Bà làm điều này với lon cà phê, cháu trai 17 tuổi suýt chết

Google News

Lấy lon cà phê để trong tủ lạnh ra uống, cậu thiếu niên 17 tuổi không ngờ ngộ độc betadine suýt chết.

Tai nạn hy hữu xảy ra ở Đài Bắc, Đài Loan. Bác sĩ cấp cứu nổi tiếng ở Đài Loan Ngô Xương Đằng mới đây đã chia sẻ về một trường hợp ngộ độ hy hữu, cảnh tỉnh mọi người phải luôn cẩn thận.
Theo bác sĩ Ngô, trường hợp mà anh tiếp nhận là một thiếu niên 17 tuổi. Ngày xảy ra sự việc, cậu thiếu niên dậy sớm, do khát nước nên mở tủ lạnh tìm đồ uống. Cậu thấy một lon cà phê, nghĩ rằng uống cà phê có thể tỉnh ngủ, thiếu niên uống vội không xem xét kỹ bên trong.
Không ngờ nước vừa trôi qua cổ họng đã cảm giác được sự khác biệt. Nửa tiếng sau, cậu thiếu niên đau đầu, nôn ói không dừng được, gia đình vội đưa đi cấp cứu.
Ba lam dieu nay voi lon ca phe, chau trai 17 tuoi suyt chet
 Ảnh minh họa.
Sau đó, gia đình phát hiện ra, cậu thiếu niên uống nhầm nên ngộ độc. Thứ mà cậu uống thực chất không phải cà phê, đó lon cà phê rỗng ruột bà nội dùng để chứa betadine.
Thời điểm đến bệnh viện, cậu thiếu niên tụt huyết áp nghiêm trọng, huyết áp xuống thấp đến mức thậm chí không thể đo được, cậu cũng bị nhiễm toan hô hấp và chụp X-quang phổi cho thấy phù phổi hai bên.
Đến 7h sáng thì xảy ra hiện tượng khó thở, phải đặt nội khí quản cấp cứu, do tình trạng thiếu oxy, tụt huyết áp, nhịp tim chậm cộng với dẫn truyền nhĩ thất bất thường trên điện tâm đồ nên bác sĩ quyết định chuyển viện để điều trị.
Bác sĩ Ngô chính là người tiếp quản điều trị cho cậu thiếu niên. Khi nắm được tình hình đã gấp rút sắp xếp đưa cậu vào Khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ em để điều trị.
May mắn thay, được cứu chữa tận tình, cậu thiếu đã bình phục và xuất viện sau thời gian điều trị.
Theo bác sĩ Ngô, thời gian bán hủy sinh học của betadine là khoảng 2 ngày, là chất ôxy hóa và có tính ăn mòn, sau khi được cơ thể người hấp thụ sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành iốt với ít độc tính hơn, trong đó 97% được đào thải ra ngoài.
Khi uống nhầm betadine, nạn nhân sẽ bị bỏng hóa chất, phù nề thực quản, dẫn đến tổn thương ăn mòn nghiêm trọng đối với đường tiêu hóa; nôn mửa có thể gây ra viêm phổi do hít phải, có thể gây tổn thương phổi hoặc xơ phổi. Ngộ độc có thể gây suy tim mạch, suy thận cấp, cường giáp ban đầu, nhiễm toan chuyển hóa, tổn thương gan và tan máu do i-ốt.
Qua chuyện này, nhắc nhở mọi người, không để thuốc lung tung, thuốc phải có nhãn dán, để thuốc và dược vật xa tầm tay trẻ em, tránh để xảy ra trường hợp tương tự.

Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm (Nguồn video: THĐT)

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)