BMPT Terminator đóng vai trò gì trong chiến dịch của Nga tại Ukraine?

Google News

Xe hỗ trợ tăng (BMPT) Terminator (Kẻ hủy diệt) của Quân đội Nga đã tham chiến trên chiến trường; vậy sự phát triển của xe hỗ trợ tăng có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của dòng xe chiến đấu bộ binh?

BMPT Terminator dong vai tro gi trong chien dich cua Nga tai Ukraine?
Ảnh: Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator được cho là di chuyển ở vùng Donbass, miền đông Ukraine trong video công bố ngày 17/5. Nguồn: Youtube/Strela. 

Theo thông tin từ báo chí Nga, Quân đội Nga đã bắt đầu đưa xe hỗ trợ tăng (BMPT) Terminator tới chiến trường miền đông Ukraine, để phối hợp với các xe tăng chiến đấu chủ lực.

Điều đáng nói là loại phương tiện chiến đấu mới với hỏa lực mạnh và khả năng bảo vệ toàn diện này, mới chính thức được đưa vào trang bị cho Quân đội Nga cách đây chưa đầy một năm.

Tuy nhiên, liệu BMPT Terminator có thể thích ứng với yêu cầu của chiến trường ngày nay? Liệu các quốc gia khác có cần học hỏi từ thực tiễn của Nga và phát triển các loại xe tăng tương tự? Những vấn đề này rất đáng để khám phá.

BMPT Terminator dong vai tro gi trong chien dich cua Nga tai Ukraine?-Hinh-2
Ảnh: BMPT Terminator tới chiến trường miền đông Ukraine. Nguồn Sina

BMPT Terminator được “trang bị tận răng”

Đối với quá trình phát triển chiến xa yểm trợ tăng BMPT Terminator của Nga, đây là phương tiện chiến đấu chuyên dụng, được phát triển từ những năm 1980, BMPT Terminator đã trải qua chặng đường “gập ghềnh” trong nhiều thập kỷ.

Ngay cả sau khi hoàn thiện và thiết kế ban đầu, do Bộ Quốc phòng Nga không có khả năng mua, nên nó cũng không tìm được khách hàng xuất khẩu. Mãi đến tháng 12/2021, lô 9 xe Terminator-2 mới chính thức được trang bị cho Sư đoàn xe tăng cận vệ 90, thuộc Quân khu Trung tâm Nga. Hiện tại, BMPT Terminator-3 tiên tiến hơn cũng đã có mặt trên thị trường.

Từ góc độ định vị thiết kế, BMPT Terminator chủ yếu để phối hợp với xe tăng chiến đấu chủ lực, trong môi trường tác chiến phức tạp như địa hình đồi núi và thành phố, để loại bỏ kẻ thù đe dọa xe tăng và các loại xe bọc thép khác trước các phân đội chống tăng, boongke, hỏa điểm và các loại phương tiện chiến đấu bọc thép của đối phương.

BMPT Terminator dong vai tro gi trong chien dich cua Nga tai Ukraine?-Hinh-3
Ảnh:  BMPT Terminator-2 hỗ trợ xe tăng chiến đấu và khả năng bảo vệ được nâng cao hơn nữa. Nguồn Wikipedia

Hơn nữa, do xe được trang bị 4 tên lửa chống tăng đa năng cực mạnh, nên ngay cả khi đối mặt với các xe tăng chiến đấu chủ lực của đối phương, Terminator cũng không bị “lép vế”.

Tuy nhiên, so với các loại xe chiến đấu bộ binh chủ lực, được các nước trên thế giới trang bị, ưu nhược điểm của BMPT Terminator là rất rõ ràng.

Về ưu điểm, đặc điểm nổi bật của BMPT Terminator là hỏa lực cực mạnh và các loại vũ khí trang bị trên xe đa dạng, có thể đối phó với hầu hết mọi loại mục tiêu trên chiến trường.

Lấy BMPT Terminator-2 làm ví dụ, vũ khí trang bị trên xe của nó bao gồm 2 pháo tự động 30mm 2A42, 1 súng máy song song 7,62mm PKT; 2 khẩu súng phóng lựu tự động 30mm AGS-17 và 4 tên lửa chống tăng đa năng 9M120 Ataka-V. Những vũ khí trên, đủ đối phó với công sự kiên cố, hỏa điểm hay các loại xe tăng chiến đấu chủ lực.

Đặc biệt là tên lửa 9M120, thuộc loại tên lửa chống tăng đa năng, có tốc độ siêu âm hiếm có trên thế giới, uy lực cực mạnh (độ xuyên giáp đạt 950 mm), sau khi thay đầu đạn thanh xuyên, nó còn có thể tấn công trực thăng bay thấp, máy bay tấn công và UAV. Mặc dù loại tên lửa này là sản phẩm được phát triển từ những năm 1980 nhưng hiệu suất của nó vẫn đạt đẳng cấp thế giới.

