Từ năm 1941 đến năm 1979, đất nước Iran đặt dưới sự cai trị của Vua Mohammad Reza Pahlavi (Shah). Trong ảnh, Vua Mohammed Reza Pahlevi, vợ ông, Hoàng hậu Fawzia và công chúa nhỏ Shahnaz trong khuôn viên cung điện của họ gần Tehran, Iran, vào năm 1942. (Nguồn ảnh: Bussiness Insider)Do Iran có nguồn cung dầu lớn, gần Ấn Độ và có đường biên giới chung với Liên Xô nên Anh và Mỹ hoàn toàn ủng hộ chính phủ Iran khi đó. Ảnh: Quảng trường Sepah, quảng trường chính ở Tehran, Iran, ngày 20/4/1946.Trong thời gian trị vì, Vua Pahlavi đã tiến hành một loạt cải cách nhằm biến Iran thành một quốc gia hiện đại theo hướng phương Tây.Shah đã cố gắng biến việc tuân thủ tôn giáo thành nhiệm vụ phụ thuộc vào nhà nước. Một phần trong biện pháp của Iran để đạt được điều này là thông qua lệnh cấm đeo mạng che mặt nơi công cộng.Phụ nữ cũng được khuyến khích đi học và nhận được nền giáo dục.Tuy nhiên, lệnh cấm trang phục tôn giáo của ông đã khiến những người bảo thủ tôn giáo và những người theo chủ nghĩa truyền thống xa lánh và thất vọng.Các cơ hội giáo dục được mở rộng đáng kể. Trang phục và chuẩn mực phương Tây cũng ăn sâu vào bộ phận lớn dân số Iran.Người dẫn đầu phong trào Tây hóa là gia đình hoàng gia Iran. Trong ảnh là Hoàng hậu Soraya.Shah và Soraya kết hôn vào ngày 12 tháng 2 năm 1951. Theo tạp chí Tatler, Soraya mặc chiếc váy cưới của Christian Dior được đính 6.000 viên kim cương và 20.000 chiếc lông vũ marabou.Tuy nhiên, Soraya và Shah ly hôn năm 1958. Việc Soraya rời khỏi hoàng gia được một số người hoan nghênh, họ cho rằng xuất thân từ Đức và Công giáo của bà khiến bà không đáng tin cậy.Theo lời mời của gia đình hoàng gia, Iran đã trở thành điểm đến phổ biến cho những người nổi tiếng và nguyên thủ quốc gia. Trong ảnh, một diễn viên người Ý và chồng cô đến dự một cuộc thi thể thao với tư cách là khách của Công chúa Iran Ashraf năm 1963.Gia đình hoàng gia Iran đã đáp lại và đi thăm nhiều thủ đô trên thế giới. Trong ảnh, Shah và Soraya gặp Thủ tướng Anh Winston Churchill ở London.Năm 1959, Shah kết hôn với Farah Diba. Họ có bốn người con. Ảnh: Vua Iran cùng người vợ thứ ba, Hoàng hậu Farah Diba, và con trai là Thái tử Reza.Một cảnh đường phố cho thấy người đi bộ trên vỉa hè ở Tehran, Iran, ngày 16/6/1970.Năm 1967, Shah đã lấy danh hiệu Ba Tư cũ là "Shahanshah" hay Vua của các vị vua, tại một buổi lễ đăng quang ở Tehran. Ảnh: Shah Mohammad Reza Pahlavi trao vương miện cho Hoàng hậu Farah tại lễ đăng quang của họ vào năm 1967.Các lễ kỷ niệm do chính phủ tài trợ cũng được tổ chức trên khắp đất nước để tôn vinh nguồn gốc Ba Tư của Iran.Bất chấp quan điểm của Iran về quá khứ, chính phủ vẫn tiếp tục coi trọng giáo dục và sự phát triển của trẻ em. Ảnh: Một cảnh đường phố cho thấy người đi bộ chen chúc giữa dòng xe cộ đông đúc ở Tehran năm 1970.Tehran tài trợ cho chương trình du học châu Âu dành cho người Iran, và các trường học và phòng khám được xây dựng trên khắp vùng nông thôn Iran để chăm sóc trẻ em nghèo.Giá dầu cao và sự ổn định tương đối ở Trung Đông đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của tầng lớp doanh nhân tại các thành phố lớn của Iran.Đến năm 1975, Shah đã bãi bỏ chế độ đa đảng của Iran và tập trung ngày càng nhiều quyền lực vào tay mình theo đảng Rastakhiz (Phục sinh) được chính phủ cho phép.Ngày 16/1/1979, Mohammad Reza Shah Pahlavi trốn khỏi Iran trong cuộc Cách mạng Hồi giáo. Sau đó, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Khomeini tiếp quản đất nước. Ảnh: Du khách tại một khu nghỉ dưỡng ở Iran năm 1971.
