Giải mã “thần kỳ” khăn đội đầu khi tắm suối nóng của người Nhật

Google News

Từ cách đây hàng ngàn năm, người dân Nhật Bản đã coi các suối nước nóng (hay còn gọi là Onsen) là địa điểm linh thiêng dùng để chữa bệnh.

Từ cách đây hàng ngàn năm, người dân Nhật Bản đã coi các suối nước nóng (hay còn gọi là Onsen) là địa điểm linh thiêng dùng để chữa bệnh.
Giai ma
Tắm suối nước nóng là một trong những lựa chọn tuyệt vời của du khách khi tới Nhật. 
Ngâm mình trong làn nước nóng giữa khung cảnh thiên nhiên là liệu pháp hữu hiệu nhất để thư giãn, giảm mệt mỏi căng thẳng. Đây cũng là khởi điểm cho văn hóa tắm suối nước nóng vô cùng tinh tế và mang đầy triết lý của người Nhật.
Giai ma
Tắm suối nước nóng từ lâu đã được người Nhật coi là một nét văn hóa truyền thống. 
Ngày nay, các suối nước nóng nổi tiếng tại đất nước mặt trời mọc như Hakone Onsen, Yufuin Onsen, Kusatsu Onsen, hay Kurokawa Onsen đều đã trở thành những khu du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách. Vậy bạn có chắc mình đã hiểu hết văn hóa tắm suối nước nóng của người Nhật?
Với những người nước ngoài, điểm nổi bật nhất trong văn hóa tắm suối nước nóng hay trong lúc xông hơi của người Nhật chính là chiếc khăn trắng đội đầu. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng này trong các bộ phim xứ hoa anh đào hoặc thậm chí là trong cách bộ truyện tranh nổi tiếng như Doraemon hay Conan.
Là một chi tiết nhỏ và không được mấy ai chú ý khi đi tắm suối nước nóng thế nhưng chiếc khăn đội đầu của người Nhật lại có công dụng vô cùng “thần kỳ” với sức khỏe, thậm chí còn có thể cứu sống bạn trong nhiều truòng hợp.
Trước khi đội lên đầu, người Nhật thường làm ướt chiếc khăn này bằng nước nóng hoặc nước lạnh trong mỗi hoàn cảnh và điều kiện thời tiết khác nhau.
Vào mùa đông, khi nhiệt độ ngoài trời và làn nước chênh lệch lớn, chiếc khăn đội đầu sẽ được nhúng nước nóng, sau đó đội lên đầu nhằm giúp giữ ấm và ổn định huyết áp cho cơ thể bạn.
Giai ma
Chiếc khăn được nhúng nước nóng hoặc nước lạnh trước khi đội lên đầu. 
Còn vào mùa hè, tình trạng chênh lệch nhiệt độ sẽ dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Chiếc khăn giờ có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ phần cơ thể trên, giúp điều hòa mạch máu một cách hài hòa nhất.
Tuy nhiên, có một điều cấm kỵ với người Nhật đó là việc để khăn đội đầu chạm hoặc rơi xuống suối nước nóng. Việc làm này sẽ khiến nguồn nước không còn sạch và làm mất đi sự linh thiêng của mỗi nguồn nước.
Nếu vô ý để rớt khăn xuống nước, việc đầu tiên bạn cần làm là vớt lên và mang lên bờ để vắt sạch nước chứ tuyệt đối không được vắt ngay dưới suối.
Giai ma
Suối nước nóng được coi là chốn linh thiêng của người Nhật dùng để chữa bệnh. 
Ngoài ra, nếu muốn trải nghiệm văn hóa tắm suối nước nóng của người Nhật, bạn nên chú ý những điều sau để không tự biến mình thành người khiếm nhã trước mặt các du khách:
- Không mang giày dép đến gần khu vực tắm của suối: Các suối nước nóng thường trải thảm Tatami truyền thống của Nhật. Đi giày lên chiếu bị coi là hành động vô cùng bất lịch sự. Bạn sẽ phải cởi bỏ và cất giày ngay ngắn ở lối vào phòng thay đồ.
- Ở nhiều suối nước nóng, người Nhật không hề ghi ký hiệu hay bảng chữ phân biệt phòng thay đồi nam và nữ. Bạn phải tự nhớ quy tắc sau: Phòng thay của phụ nữ thường có rèm màu đỏ và phòng của nam thường có rèm màu xanh. Hãy chú ý đừng vào nhầm, nếu không bạn sẽ bị coi là khiếm nhã.
- Tuyệt đối không đi tiểu dưới nước: Trong các phòng tắm công cộng hay các suối nước nóng ở Nhật thường được cho một loại hóa chất vô hại với cơ thể, thế nhưng chúng sẽ chuyển thành màu tím khi tiếp xúc với nước tiểu. Chính vì vậy nếu không muốn người khác biết hành động khịếm nhã này thì bạn đừng làm điều đó.
- Hầu hết các suối nước nóng có chia khu khác giới đều yêu cầu người tắm phải cởi bỏ hết quần áo trên người trước khi xuống nước. Bạn chỉ có thể mang theo các khăn nhỏ vào khu tắm
- Khi lên khỏi suối, việc đầu tiên bạn cần làm là lau khô người trước khi bước chân lên thảm Tatami ở lối đi. Sau khi sử dụng chậu rửa mặt hoặc ghế bạn nên rửa lại sạch sẽ và để vào vị trí cũ.
- Không gây ồn. Không mang theo đồ ăn, nước uống bên ngoài vào khu tắm.
- Khi vào ngâm nước nóng trong thời gian dài có thể xảy ra tình trạng bị chóng mặt và mất nước do hơi nước gây ra nên ở các khu tắm thường trang bị sẵn bình nước uống miễn phí. Khi cơ thể không khỏe (có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn) hoặc khi đang trong kỳ kinh nguyệt thì bạn tuyệt đối không nên đến các suối nước nóng.
Theo Thanh Tuấn/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)