Chợ gia súc tại Karachi, Pakistan là một trong những khu buôn bán có quy mô nhất tại châu Á. Khu chợ có riêng một khu vực cho thương lái đem đến hàng trăm chú lạc đà xuất xứ từ vùng nông thôn Sindh của nước này.Hiển nhiên là người bán nào cũng muốn lạc đà của mình đẹp mã nhất. Nhưng giữa rừng lạc đà chen chúc như thế này, trở nên khác biệt là một bài toán gây đau đầu cho nhà buôn. Họ đã làm như thế nào?Tân trang cho lạc đà bằng những tấm áo choàng dệt hoa văn tinh xảo? Ồ không, bạn nhầm rồi. Đây thực chất là tấm lưng đã được tỉa tót của một chú lạc đà.Một người bán cho hay: “Khách hàng đều thích những con gia súc có vẻ ngoài đẹp. Chúng tôi tìm đến sử dụng dịch vụ tỉa lông cho lạc đà để ‘tân trang nhan sắc’ cho chúng, trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người mua”.Ali Hassan - một thợ tỉa lông lạc đà "mát tay" từng có thời gian làm thợ cắt tóc. Nắm bắt thị hiếu mới lạ của các nhà buôn, Ali chuyển hết vốn liếng, kỹ năng sang làm nghề tỉa tót cho lạc đà.Với mỗi chú lạc đà cần sửa sang ngoại hình, anh sẽ thu về 2.000-3.000 rupee (khoảng 15 USD). Vài tuần trước lễ hội truyền thống Eid-ul-Azha của người Hồi giáo tại Pakistan là thời điểm bận rộn nhất của anh.Ali đã sáng tạo ra 14 kiểu dáng hoa văn khác nhau để áp dụng cho từng chú lạc đà, tùy thuộc và kích thước và màu sắc của chúng. Toàn bộ quá trình “tân trang nhan sắc” cho lạc đà mất tới 4 giờ đồng hồ.Lạc đà trở thành "thị trường" béo bở cho những tay thợ tỉa lông như Ali, tạo thành một nghề mới đầy độc đáo mà có lẽ không đâu trên thế giới có.Thậm chí với mức độ tinh xảo như thế này, có lẽ giới nghệ sỹ điêu khắc, chạm trổ sẽ phải suy nghĩ về việc công nhận một 'loại hình' nghệ thuật mới? Khó có thể tin đây là tác phẩm từ một chiếc kéo nhỏ bình thường.Khoan bàn về giá trị nghệ thuật, những "kiệt tác" như thế này được đánh giá là rất "đáng đồng tiền bát gạo". Một thương lái cho biết: “Lạc đã với bộ lông được tỉa tót, tạo hình cẩn thận bán được giá hơn từ 10.000-15.000 rupee”.
Chợ gia súc tại Karachi, Pakistan là một trong những khu buôn bán có quy mô nhất tại châu Á. Khu chợ có riêng một khu vực cho thương lái đem đến hàng trăm chú lạc đà xuất xứ từ vùng nông thôn Sindh của nước này.
Hiển nhiên là người bán nào cũng muốn lạc đà của mình đẹp mã nhất. Nhưng giữa rừng lạc đà chen chúc như thế này, trở nên khác biệt là một bài toán gây đau đầu cho nhà buôn. Họ đã làm như thế nào?
Tân trang cho lạc đà bằng những tấm áo choàng dệt hoa văn tinh xảo? Ồ không, bạn nhầm rồi. Đây thực chất là tấm lưng đã được tỉa tót của một chú lạc đà.
Một người bán cho hay: “Khách hàng đều thích những con gia súc có vẻ ngoài đẹp. Chúng tôi tìm đến sử dụng dịch vụ tỉa lông cho lạc đà để ‘tân trang nhan sắc’ cho chúng, trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người mua”.
Ali Hassan - một thợ tỉa lông lạc đà "mát tay" từng có thời gian làm thợ cắt tóc. Nắm bắt thị hiếu mới lạ của các nhà buôn, Ali chuyển hết vốn liếng, kỹ năng sang làm nghề tỉa tót cho lạc đà.
Với mỗi chú lạc đà cần sửa sang ngoại hình, anh sẽ thu về 2.000-3.000 rupee (khoảng 15 USD). Vài tuần trước lễ hội truyền thống Eid-ul-Azha của người Hồi giáo tại Pakistan là thời điểm bận rộn nhất của anh.
Ali đã sáng tạo ra 14 kiểu dáng hoa văn khác nhau để áp dụng cho từng chú lạc đà, tùy thuộc và kích thước và màu sắc của chúng. Toàn bộ quá trình “tân trang nhan sắc” cho lạc đà mất tới 4 giờ đồng hồ.
Lạc đà trở thành "thị trường" béo bở cho những tay thợ tỉa lông như Ali, tạo thành một nghề mới đầy độc đáo mà có lẽ không đâu trên thế giới có.
Thậm chí với mức độ tinh xảo như thế này, có lẽ giới nghệ sỹ điêu khắc, chạm trổ sẽ phải suy nghĩ về việc công nhận một 'loại hình' nghệ thuật mới? Khó có thể tin đây là tác phẩm từ một chiếc kéo nhỏ bình thường.
Khoan bàn về giá trị nghệ thuật, những "kiệt tác" như thế này được đánh giá là rất "đáng đồng tiền bát gạo". Một thương lái cho biết: “Lạc đã với bộ lông được tỉa tót, tạo hình cẩn thận bán được giá hơn từ 10.000-15.000 rupee”.