Từ năm 1941 đến năm 1979, đất nước Iran đặt dưới sự cai trị của Vua Mohammad Reza Pahlavi (Shah). Trong ảnh, Vua Mohammed Reza Pahlevi, vợ ông, Hoàng hậu Fawzia và công chúa nhỏ Shahnaz trong khuôn viên cung điện của họ gần Tehran, Iran, vào năm 1942. (Nguồn ảnh: Bussiness Insider)
Do Iran có nguồn cung dầu lớn, gần Ấn Độ và có đường biên giới chung với Liên Xô nên Anh và Mỹ hoàn toàn ủng hộ chính phủ Iran khi đó. Ảnh: Quảng trường Sepah, quảng trường chính ở Tehran, Iran, ngày 20/4/1946.
Trong thời gian trị vì, Vua Pahlavi đã tiến hành một loạt cải cách nhằm biến Iran thành một quốc gia hiện đại theo hướng phương Tây.
Shah đã cố gắng biến việc tuân thủ tôn giáo thành nhiệm vụ phụ thuộc vào nhà nước. Một phần trong biện pháp của Iran để đạt được điều này là thông qua lệnh cấm đeo mạng che mặt nơi công cộng.
Phụ nữ cũng được khuyến khích đi học và nhận được nền giáo dục.
Tuy nhiên, lệnh cấm trang phục tôn giáo của ông đã khiến những người bảo thủ tôn giáo và những người theo chủ nghĩa truyền thống xa lánh và thất vọng.
Các cơ hội giáo dục được mở rộng đáng kể. Trang phục và chuẩn mực phương Tây cũng ăn sâu vào bộ phận lớn dân số Iran.
Người dẫn đầu phong trào Tây hóa là gia đình hoàng gia Iran. Trong ảnh là Hoàng hậu Soraya.
Shah và Soraya kết hôn vào ngày 12 tháng 2 năm 1951. Theo tạp chí Tatler, Soraya mặc chiếc váy cưới của Christian Dior được đính 6.000 viên kim cương và 20.000 chiếc lông vũ marabou.
Tuy nhiên, Soraya và Shah ly hôn năm 1958. Việc Soraya rời khỏi hoàng gia được một số người hoan nghênh, họ cho rằng xuất thân từ Đức và Công giáo của bà khiến bà không đáng tin cậy.
Theo lời mời của gia đình hoàng gia, Iran đã trở thành điểm đến phổ biến cho những người nổi tiếng và nguyên thủ quốc gia. Trong ảnh, một diễn viên người Ý và chồng cô đến dự một cuộc thi thể thao với tư cách là khách của Công chúa Iran Ashraf năm 1963.
Gia đình hoàng gia Iran đã đáp lại và đi thăm nhiều thủ đô trên thế giới. Trong ảnh, Shah và Soraya gặp Thủ tướng Anh Winston Churchill ở London.
Năm 1959, Shah kết hôn với Farah Diba. Họ có bốn người con. Ảnh: Vua Iran cùng người vợ thứ ba, Hoàng hậu Farah Diba, và con trai là Thái tử Reza.
Một cảnh đường phố cho thấy người đi bộ trên vỉa hè ở Tehran, Iran, ngày 16/6/1970.
Năm 1967, Shah đã lấy danh hiệu Ba Tư cũ là "Shahanshah" hay Vua của các vị vua, tại một buổi lễ đăng quang ở Tehran. Ảnh: Shah Mohammad Reza Pahlavi trao vương miện cho Hoàng hậu Farah tại lễ đăng quang của họ vào năm 1967.
Các lễ kỷ niệm do chính phủ tài trợ cũng được tổ chức trên khắp đất nước để tôn vinh nguồn gốc Ba Tư của Iran.
Bất chấp quan điểm của Iran về quá khứ, chính phủ vẫn tiếp tục coi trọng giáo dục và sự phát triển của trẻ em. Ảnh: Một cảnh đường phố cho thấy người đi bộ chen chúc giữa dòng xe cộ đông đúc ở Tehran năm 1970.
Tehran tài trợ cho chương trình du học châu Âu dành cho người Iran, và các trường học và phòng khám được xây dựng trên khắp vùng nông thôn Iran để chăm sóc trẻ em nghèo.
Giá dầu cao và sự ổn định tương đối ở Trung Đông đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của tầng lớp doanh nhân tại các thành phố lớn của Iran.
Đến năm 1975, Shah đã bãi bỏ chế độ đa đảng của Iran và tập trung ngày càng nhiều quyền lực vào tay mình theo đảng Rastakhiz (Phục sinh) được chính phủ cho phép.
Ngày 16/1/1979, Mohammad Reza Shah Pahlavi trốn khỏi Iran trong cuộc Cách mạng Hồi giáo. Sau đó, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Khomeini tiếp quản đất nước. Ảnh: Du khách tại một khu nghỉ dưỡng ở Iran năm 1971.