4, loại chip dân dụng tương tự ra đời từ những năm 1990 đến 2005. Quy trình công nghệ được sử dụng là từ 0,2 micromet đến 90 nanomet.

Nga có khả năng sản xuất chip cho vũ khí của họ?

Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có khả năng chế tạo những con chip như vậy không? Mặc dù ngành công nghiệp điện tử của Nga khá lạc hậu và đã bị Mỹ trừng phạt từ lâu, nhưng việc tự sản xuất chip ở cấp độ này hoàn toàn nằm trong tầm tay của họ.

Tờ Washington Post cũng thừa nhận rằng, tập đoàn sản xuất chip Mikron của Nga, hiện là công ty duy nhất tại Nga, có khả năng sản xuất hàng loạt chip tiến trình 65 nanomet; mặc dù "công nghệ này đã được sản xuất hàng loạt trong ngành công nghiệp bán dẫn từ năm 2006".

Su that ve viec Nga su dung chip may rua bat vao ten lua?-Hinh-6

Tên lửa Iskander-M sử dụng nhiều chip dân sự. Nguồn ảnh Sputnik 

Nói cách khác, Nga hoàn toàn có khả năng sản xuất ngay cả những con chip quân sự cần thiết cho các máy bay chiến đấu cao cấp. Chưa kể xe tăng và các thiết bị mặt đất khác đòi hỏi mức độ thông tin hóa thấp.

Thứ hai, mặc dù Nga không có khả năng sản xuất chip cao cấp, nhưng nước này vẫn có thể bù đắp khoảng cách, thông qua các phương pháp khác trong lĩnh vực quân sự.

Phương pháp điển hình nhất là tối ưu hóa thuật toán, đây cũng là một thực tế phổ biến trong quá trình phát triển chip quân sự ở các nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngành công nghiệp quân sự Nga có lợi thế trong lĩnh vực này, với nền tảng toán học cực kỳ vững chắc.

Guo Yanying, một chuyên gia tên lửa Trung Quốc, cũng có bài viết cho rằng, Nga đã phát huy hết lợi thế kỹ thuật của mình trong sản xuất bóng đèn điện tử và sử dụng mạch tần số vô tuyến và mạch tương tự để thay thế một số chip quan trọng.

Su that ve viec Nga su dung chip may rua bat vao ten lua?-Hinh-7

Máy bay chiến đấu Su-30SM của Không quân Nga trang bị nhiều thiết bị điện tử. Nguồn ảnh Sputnik 

Ông Guo Yanying cho biết, mặc dù Nga không có chip cao cấp, nhưng các nhà thiết kế đã có những biện pháp đổi mới độc lập về nhiều mặt, đặc biệt là chủ trương tận dụng điểm mạnh và tránh điểm yếu, thiết kế mạch vi ba (tần số vô tuyến) và mạch tương tự, với những ý tưởng độc đáo để thay thế các chip cao cấp.

Mỹ đã trừng phạt Nga trong lĩnh vực chip từ lâu và ít nhất cho đến nay, Quân đội Nga vẫn chưa rơi vào cảnh bi đát không thể sản xuất chip quân sự vì lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ukraine có nói dối Bộ trưởng Mỹ?

Vậy phía Ukraine có thực sự nói dối? Hoàn toàn không, vì khả năng chip dân sự xuất hiện trong các thiết bị quân sự của Nga là rất cao, đặc biệt là trong một số loại vũ khí dùng một lần.

Như đã đề cập trước đó, vì chip dân sự đã đi trước chip quân sự từ lâu về hiệu suất tính toán, nhiều vũ khí không đòi hỏi tính ổn định cao của thiết bị điện tử, hoặc tính đến hiệu quả chi phí, nên các nhà sản xuất vũ khí đã sử dụng một số lượng lớn chip dân sự.

Su that ve viec Nga su dung chip may rua bat vao ten lua?-Hinh-8
 Chip Dimensity 1200 được dùng trên các CPU mới nhất (Nguồn ảnh Nextpit).

Ngay cả Quân đội Mỹ cũng đã sử dụng nhiều chip dân sự vào vũ khí, nguyên nhân cơ bản là do tiêu thụ rất lớn đạn dẫn đường chính xác trong cuộc chiến chống khủng bố, do vậy Quân đội Mỹ phải mua chip dân sự thông qua nhiều nhà thầu tư nhân, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc sản xuất đạn dược.

Do đó, nếu chip dân sự được tìm thấy trong một số thiết bị được bổ sung tạm thời bởi tên lửa, máy bay không người lái hoặc xe tăng cỡ nhỏ của Nga, thì đó thực sự là điều cũng hết sức bình thường.

Do vậy câu chuyện “con chip trong máy rửa bát” để suy ra rằng, "Nga bị Mỹ đẩy tới mức giới hạn" là chuyện rất lạ; ngay cả những người bình thường, nhưng quan tâm đến khoa học quân sự, cũng có thể đoán ra những sự thật cơ bản.

Còn đối với các quan chức Ukraine hay Mỹ, phải chăng họ thực sự không biết, hay họ đang cố đánh lừa dư luận?

Tiến Minh (theo WashingtonPost, Sohu)

>> xem thêm

Bình luận(0)