BMPT Terminator dong vai tro gi trong chien dich cua Nga tai Ukraine?-Hinh-4
Ảnh: BMPT Terminator-2 được phát triển ban đầu sử dụng khung gầm của xe tăng T-72. Nguồn Sina

Ưu điểm nổi bật thứ hai của BMPT Terminator là sử dụng giáp bảo vệ toàn diện và mạnh mẽ. Loại chiến xa này chủ yếu được phát triển qua 3 thế hệ kể từ khi hoàn thiện thiết kế, bao gồm Terminator-1/2 sử dụng khung gầm xe tăng T-72B3 và Terminator-3 sử dụng khung gầm xe tăng T-90.

Do sử dụng khung gầm xe tăng, vì vậy nó có lớp giáp bảo vệ mạnh mẽ. Trong quá trình nâng cấp, Nga đã nâng cấp toàn diện khả năng bảo vệ thân của BMPT Terminator, bổ sung một số lượng lớn giáp phản ứng nổ hạng nặng và giáp composite bổ sung.

Đồng thời, các nhà phát triển Nga cũng chú trọng tăng cường lớp giáp bảo vệ phía sau và bên hông xe, bao gồm cả giáp lồng có độ bền cao.

Bằng cách này, trong các môi trường chiến đấu phức tạp như địa hình đồi núi và thành phố, thậm chí đối mặt với các cuộc tấn công từ hai bên và phía sau, BMPT Terminator có thể có đủ khả năng phòng thủ.

Vì vậy, sau khi cải thiện toàn diện hiệu suất phòng thủ, trọng lượng chiến đấu của BMPT Terminator gần như tương đương với xe tăng T-72B3.

Ưu điểm nổi bật thứ ba của xe BMPT Terminator là khả năng sống sót trên chiến trường của kíp xe đã được cải thiện rất nhiều.

BMPT Terminator-2 có tổng cộng 5 thành viên kíp xe gồm trưởng xe, pháo thủ, lái xe và 2 xạ thủ súng phóng lựu tự động, tất cả đều tập trung ở phía trước và giữa thân xe.

Khu vực này cũng là khu vực lõi có khả năng bảo vệ mạnh nhất; phía trước và hai bên thân xe được bảo vệ bằng giáp phản ứng nổ hạng nặng và giáp composite bổ sung, và các tấm giáp bổ sung được lắp đặt đặc biệt dưới đáy thân xe để chống lại sóng xung kích của các vụ nổ mìn.

Phần trên của thân xe được bảo vệ bởi tháp pháo điều khiển từ xa, và phần sau của thân là động cơ diesel và các bộ phận truyền động, cũng có thể chống lại các cuộc tấn công.

Đặc biệt là tháp pháo điều khiển từ xa cùng vũ khí và đạn dược hoàn toàn tách rời thân xe. Do đó, ngay cả khi tháp pháo bị trúng đạn và kích nổ đạn, thì người ngồi trong thùng xe vẫn rất an toàn, và về cơ bản không có "tháp pháo bay" tương tự như T-72 và các xe tăng chiến đấu chủ lực khác.

BMPT Terminator dong vai tro gi trong chien dich cua Nga tai Ukraine?-Hinh-5
Ảnh: BMPT "Terminator" -2 được trang bị nhiều loại vũ khí như pháo bắn nhanh, súng phóng lựu và tên lửa chống tăng. Nguồn Wikipedia

Điểm yếu của MBPT Terminator

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, những khiếm khuyết của BMPT Terminator cũng bộc lộ rõ. Trước hết, do chiến xa BMPT Terminator trực tiếp sử dụng khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực, sử dụng động cơ phía sau, nên nó không thể chở bộ binh tham chiến.

Phiên bản BMPT Terminator-2 cũng giữ lại hai xạ thủ súng phóng lựu tự động, người có thể xuống xe hợp tác khi cần thiết; trong khi BMPT Terminator-3 đã bỏ hai xạ thủ này.

Do đó, trên chiến trường, khi BMPT Terminator chiến đấu với xe tăng chiến đấu chủ lực, nó cũng cần được hộ tống bởi bộ binh hoặc các xe chiến đấu bộ binh khác và xe bọc thép chở quân.

Khi chiến đấu ở các địa hình phức tạp như đồi núi và thành phố, lính bộ binh đi cùng xe tăng và xe bọc thép chiến đấu, có thể leo lên các điểm cao ở hai bên đường, hoặc các tòa nhà cao tầng, quét sạch quân địch có thể lợi dụng các khu vực này để phục kích và chỉ mục tiêu cho xe BMPT tiêu diệt.

Có thể nói, xe tăng, thiết giáp chiến đấu, không thể tách rời sự hiệp đồng tác chiến của bộ binh trên chiến trường.

Ngoài ra, BMPT Terminator sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa, tuy bảo vệ an toàn cho người ngồi trên xe, nhưng nó cũng sẽ khiến các vũ khí trang bị trên xe dễ bị đối phương tấn công và phá hủy.

Tháp pháo điều khiển từ xa của xe tích hợp pháo tự động 30mm, súng máy bên hông và tên lửa chống tăng đa năng cùng các vũ khí chính khác. Một khi tháp pháo điều khiển từ xa bị phá hủy, BMPT Terminator cũng mất khả năng chiến đấu.

BMPT Terminator dong vai tro gi trong chien dich cua Nga tai Ukraine?-Hinh-6
BMPT Terminator có phải là đối tác tốt nhất của xe tăng hay không, cần phải được thử nghiệm trong thực tế chiến đấu. 

Ngoài ra, để đảm bảo chỉ huy và xạ thủ có đủ tầm nhìn, BMPT Terminator còn được trang bị thêm 2 kính ngắm ngoại vi cỡ lớn. Trong đó, thiết bị ngắm ngoại vi của chỉ huy được lắp đặt trên đỉnh tháp pháo.

Thiết kế này chắc chắn có thể khiến người chỉ huy có tầm nhìn tốt hơn, nhưng nó cũng sẽ trở thành mục tiêu của những tay súng bắn tỉa cỡ lớn của đối phương.

Thực tế, trong chương trình huấn luyện bắn tỉa của phương Tây, việc ngắm bắn xe tăng, thiết giáp của đối phương cũng là một trong những kỹ năng cần thiết. Do đó, nếu BMPT Terminator bị phá hủy hệ thống quan sát, nó sẽ bị "mù" và khó có thể tiếp tục chiến đấu.

BMPT Terminator dong vai tro gi trong chien dich cua Nga tai Ukraine?-Hinh-7
Ảnh: BMPT Terminator trình diễn tại thao trường Alabino, Moskva tháng 8/2017. Nguồn RIA Novosti. 

Sự phát triển chuyên nghiệp của xe chiến đấu bộ binh trong tương lai

Liệu xe hỗ trợ tăng BMPT Terminator với đặc thù công dụng và có những ưu nhược điểm vượt trội có trở thành hướng phát triển trong tương lai của xe chiến đấu bộ binh trên thế giới?

So với xe tăng, xe chiến đấu bộ binh ra đời sau Thế chiến II và trong Chiến tranh Lạnh là “ngôi sao đang lên”. Vào thời điểm đó, các cường quốc quân sự trên thế giới, lần đầu tiên phát triển và trang bị phương tiện vận tải bọc thép, được gọi là "taxi chiến trường", dựa trên kinh nghiệm phối hợp tác chiến giữa bộ binh và xe tăng trong Thế chiến II.

Tuy nhiên, loại phương tiện chiến đấu này có hỏa lực yếu và lớp giáp mỏng, nên khó có thể thực sự đồng hành cùng xe tăng chiến đấu.

Do đó, trên cơ sở xe bọc thép chở quân, thân xe được mở rộng, tăng khoang chiến đấu, lắp đặt một tháp pháo trang bị vũ khí như pháo, súng máy, tên lửa chống tăng…dẫn đến xe chiến đấu bộ binh (BMP) ra đời.

Kể từ đó, xe chiến đấu bộ binh đã nhanh chóng thay thế vị trí của xe bọc thép chở quân và trở thành đối tác tốt nhất của xe tăng chiến đấu chủ lực.

Vào những năm 1980, xe chiến đấu bộ binh tiêu biểu là BMP-3 của Liên Xô/Nga, sự phát triển của xe chiến đấu bộ binh trên thế giới đã đạt đến một cột mốc mới và bắt đầu có những khả năng tác chiến độc lập nhất định.

Trước đó, xe chiến đấu bộ binh do các nước phát triển về cơ bản là để hợp tác với xe tăng chiến đấu chủ lực. Nhưng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Liên Xô/Nga có hỏa lực mạnh và hoàn thiện, có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu độc lập với xe tăng chiến đấu chủ lực.

Do đó, Quân đội Xô Viết chưa bao giờ được trang bị xe tăng hạng nhẹ hay xe tăng lội nước sau PT-76, vì xe chiến đấu bộ binh BMP-3 có thể đảm nhận những vai trò này.

Sau khi bước sang thế kỷ 21, xe chiến đấu bộ binh thế giới đã mở ra một cột mốc phát triển mới, đó là "Puma" của Đức. Đại diện cho loại phương tiện chiến đấu này, thế hệ xe chiến đấu bộ binh mới không chỉ có khả năng tác chiến độc lập mạnh hơn, mà còn có lớp giáp bảo vệ chắc chắn hơn, khả năng cơ động tốt hơn và trình độ thông tin tiên tiến hơn.

Tất nhiên, điều tiếp theo là sức nặng của các loại xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới, thường lên tới 30 tấn, thậm chí hơn 40 tấn, và giá mua đương nhiên tăng cao.

Vì vậy, theo các chuyên gia, sự phát triển của xe chiến đấu bộ binh thế giới cũng sẽ gặp phải tình trạng này, giống như xe tăng chiến đấu chủ lực đã và đang phát triển theo hướng “to lớn, toàn diện” và đang đi đến giới hạn.

Do đó, để giải quyết tình huống khó xử này, việc đặc biệt hóa hoặc chuyên môn hóa như chiến xa hỗ trợ xe tăng BMPT Terminator, có thể là lựa chọn tốt hơn.


Tiến Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)