Những lỗi chụp chân dung cơ bản bạn thường gặp

Google News

(Kiến Thức) - Mặc dù là thể loại nhiếp ảnh phổ biến, nhưng vẫn có rất nhiều lỗi mà người dùng dễ dàng mắc phải nếu không để ý khi tác nghiệp.

1. Sử dụng lens ở tiêu cự góc rộng
Nhung loi chup chan dung co ban ban thuong gap
 
Đây là một trong những sai lầm cơ bản nhất của những người chụp ảnh. Khi chụp với ống kính có tiêu cự khoảng tầm từ 35mm trở xuống, hiệu ứng của ống kính góc rộng sẽ rất rõ ràng: những chủ thể gần (thường là người được chụp) sẽ to hơn những chủ thể ở xa, đồng nghĩa với việc xuất hiện hiện tượng “mũi to” hay “trán lồi”, “mắt trợn”. Tất cả những hiệu ứng không mong muốn này đều rất tệ nếu xuất hiện trên một bức ảnh chân dung.
Cách khắc phục: để đảm bảo tình trạng này không xảy ra, bạn hãy sử dụng một ống kính có tiêu cự tối thiểu là 50mm, và tốt nhất là khoảng từ 70-85mm để đảm bảo loại bỏ hiện tượng méo hình.
2. Lấy nét sai/độ sâu trường ảnh (DOF) quá mỏng
Nhung loi chup chan dung co ban ban thuong gap-Hinh-2
 
Lỗi này thường xảy ra với những người chưa có kinh nghiệm, hoặc khi sử dụng ống kính có khẩu độ quá lớn, dẫn đến một mắt thì nét, còn một mắt thì mờ (hay còn gọi là "out").
Một lỗi khác mà những người mới chụp cũng gặp, đó là lấy nét sai điểm cần thiết. Ví dụ, cần lấy nét vào mẫu thì lại lấy nét vào … người bên cạnh. Điều này hay xảy ra với chế độ AF tự động hoàn toàn (không chọn điểm lấy nét), hoặc khi lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
Cách khắc phục: Hãy mở khẩu nhỏ lại một chút - thường thì trong khoảng f/2.0 cho đến f/4 là ổn, và luôn cố lấy nét vào mắt của chân dung.
3. Độ sâu trường ảnh lại quá dày
Nhung loi chup chan dung co ban ban thuong gap-Hinh-3
 
Tuy nhiên, khi đóng khẩu quá sâu để lấy được một độ sâu trường ảnh dày, người chụp chân dung sẽ lại mắc phải một lỗi khác, đó là không tách biệt được chủ thể với hậu cảnh.
Đây là lý do chính mà các ống kính với khẩu độ lớn, tiêu cự dài rất được ưa chuộng để chụp ảnh cưới, hay nói cách khác là chụp chân dung. Vì chúng có trường nét rất mỏng, có khả năng phân tách chủ thể ra khỏi hậu cảnh, làm mờ hậu cảnh rất tốt.
Vì thế, khi chụp chân dung bạn hãy cố gắng lựa chọn tiêu cự ở mức lớn và mở khẩu độ cao nhất có thể để tạo được hiệu ứng xóa phông vừa đủ làm nổi bật chủ thể.
4. Đầu của chủ thể bị dính với vật cảnh ở phông nền
Nhung loi chup chan dung co ban ban thuong gap-Hinh-4
 
Đây là lỗi rất hay xuất hiện với những người thiếu kinh nghiệm, chỉ chú ý tới mẫu mà không để ý tới hậu cảnh. Cho dù chụp ảnh chân dung với ống kính tiêu cự dài. Tệ nhất trong số những lỗi không chú ý hậu cảnh là để một đường thẳng xuất hiện “đâm xuyên” qua đầu chủ thể. Những vật thể này nhiều khi tạo ra những bức ảnh "kì lạ", và làm người xem ảnh không còn chú ý vào chủ thể, mà chú ý tới hậu cảnh nhiều hơn.
Cách khắc phục ở đây là mở khẩu độ lớn, tiêu cự dài để xóa mờ hậu cảnh. Ngoài ra, hãy chú ý góc chụp để tránh những đường thẳng không đáng có cắt ngang qua đầu người chụp.
5. Đổ bóng nặng
Nhung loi chup chan dung co ban ban thuong gap-Hinh-5
 
Còn gì tệ và khó chỉnh sửa hơn (nếu bạn chưa quen với việc hậu kỳ ảnh) nếu khuôn mặt của mẫu loang lổ khoảng sáng, khoảng tối.
Lỗi này thường bị bắt gặp khi mẫu đứng dưới nắng mạnh, và phần tóc tạo ra bóng trên khuôn mặt, hoặc khi đứng trong bóng râm nhưng ánh nắng vẫn xuyên qua, tạo ra các khoảng sáng trên mặt. Đặc biệt là khi sử dụng flash để chụp chân dung.
Cách khắc phục: Đừng chụp mẫu khi nắng quá mạnh. Nếu bắt buộc phải chụp, hãy sử dụng flash để đánh bù sáng lên mặt mẫu, tránh những khoảng sáng tối không đều, hoặc sử dụng tấm hắt sáng với mục đích tương tự.

 

Trần Đăng

Bình luận(0)