Kinh tế xanh: Xu thế trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu

Google News

(Kiến Thức) - Phát triển bền vững là con đường và định hướng phát triển của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đã lựa chọn, cam kết cho thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu là thách thức to lớn đối với phát triển bền vững trên trái đất và Việt Nam.

Kinh tế xanh là cách thức thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Sự lựa chọn, sự cam kết phát triển bền vững, phát triển xanh, kinh tế xanh của thế giới trong thế kỷ 21 nói lên tính tất yếu và xu thế của kinh tế xanh trong phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu. 
Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn (Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) xung quanh vấn đề này. 
- Thưa ông, tại sao Kinh tế xanh lại là lựa chọn tất yếu và là xu thế phát triển hiện nay?
Cụm từ phát triển bền vững (PTBV) xuất hiện từ cảnh báo và nhu cầu cấp thiết bảo vệ môi trường (tuyên bố Stockholm về Môi trường con người, 1972 cảnh báo và 1987 đồng thuận về PTBV).
Kinh te xanh: Xu the trong phat trien ben vung va ung pho voi bien doi khi hau
 PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn.
Tuyên bố Stockholm 1972: Cần “thận trọng khôn ngoan hơn đối với những hậu quả về môi trường do những hành động của chúng ra gây ra. Nếu làm ngơ hay lãnh đạm, chúng ta có thể gây thiệt hại to lớn và không thể đảo ngược đối với môi trường trái đất là nơi cuộc sống và phúc lợi của chúng ta lệ thuộc vào. Ngược lại, nếu chúng ta có đầy đủ kiến thức hơn và hành động khôn ngoan hơn, chúng ta có thể giành được cho chính bản thân chúng ta và con cháu chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn trong một môi trường đáp ứng được nhiều hơn mọi nhu cầu và hy vọng của con người”.
Kinh tế xanh (KTX) xuất hiện gắn liền với tác động, nguy cơ của Biến đổi khí hậu (BĐKH) (UN/GEO-4, 2007 cảnh báo và kêu gọi đặt TNMT vào vị trí trung tâm hoạch định chính sách).
UN/GEO-4, 2007 cảnh báo: “Trái Đất đã trải qua 5 cuộc tuyệt chủng lớn trong 450 triệu năm qua, trong đó sự kiện gần nhất xảy ra cách đây 65 triệu năm. Và cuộc tuyệt chủng quy mô lớn lần thứ 6 đang diễn ra – lần này là do chính hành vi của con người gây ra” và kêu gọi “Cách duy nhất để vượt qua thử thách là phải chuyển vấn đề môi trường từ vị trí thứ yếu sang vị trí trung tâm trong việc hoạch định chính sách”.
Kinh te xanh: Xu the trong phat trien ben vung va ung pho voi bien doi khi hau-Hinh-2

Dấu chân sinh thái thế giới.

Trong tầm nhìn Thiên niên kỷ (1.000 năm) không có hy vọng tìm kiếm được nguồn cung cấp tài nguyên và tiếp nhận chất thải ngoài Trái đất. Trả lại màu xanh vốn có cho tự nhiên hay xanh hóa hành động là nhu cầu, đòi hỏi cấp thiết để con người tồn tại và phát triển tiếp tục.
UNEP: “Tính bền vững là một mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa chúng ta tới đích.”
Như vậy: PTBV và KTX xuất hiện từ hệ quả của hoạt động phát triển của con người đối với tự nhiên (ô nhiễm môi trường, suy giảm, suy kiệt tài nguyên, …).
Trong mối quan hệ nhân - quả, này chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là PTBV và KTX, trong đó KTX là cách thức thực hiện PTBV trong bối cảnh BĐKH.
PTBV và KTX trở thành xu thế bởi cả 2 lý do:
Hệ quả do hoạt động phát triển của con người đối với Tự nhiên quá lớn đòi hỏi nhiều thế hệ cùng chung tay.
Con người là bộ phận và phụ thuộc vào tự nhiên, không thể "quay lưng" hay "chống lại" tự nhiên.
Kinh te xanh: Xu the trong phat trien ben vung va ung pho voi bien doi khi hau-Hinh-3

Xu thế diễn tiến từ phát triển nâu sang phát triển xanh.

Lợi ích chính của KTX (UNEP):
Nền kinh tế xanh ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên;
Nền kinh tế xanh là trụ cột để giảm nghèo;
Nền kinh tế xanh tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội;
Nền kinh tế xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch;
Nền kinh tế xanh khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn;
Nền kinh tế xanh hướng tới lối sống đô thị bền vững và sự giao thông các-bon thấp;
Nền kinh tế xanh tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế nâu về dài hạn, đồng thời duy trì và phục hồi vốn tự nhiên.
Theo đó, cơ sở lý thuyết của KTX trong ƯP BĐKH là gì?
UNEP: "Khái niệm KTX trở nên phổ biến một phần do sự thất vọng của nhiều quốc gia với mô hình kinh tế hiện hành” => cần đổi mới tư duy, lý thuyết, nguyên lý, nguyên tắc, tiếp cận phát triển
Thay đổi về tư duy phát triển :
+ PTBV: đưa MT vào trong quyết định PT và hài hòa các yếu tố trụ cột của PT (KT, XH, MT).
+ KTX: là cách thức thực hiện PTBV, trong đó TNMT là nền tảng, trung tâm của quyết định PT.
- Thay đổi về lý thuyết TT, PT kinh tế:
+ Lý thuyết kinh tế hiện nay coi chi phí BVMT bằng không (=0)
+ Lý thuyết KTX phải đưa chi phí BVMT vào các tính toán phát triển
Các chuyên gia WB cảnh báo: “nếu tăng trưởng kinh tế đặt “mức chi phí bằng 0” cho các tác động môi trường thì thị trường và những người ra quyết định sẽ nhận được những dấu hiệu sai, và do đó sẽ phá hỏng những ích lợi từ quá trình phát triển” và cho rằng một trong những việc cần làm để đạt được sự bền vững môi trường ở Việt Nam là “gán các giá trị cho môi trường.”
Lý thuyết KTX có thể khái quát là: đặt các hoạt động tăng trưởng, phát triển kinh tế trong giới hạn khả năng có thể cung cấp tài nguyên của trái đất theo nguyên lý hoạt động của con tầu vũ trụ, theo đó mọi thứ trên con tầu này cần được sử dụng hợp lý, thông minh và được tuần hoàn tái chế để đảm bảo cho chuyến bay lâu dài cho các thế hệ (Giáo trình KT học bền vững).
Kinh te xanh: Xu the trong phat trien ben vung va ung pho voi bien doi khi hau-Hinh-4
 
