6 điều không nên phát ngôn "vô tội vạ" nơi làm việc kẻo "tai bay vạ gió"

Google News

Nhiều người khi vui quá đà đã mang hết những điều lẽ ra không nên nói chia sẻ với đồng nghiệp trong những giờ giải lao, trà đá... thế nhưng đây lại là những chủ đề mà mỗi người hết sức lưu ý để tránh 'tai bay vạ gió'

1. Không nói xấu sếp hay các đồng nghiệp khác
Buôn chuyện luôn là một đề tài không thể thiếu của các chị em. Nhưng buôn gì thì lại là một chủ đề cần có sự kiểm soát. Đặc biệt là việc nói xấu người khác. Khi đang nói xấu về sếp ghê gớm, độc đoán, chuyên quyền, lắm mưu… hay chỉ trích một đồng nghiệp vắng mặt, chê bai, bêu rếu, khinh thường... mà lỡ đến tai họ thì thật không hay chút nào đâu nhé!
Chị em luôn phải nhớ rằng họa từ miệng mà ra. Tất cả những lời nói ở nơi làm việc, dù nói vui cũng cần phải cân nhắc, bởi "tiếng bấc đưa đi – tiếng chì đưa lại" thì hậu quả nhận lại sẽ là những rắc rối không đáng có.
Chúng ta có quyền không ưa sếp hay đồng nghiệp cùng làm nhưng nhất định không được dại dột mà nói xấu, khôn ngoan nên giữ trong lòng. Đừng dại chuốc lấy rắc rối để có ngày lộ ra lại phải phân bua, giải thích và lời xin lỗi thì không còn quan trọng nữa, xui xẻo là mất việc đấy.
6 dieu khong nen phat ngon
Ảnh minh họa. 
2. Tung tin đồn, làm hại danh dư người khác
Không ai thích tin đồn, nhất là người bị hại. Có thể chị em không có ý đồ gì nhưng những câu nói tưởng chừng "vô thưởng vô phạt" của mình có thể bị thổi phồng hơn và nếu đến tai người kia thì hậu quả thật khó lường.
Lời nói dối, bịa đặt chính là một tội ác. Nói những lời vu khống sẽ không chỉ làm hại danh dự của người khác mà còn đem cả tai họa đến cho bản thân mình nữa. Thường xuyên làm vậy sẽ khiến mọi người không còn tin tưởng mình thậm chí khi nhắc đến mình người ta đã thấy coi thường.
3. Chia sẻ bí mật của người khác
Có rất nhiều điều cần giữ bí mật như bí mật giữa nhân viên công ty, bí mật trong gia đình, bí mật của công ty, bí mật của bạn bè, bí mật của quốc gia…Cho nên, chị em cần phải giữ miệng, nuôi dưỡng thói quen không tiết lộ bí của bất cứ ai đã chia sẻ với mình. Bởi vì hậu quả mà nó mang lại sẽ là rất lớn và không thể lấy lại được. Sự tín nhiệm của mọi người đó đối với mình cũng trở thành con số 0 ngay lập tức.
4. Chia sẻ bí mật của bản thân
Ai cũng sẽ có rất nhiều bí mật riêng tư của bản thân ví dụ như chuyện hôn nhân, "chăn gối" vợ chồng, chuyện tiền bạc, mâu thuẫn gia đình, những việc sai trái mình đã làm... Tất cả nhưng điều thuộc về bí mật thì tuyệt đối không nên nói ra, đặc biệt là với đồng nghiệp ở công ty, cho dù là thân đến mấy. Bởi đừng "vạch áo cho người xem lưng" và mình cũng không chắc họ có mang chuyện của mình kể cho ai khác nữa không. Nguy hiểm sẽ ập đến bất cứ lúc nào, nên suy nghĩ kĩ về những gì mình muốn chia sẻ nha!
5. Khoe mẽ, tự cao
Có một số chị em rất yêu thích quảng cáo bản thân, khoe khoang về mọi thứ xung quanh mình như chồng con, tiền bạc, công việc... Việc tự khoe, tự cao này chẳng mang lại lợi ích gì mà trái lại còn làm tổn thương chính mình ấy.
Bởi chẳng ai quan tâm mình giàu như thế nào đâu, họ chỉ quan tâm bạn là con người như thế nào và khả năng làm việc của bạn ra sao mà thôi. Liên tục nói vềbản thân, tự cao, tự mãn chỉ khiến đồng nghiệp ghét bỏ và đánh giá mình là người chỉ biết khoe khoang. Đừng tự xem mình là "cái rốn của vũ trụ", cần được người khác quan tâm hay ngưỡng mộ, hành động này chỉ đang khiến mọi người coi thường và xa lánh thôi.
6. Than vãn về việc làm, mức lương
Đây chính là điều tuyệt đối không nên nói ở nơi làm việc nhất. Khi mình than vãn về công việc thì sẽ có hai vấn đề xảy ra. Một là mình đang truyền thái độ tiêu cực cho người khác và bất cứ một ai cũng đều cảm thấy khó chịu với một kẻ than thở, hai là họ sẽ đánh giá mình là một kẻ lười biếng, bởi vì tất cả mọi người đều có áp lực như nhau, vậy tại sao cứ kêu ca hoài.
Đồng thời, lương lậu cũng là một điều cần phải giữ kín. Khi không hài lòng, hãy thẳng thắn đề nghị lên cấp trên. Chứ đừng ngồi một chỗ phàn nàn, oán trách thì có giải quyết được việc gì đâu. Lương sẽ mãi chỉ như thế nếu bản thân mình không cố gắng. Cũng không được chia sẻ mức lương của mình hay hỏi lương đồng nghiệp để tránh gây ra sự so sánh, đố kị, mâu thuẫn...
Theo Người Lao Động

>> xem thêm

Bình luận(0)