e-Magazine: Chích ngừa chậm… sao không để bệnh viện tư đạt chuẩn tiêm vắc xin COVID-19?

e-Magazine: Chích ngừa chậm… sao không để bệnh viện tư đạt chuẩn tiêm vắc xin COVID-19?

“Nhiều bệnh viện tư như Vinmec, Hồng Ngọc, Medlatec…được người dân tin tưởng, không lý do gì chúng ta không vận động họ tham gia tiêm vắc xin phòng dịch COVID-19 cho người dân. Để họ đứng ngoài là một thiếu sót, nói cách khác, chúng ta đã bỏ qua nguồn lực, mà hiện nay chúng ta cần phải huy động”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nhấn mạnh.
Làm thế nào để thực sự tăng tốc sớm tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 đến người dân? – Đó là câu hỏi được nhiều người nêu ra, nhất thời điểm vắc xin được coi là “cứu cánh” để phòng ngừa dịch bệnh và lượng vắc xin COVID-19 đã đổ về Việt Nam ngày một tăng cao.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?Người dân làm thủ tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện E. Ảnh: Trần Hải
 
Tốc độ tiêm chủng chậm, hơn 9 triệu liều vắc xin COVID-19 trong kho tính đến hết ngày 27/7
Thống kê ngoại giao vắc xin của Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 25/7, tổng số vaccine COVID-19 mà nước ta đã tiếp nhận là 14.227.310 liều từ các nguồn mua và tài trợ. Tuy nhiên, theo số liệu cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, tính đến ngày 27/7, tổng số liều vắc xin đã được tiêm chỉ là 5.013.175 liều (trong đó tiêm 1 mũi là 4.562.339 liều, tiêm mũi 2 là 450.836 liều). Như vậy, tổng số vắc xin hiện đang tồn tính đến ngày 27/7 là 9.214.135 liều.
Theo các chuyên gia, tốc độ tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Việt Nam đang rất chậm, từ đầu tháng 7 mỗi ngày chỉ đạt 20.000 - 40.000 mũi tiêm. Một chuyên gia y tế cho rằng, nếu Việt Nam tiêm trung bình 100.000 mũi/ngày, phải mất hơn 40 tháng mới tiêm đầy đủ 2 mũi cho 70 triệu người trên 18 tuổi như mục tiêu. Để đáp ứng mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào tháng 4/2021, mỗi ngày phải tiêm trung bình 500.000 mũi vắc xin.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-2Kiểm tra công tác chuẩn bị việc thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng tại điểm tiêm vắc xin COVID-19, bệnh viện Quận 11. Ảnh: HCDC
 
Trong khi đó, tháng 8/2021, dự kiến Việt Nam nhận thêm về cả chục triệu vắc xin COVID-19, nếu duy trì tình trạng chích ngừa như hiện này, có khả năng vắc xin để kho hết hạn, trong khi người dân mong được tiêm lại không được tiêm.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, nhờ sự nỗ lực triển khai quyết liệt chiến lược vắc xin trên toàn diện các lĩnh vực: mua, nhập khẩu vắc xin, ngoại giao, đến thời điểm này, lượng vắc xin về Việt Nam rất đáng mừng khi có hơn 14 triệu liều. Tuy nhiên, đến nay, chúng ta mới chỉ tiêm được hơn 5 triệu liều (bằng 1/3 số lượng đó).
Theo PGS.TS. Lâm Bá Nam, chủ trương của Chính phủ là nhanh chóng đưa vắc xin đến với người dân, tạo nên miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến người dân hiện nay còn quá chậm.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-3PGS.TS. Lâm Bá Nam.
 