Kinh te xanh: Xu the trong phat trien ben vung va ung pho voi bien doi khi hau-Hinh-5
 
KTX, thay vì nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa 3 trụ cột của PTBV là KT, XH, MT, đặt sử dụng tiết kiệm, thông minh TNMT, ứng phó với BĐKH là trung tâm, mang tính chất quyết định đối với các quyết định phát triển.
- Thay đổi hàm sản xuất: từ Y = f (L, K, T) sang
Y = f (L, K, T, E)
Trong quá trình phát triển, có sự thay đổi khái niệm cơ bản từ Kinh tế học truyền thống sang Kinh tế học bền vững, xanh.
Kinh te xanh: Xu the trong phat trien ben vung va ung pho voi bien doi khi hau-Hinh-6
 
Sự thay đổi về triết lý phát triển: từ thừa kế sang Vay – Trả
- Triết lý Thừa kế: Thế hệ hiện tại thừa kế tự nhiên của các thế hệ trước như là một tài sản.
- Triết lý Vay – Trả: thế hệ hiện tại vay Tự nhiên của các thế hệ sau như là một tài sản và do vậy có trách nhiệm phải trả lại cả gốc lẫn lãi cho thế hệ tiếp theo
Gốc ở đây là thực trạng tự nhiên trước khi sử dụng (cả về hiện vật và cả về giá trị) và lãi ở đây là thực trạng tự nhiên sau khi sử dụng trở nên tốt hơn.
Nguyên lý, nguyên tắc của Kinh tế xanh:
- Nguyên lý: sự giới hạn của Tự nhiên và sự vận hành, quản lý nền KT theo nguyên lý trên con tầu vũ trụ: mọi thứ cần được sử dụng hợp lý, thông minh và được tuần hoàn tái chế để đảm bảo cho chuyến bay lâu dài cho các thế hệ
- Nguyên tắc: ΔNăng suất tài nguyên > ΔGDP, trong đó:
+ mức khai thác tài nguyên tái tạo (h) luôn nhỏ hơn (hoặc
bằng) khả năng tái tạo của tài nguyên (y): h < y; và
+ mức thải (W) luôn nhỏ hơn (hoặc bằng) khả năng hấp
thụ chất thải của môi trường (A): W < A
Các chuyên gia WB bổ sung nguyên tắc đ/v tài nguyên không tái tạo: nguồn thu từ khai thác tài nguyên này (không tái tạo) cần được dành sử dụng cho tạo dựng và phát triển các nguồn lực khác, trước hết là nguồn lực con người.
Tiếp cận xanh trong phát triển: cơ bản và phổ biến nhất gồm: tiếp cận liên ngành, đa lĩnh vực; tiếp cận tích hợp; tiếp cận công bằng giữa các thế hệ; và tiếp cận dựa vào hệ sinh thái.
- Vậy Việt Nam cần làm gì để thực hiện Kinh tế xanh?
Việt Nam nền tảng tự nhiên đang bị xói mòn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển không chỉ thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tiếp theo, trở thành một thách thức to lớn đối với công cuộc PTBV đất nước.
Thủ Tướng, 2018 nói: “kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”.
Bộ trưởng Bộ TNMT nói năm 2016: “Môi trường của chúng ta đạt đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa” và đề nghị cần “xác lập vị trí mới cho môi trường”.
Và chúng ta đã cụ thể bằng những hành động như:
Xanh hóa chính sách phát triển, hiểu một cách đơn giản, là chính sách hướng tới hay làm cho các hoạt động phát triển ngày càng trở nên thân thiện với tự nhiên, qua đó củng cố nền tảng tự nhiên cho PTBV.
Lý do cho đề xuất:
- Các đổi mới, hoàn thiện chính sách TNMT hiện chủ yếu mới nhằm vào bảo vệ hơn là xanh hóa.
- Yêu cầu về nền tảng tự nhiên cho PTBV trong các đổi mới, hoàn thiện chính sách hiện hành chưa phải là trọng tâm, trung tâm.
Việc xanh hóa các chỉ tiêu phát triển nên được tiến hành đồng thời theo cả 2 hướng:
- Tăng cường các chỉ tiêu xanh trong bộ chỉ tiêu PTBV các cấp độ (quốc gia, địa phương); và
- Tăng cường giá trị hóa các chỉ tiêu về TNMT
Cho đến nay chúng ta vẫn còn đang quản lý TNMT chủ yếu là về mặt vật lý (số lượng, trữ lượng, …) mà chưa phải về mặt giá trị.
Thực hiện quy hoạch BVMT làm cơ sở cho các quy hoạch phát triển khác
Quy hoạch BVMT đã được xác định trong Luật BVMT nhưng hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể thực hiện quy hoạch BVMT, nhất là phân vùng môi trường với cơ sở phân vùng là năng lực tải của môi trường.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Diệp

>> xem thêm

Bình luận(0)