Ánh xạ của khái niệm "vỡ mộng tan tành" này cũng đã xuất hiện về sau trong các bài hát nổi tiếng của nước Nga mới.
- "Buổi sáng ảm đạm, mất mát, chán chường, giấc mơ đã vỡ tan", những ca từ lạc tông với không khí hân hoan, lạc quan, đón năm mới thường có lại được người Việt mến mộ. Xuất hiện từ đầu thập kỷ 80 nhưng tới nay, cứ mỗi dịp Tết đến, lại vang đâu đó khúc hát "Happy New Year".
Cầu mong năm mới hạnh phúc
Đầu thập kỷ 80, con sóng ABBA tràn vào một Hà Nội đang rất chuộng quần bò. Bọn trẻ thời bao cấp chợt nhìn thấy trên màn hình nối với video cassette “Cô Trắng”. Chúng thắt ruột lại khi nhận thấy, khá sexy vì ngồi trên giường ngủ, cô cất giọng hát.
Cô Trắng (mamzelle blanche) là cách gọi Agnetha Fältskog của cha mẹ chúng tôi, họ khá rành tiếng Pháp. Họ nhìn cách chúng tôi mê nhạc ABBA, Smokie … có chút phê phán, lẫn thương hại. Với họ, tiếng Pháp mới là tất cả, vừa lãng mạn vừa sâu lắng.
Ý trung nhân của Cô Trắng - đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, có cảm giác như ngoài trời vừa tràn qua một trận bão? Hay anh ta ngắm bóng câu của cuộc đời đang lướt qua cửa?
Chỉ biết sáng mồng một Tết tây ấy, là “buổi sáng ảm đạm” (grey). Đôi uyên ương sau tiệc giao thừa, cảm thấy “mất mát” (lost), chán chường (blue). Vào chính cái lúc tiệc tàn theo nhiều nghĩa này, họ quyết định nói chuyện với chúng ta. Rằng “chúc mừng năm mới”.
|
Bài Happy New Year – khi Hà Nội được nghe – nhìn lần đầu khoảng những năm 80 |
Họ cũng đã triết lý, thậm chí dự báo. Vào những năm đầu thập niên 80 ấy, chúng tôi đã hoảng hồn, khi nghe những dòng sau trong điệp khúc, vì người Việt kiêng nói đến sự chết chóc vào năm sớm (Tết):
Happy New Year |
Cầu mong năm mới hạnh phúc |
Happy New Year |
Cầu mong năm mới hạnh phúc |
May we all have our hopes, our will to try |
Mong sao (đời) ta chứa chan hy vọng, ngập tràn chí hướng |
If we don’t we might as well lay down and die |
Nếu khôn thì (cầm bằng) nằm xuống mà chết đi (còn hơn) |
Tại thế giới lúc đó còn bị “chia ba phe, bốn mâu thuẫn”, bài hát đến từ Thụy Điển, nơi mà các bạn Xô viết (thì thào) bảo rằng cũng là một thứ chủ nghĩa xã hội (tạm thời hoành tráng hơn Liên Xô). Vậy mà ABBA đã hát gì?
That the dreams we had before |
Những giấc mơ chúng ta từng có |
Are all dead, nothing more |
Đã vỡ tan, chẳng còn gì |
Than confetti on the floor |
Ngoài những vỏ giấy kẹo vương vãi trên sàn |
Bản dịch sang tiếng Nga dịch câu trên thành “разбитые мечты”/những giấc mơ bị tan vỡ (разбитые мечты лежат на полу, как цветные конфетти ). Và ánh xạ của khái niệm “vỡ mộng tan tành” này cũng đã xuất hiện về sau trong các bài hát nổi tiếng của nước Nga mới. Chúng ta đã không ngờ sẽ dấn thân vào một tranh biện âm thầm nhưng quyết liệt, giữa các bài hát của hai thứ tiếng Anh – Nga về những định mệnh chính trị.
Giấc mộng vỡ tan tành
Hôm nay nhìn vào menu trên Wikipedia giới thiệu bài hát này bằng 11 thứ tiếng. Ngoài ảnh hưởng ở quê hương Bắc Âu (tiếng Thụy Điển, Hà Lan, Na Uy, Phần Lan), bài hát còn được giới thiệu bằng tiếng Tây Ban Nha (hẳn là do nó được hát quá hay, quá nổi tiếng bằng ngữ này) với tên gọi là Fecilidad. Nó từng được ưa chuộng lắm ở đất nước có nhiều ý nghĩa với Việt Nam là Argentina.
Quan trọng hơn là menu cho thấy bài hát được giới thiệu trên Wikipedia bằng các thứ tiếng Đông Âu (tiếng Nga, Rumania, Ba Lan), ở Trung Quốc, và ở Việt Nam! Dĩ nhiên là bản tiếng Anh của nó làm thay các thứ tiếng còn lại của thế giới, nhưng rõ ràng người dân của các nước Xô viết cũ chuộng bài này, hơn người Pháp chẳng hạn.
Bài hát này bắt đầu phổ biến từ năm 1980 – năm của Olympic Moscow lộng lẫy cực kỳ, một thứ đỉnh cao muôn trượng, sau tuyên bố của Breznev về Liên Xô tiến nhanh mạnh sang “Chủ nghĩa xã hội phát triển” - hy vọng tràn đầy.