PGS.TS. Lâm Bá Nam cho rằng, việc chậm này liên quan 2 yếu tố.
Thứ nhất là việc bảo quản vắc xin và các điều kiện liên quan. Vắc xin phòng COVID-19 được cung ứng cho Việt Nam rất khác nhau, mỗi loại có yêu cầu riêng về bảo quản, thời gian sử dụng, liều lượng, đòi hỏi công tác bảo quản phải chặt chẽ, tập huấn sử dụng từng loại vắc xin và tổ chức tiêm an toàn cũng như theo dõi sau tiêm. Trong khi đó, một số địa phương không có các cơ sở cho việc bảo quản vắc xin.
Thứ hai, việc triển khai tới các cơ sở trong việc tiêm vắc xin dường như vẫn có sự lúng túng.
Đến lúc cần huy động bệnh viện tư vào chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tìm hiểu của phóng viên cho thấy, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đề xuất quan điểm: ngoài hệ thống y tế công lập gồm bệnh viện, y tế địa phương nên đưa các bệnh viện tư đạt chuẩn tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19.
“Hệ thống bệnh viện tư và cơ sở y tế tư cũng có vị trí rất quan trọng, giải quyết các nhu cầu của đời sống trong việc chữa trị cho nhân dân. Không có lý do gì cho đến thời điểm này, chúng ta không huy động một cách tổng lực sức mạnh chúng ta có trong tay. Đã đến lúc cần phải yêu cầu các bệnh viện và cơ sở y tế tư nhập cuộc trên cả hai khía cạnh như tham gia điều trị cả bệnh nhân COVID-19 và huy động cho việc tiêm vắc xin COVID-19, vì họ có chuyên môn, có các điều kiện đáp ứng về mặt y tế”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nêu ý kiến.
Theo Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, không nên chỉ bó hẹp việc tiêm vắc xin COVID-19 trong hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế công. Hệ thống y tế tư nhân có vị trí riêng và cần phải huy động để bộ phận này nhập cuộc trong công cuộc chống dịch này, đặc biệt là việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.
“Các bệnh viện y tế tư có đội ngũ những người làm chuyên môn có tay nghề cao. Thực tế nhiều bệnh viện tư như Vinmec, Hồng Ngọc, Medlatec…được người dân tin tưởng, không lý do gì chúng ta không tin tưởng họ và vận động họ tham gia tiêm vắc xin phòng dịch COVID-19 cho người dân. Để họ đứng ngoài là một sai sót, nói cách khác, chúng ta đã bỏ qua nguồn lực mà hiện nay chúng ta cần phải huy động”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nhấn mạnh.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-4Đại biểu Quốc hội khóa XV Phạm Văn Hòa.
 
Đại biểu Quốc hội khóa XV Phạm Văn Hòa (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 thời điểm này là rất cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng.
“Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 thì bệnh viện công, tư đều có thể tham gia triển khai tiêm chứ không chỉ bệnh viện, cơ sở y tế công. Việt Nam có gần 100 triệu dân, trong đó 70 triệu người cần được tiêm mà hiện nay mới tiêm được có 5 triệu liều. Bên cạnh đó, nguồn vắc xin hiện nay đang hiếm nên cần phải xã hội hóa. Nếu doanh nghiệp nào đủ chuẩn, được nhập vắc xin về tiêm dịch vụ thì Nhà nước cần tạo điều kiện với sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Y tế, tăng cường sản xuất vắc xin trong nước để kịp thời tiêm vắc xin đến người dân”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-5Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
 
Đạt được miễn dịch cộng đồng, khắc chế hiệu quả COVID-19
Đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân, tạo miễn dịch cộng đồng được coi là giải pháp căn cơ, bền vững trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành do biến thể Delta lây lan rất nhanh, trong khi đó, việc áp dung các biện pháp giãn cách, phong tỏa là cần thiết nhưng chỉ là giải pháp tạm thời.
PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện công cộng (Bộ Y tế) cho biết, khi hơn 70% dân số miễn nhiễm với COVID-19 bằng cách tiêm vắc xin hoặc đã từng nhiễm bệnh, khi ấy chúng ta đạt được miễn dịch cộng đồng.
"Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 càng sớm càng tốt để đạt miễn dịch cộng đồng", ông Phu nhấn mạnh.
Phát biểu tại Quốc hội sáng 26/7, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) chia sẻ nỗi sốt ruột khi tình hình dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, biến thể Delta lây lan rất nhanh khiến số lượng ca nhiễm, ca tử vong ngày càng tăng cao.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-6Đại biểu Trần Hoàng Ngân.
 
Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, việc áp dụng các biện pháp giãn cách, phong tỏa là cần thiết, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Để giải quyết được chỉ có vắc xin. Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị quan tâm hơn đến việc triển khai tiêm chủng, mở thêm loại hình tiêm dịch vụ để mở rộng kênh giúp người dân tiếp cận vắc xin.
Theo các chuyên gia, để đạt được miễn dịch cộng đồng, khắc chế hiệu quả COVID-19, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến người dân là rất quan trọng và cấp bách. Trong giai đoạn dịch bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương như hiện nay, cần tiêm nhanh và tiêm số lượng lớn, Bộ Y tế nên xem xét đưa các bệnh viện tư đạt chuẩn tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-7
 
Thực hiện: Hải Ninh

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu