Lời dạy sâu sắc của Phật: "Càng tranh đua sai đúng, bản thân càng phiền não"

Google News

Phật dạy: "Lấy không giận thắng giận, lấy thiện thắng không thiện, lấy thí thắng tham lam, lấy chân thành thắng giả dối". Hơn thua ở đời có ý nghĩa gì?

Liên tục đi theo chửi mắng Đức Phật để rồi xấu hổ ê chề
Thủa Đức Phật còn tại thế, Phật Giáo phát triển hưng thịnh hơn bao giờ hết. Trước ánh hào quang rực rỡ của đấng tối cao, có không ít kẻ đối đầu, ghen tỵ với ngày. Có 1 thầy Bà la môn (Tôn giáo đối chọi với Phật giáo thời bấy giờ) rất căm tức Đức Phật. Ông ta luôn lẽo đẽo theo sau, mắng chửi Ngài thậm tệ. Thế nhưng, Đức Phật vẫn bình thản bước đi. Thầy Bà la môn thấy vậy tức lắm, bèn chặn đường ngài chất vấn: "Này Đức Phật, ngài có bị điếc không?"
Đức Phật ôn tồn đáp: "Ta không"
Loi day sau sac cua Phat:
 
"Không điếc, sao tôi chửi ngài thậm tệ như vậy mà không có phản ứng gì?"
"Việc ta không điếc và ông mắng chửi ta có liên quan gì đến nhau ư? Chẳng hạn nhà ông có giỗ, bà con đến dự. Khi họ sắp về, ông bèn tặng qua họ, nhưng họ không nhận thì quà thuộc về ai?"
Thầy Bà la môn đáp: "Thuộc về tôi chứ ai nữa".
Đức Phật mỉm cười: "Cũng như ông chửi ta, nhưng ta không nhận, thì lời chửi mắng đó sẽ gửi lại cho ông".
Lời dạy sâu sắc của Phật về sự hơn thua
Từ câu chuyện trên, ta có thể hiểu rằng, đừng nên cố gắng chứng minh mình đúng, dù phải nhận lấy lời phỉ báng, công kích nặng nề. Vốn dĩ, càng tranh đua sai đúng, bản thân càng vướng sâu vào phiền não, lãng phí mất quỹ thời gian có giá trị.
Phật dạy: "Lấy không giận thắng giận, lấy thiện thắng không thiện, lấy thí thắng tham lam, lấy chân thành thắng giả dối". Đức Phật luôn hướng con người đến gốc thiện. Mà muốn hướng đến gốc thiện, phải biết buông bỏ được tham sân si, kiềm chế dục vọng tham lam của bản thân. Nên nhớ, người chiến thắng là người tha thứ trước tiên, người khôn ngoan là người luôn biết tránh va chạm một cách xuất sắc.
Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)