Ham có nhà lầu xe hơi, vỡ mộng mất trắng tiền tỷ

Google News

Các loại hình đầu tư lừa đảo, mang danh nghĩa app công nghệ hay đầu tư,... mọc lên như nấm, khiến không ít người mất tiền và rơi vào cảnh khốn đốn.

Nở rộ đầu tư sinh lời

Dưới vỏ bọc là các App (ứng dụng) thương mại điện tử, các trò lừa đảo tài chính ngày càng hoành hành và gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho người dân. Bộ Công an vừa phát đi thông tin cảnh báo người dân cảnh giác khi sử dụng ứng dụng phần mềm MyAladdinz, phần mềm này đang hoạt động thương mại điện tử để huy động vốn và kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép.

Đây là một ứng dụng trên điện thoại thông minh đang được quảng cáo, chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, nhất là Facebook, thời gian qua, đồng thời được xem như một công cụ thần kỳ như cây đèn thần trong truyện cổ tích khi mua sắm hàng hóa được hoàn lại tới 80% giá trị hóa đơn, có thể sử dụng để mua nhà, xe trong tương lai.

Bên cạnh app MyAladdinz, một số người gần đây cũng mời chào tham gia ứng dụng mua sắm IBG để mua sắm tích điểm hoàn tiền lên đến 80%. Số tiền 80% được hoàn lại khi mua sắm hàng hóa trên app, tiền sẽ được hoàn về hàng ngày theo 2 giai đoạn với mức 0,1-0,2% IBG trên tổng số Point bạn có. Khách hàng sẽ dùng số điểm đó để tiếp tục mua hàng hoặc bán trên sàn giao dịch.

Ham co nha lau xe hoi, vo mong mat trang tien ty

Mua nhà tậu xe hoàn tiền 80%, coi chừng ăn cú lừa đau

Vụ Alibaba lừa đảo gần 7.000 người với hơn 2.500 tỷ đồng chưa kịp lắng xuống thì một vụ việc tương tự lại xảy ra tại Công ty CP Đầu tư Angel Lina. Cơ quan cảnh sát điều tra đã tiếp nhận đơn tố giác của trên 200 bị hại, với số tiền chiếm đoạt hơn 285 tỷ đồng. Theo như khách hàng tố cáo, công ty này đã vẽ dự án "ma" trên gần 10 khu đất để huy động vốn của khách hàng.

Angel Lina và Alibaba đều nhắm vào tâm lý ham lợi nhuận của khách hàng, đặc biệt là khi thị trường chứng kiến nhiều cơn sốt đất liên tiếp xảy ra. Họ vẽ ra những dự án “ngon ăn” với giá rẻ hơn giá thị trường, thậm chí đưa ra những cam kết, lợi nhuận khủng để hấp dẫn khách hàng.

Địa ốc Alibaba đưa ra cam kết lợi nhuận khủng khi thu mua dự án với lãi suất lên đến 12-15%/6 tháng hoặc 28-35%/năm, cao gấp 4-5 lần so với lãi suất gửi tiền tại ngân hàng.

Nhận biết những kênh đầu tư lừa đảo

Đánh giá về các các app, trang website làm giàu nở rộ, với cam kết mức lãi suất sinh lời cao để lôi kéo người dùng tham gia, chuyên gia Lâm Minh Chánh cho rằng: "Trên đời chẳng có bữa trưa nào miễn phí". Ông cho rằng: “Khủng hoảng là cơ hội để đầu tư thu về lợi suất cao hơn bình thường” chỉ đúng với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, lão luyện.

Theo ông Lâm Minh Chánh, để tránh rơi vào bẫy lừa đảo, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ và nhận diện những một số vấn đề quan trọng. Rất nhiều app được dựng lên nhưng không có tính pháp lý, không được đăng ký kinh doanh, đến tài khoản công ty cũng không có, chính là những biểu hiện của lừa đảo.

Ham co nha lau xe hoi, vo mong mat trang tien ty-Hinh-2

Đầu tư tài chính mùa dịch nở rộ 

Về độ uy tín, ông Chánh lấy ví dụ từ vụ lừa đảo của công ty Địa ốc Alibaba, đây là một doanh nghiệp còn “trẻ măng”, không có tên tuổi trên thị trường nhưng đã thực hiện những dự án lên đến vài chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều người tự gắn mình những danh xưng như “tỷ phú đầu tư”, cũng là một dấu hiệu không đáng tin cậy.

Một vấn đề khách là phương thức tạo ra tiền. Trước khi quyết đinh rót vốn, nhà đầu tư phải hiểu được cách thức vận hành và tạo ra tiền của doanh nghiệp, tổ chức ấy. Làm thế nào mà họ có thể tạo ra lợi suất đến vài chục phần trăm? Các tổ chức lừa đảo thường không giải thích được cách họ tạo ra doanh thu, lợi nhuận hoặc giải thích một cách bâng quơ, thiếu logic.

Liên quan tới cam kết lợi suất cao, ông Chánh cho rằng, những ứng dụng hay mô hình cam kết mang về lợi suất vài chục đến vài trăm phần trăm là hoàn toàn sai. “Trái phiếu cũng chỉ chi trả lãi suất 8-12% là tối đa. Doanh nghiệp làm ăn tốt và có tiếng như Thế giới Di động, Vinamilk,... có thể trả cổ tức 15-20% một năm nhưng họ cũng không bao giờ cam kết lợi suất với cổ đông từ trước”, ông nói.

Đưa ra tư vấn cho các nhà đầu tư, ông Nghiêm Xuân Huy, Founder & CEO Finhay nhận định, khủng hoảng dịch khiến kinh tế thế giới trải qua suy thoái kéo dài và nhiều người phải đối diện với khó khăn tài chính. Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và tối ưu trong mùa dịch đang là chủ đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay.

Sự phát triển fintech là cơ hội cho các nhà đầu tư thông minh, kết nối với các quỹ tài chính uy tín tại Việt Nam thông qua các cấu trúc đầu tư với số vốn nhỏ chỉ từ 50.000 đồng. Các chuyên gia của quỹ tài chính sẽ thay người dùng đầu tư tại thị trường cổ phiếu, trái phiếu với mục tiêu sinh lợi nhuận.

Đại diện công ty bảo hiểm Vietinbank Tràng An nhận xét, các Fintech, Finhay cho phép mọi người vừa có thể đầu tư, vừa có thể tích lũy từ số vốn nhỏ. Điều này rất thiết thực với sinh viên, những người lao động thu nhập trung bình hoặc như dân văn phòng,...

Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Vân, sáng lập Mạng lưới Tài chính cá nhân Việt Nam cho rằng, việc quản lý tài chính là quá trình tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, không chỉ trong mùa dịch.

Ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người mất việc, nên quản lý tài chính cá nhân trở nên quan trọng hơn. Trong gian đoạn này, nhà đầu tư chỉ nên tập trung các kênh an toàn như vàng, fintech hay các doanh nghiệp có báo cáo kinh doanh tốt trên thị trường chứng khoán.

Theo Thư Kỳ/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)