Ta nghe ABBA hát:
May we all have a vision now and then |
Mong sao chúng ta luôn nuôi viễn cảnh |
Of a world where every neighbour is a friend |
Về một thế giới nơi mỗi người hàng xóm là một người bạn |
Nhưng ABBA rõ ràng đã muốn lắm, dự báo những gì sẽ xảy ra vào một thập kỷ sau:
Who can say what we’ll find |
Ai sẽ tiên đoán |
What lies waiting down the line |
Điều gì đợi chúng ta tại lằn ranh |
In the end of eighty-nine |
Cuối năm 89 |
Cái gì đã gõ cửa vào điểm chót thập kỷ 80? Đó là những luồng gió báo hiệu sự sụp đổ của Liên bang lớn nhất hành tinh. Phương Tây có bài hát Wind of change (Ngọn gió đổi thay, của ban nhạc Scorpions, 1990) dìu dặt mà hoành tráng. Một thế giới mới đã định dạng, như đoạn sau đây trong bài Happy New Year từng dự cảm:
Sometimes I see |
Có lúc tôi nhận biết |
How the brave new world arrives |
Thế giới mới xồng xộc đến ra sao |
And I see how it thrives |
Và tôi nhận thấy nó đang thịnh vượng |
In the ashes of our lives |
Trên tro tàn của sinh mệnh chúng ta |
Tâm can của người dân nước Nga mới như được nhìn thấu. Những người Việt ở Liên Xô cũ ngay từ năm 1990 đã nghe bài hát Những bông tuy líp màu vàng (Желтые тюльпаны) gợi lại khái niệm giấc mơ tan vỡ trong bài Happy New Year của 10 năm về trước.
В том, что разбились мечты, |
Về chuyện những ước mơ bị đổ vỡ |
Не виноваты цветы |
Những bông hoa đâu có lỗi gì… |
Những bông tuy líp màu vàng dùng giai điệu buồn tả tâm trạng tạm chấp nhận sự phù phiếm, cố giấu đi một nỗi đau tâm hồn sâu thẳm. Đó hẳn là tâm tưởng của những người không nhập cuộc được với cuộc sống mới vần vũ những dấu hiệu của chia tay, khi những ngôi sao sớm đã phai tàn (Вестники разлуки/Цвета запоздалой/Утренней звезды).
Người Việt hẳn lại nhớ khái niệm “giấc mơ tan vỡ” của bài Happy New Year, khi đọc bài của một nhà báo Pháp đứng nhìn cảnh toà nhà Xô viết tối cao Nga bị xe tăng của tổng thống Nga pháo kích trực diện năm 1993. Ông tuyệt vọng viết “một trong những giấc mơ đẹp nhất của nhân loại đã vỡ tan” (l’un des plus beaux rêves de l’humanité est mort).
Ngọn gió đổi thay
Nhưng một bài hát được người Nga, và cả người Việt gần gũi nước Nga, ưa chuộng nhất, là Hãy mang em theo (Позови Меня С Собой), thể hiện một cách trữ tình, những kiên quyết, cả tâm tưởng và hy vọng, chí hướng. Bài hát này như đối đáp lại bài Wind of change (Ngọn gió đổi thay), xuyên qua không gian, thời gian, qua câu:
Снова от меня ветер злых перемен тебя
Уносит |
Những ngọn gió đổi thay độc ác lại cuốn anh đi |
Не оставив мне даже тени взамен |
Mà không để lại ngay cả bóng tối để choán chỗ trống trải… |
|
“Hãy mang em theo”, bài hát Nga, 1998. |
Bằng âm điệu buồn, nhưng bài hát không sờn lòng vì mất mát, không đắm vào chán chường, buổi sáng cũng không hề là màu xám cho dù cô gái phải gõ cửa vào ngày mới một mình, đi tìm lại tình yêu, năm này qua năm khác. Xung quanh là những khuôn mặt vô cảm, không quen biết, nhưng cô gái vẫn bất chấp những lời can ngăn, những đêm đen độc ác, bất chấp anh ta cố không nhận ra cô. Kêu gọi người yêu “Hãy mang em theo”, cô hứa:
Я приду туда, где ты |
Em sẽ đến bên anh |
Нарисуешь в небе солнце |
Để vẽ lại mặt trời cho bầu trời (xám) |
Где разбитые мечты |
Còn ở những nơi nào giấc mơ tan vỡ |
Обретают снова силу высоты |
Em sẽ làm chúng lại bay cao… |
Trở lại với “Happy New Year”, ABBA miêu tả rất đúng về con người.
Oh yes, man is a fool |
Ồ, thật đấy, con người quả là chàng khờ |
And he thinks he’ll be okay |
Cứ nghĩ rằng rồi mình rồi sẽ OK |
Dragging on, feet of clay |
Lê lết trên đôi chân đất sét |
Never knowing he’s astray |
Không hề biết rằng hắn đã đi chệch đường |
Keeps on going anyway... |
Nên cứ lao đầu đi tới |
Lê Đỗ Huy