Người bạc tóc, vì sao loài chim không bạc lông khi già?

Google News

Ở người, bạc tóc là hiện tượng bình thường khi về già. Tuy nhiên, không giống như người, các loài chim vẫn giữ được màu lông sặc sỡ ban đầu khi chúng già đi. Vậy đâu là bí quyết của khả năng này ở các loài chim?

1. Vì sao tóc người bị bạc?
Màu sắc của tóc người được tạo nên từ chất sắc tố melanin, những sắc tố này được sản xuất từ một nhóm tế bào chuyên biệt là được gọi là melanocyte. Việc giảm lượng melanin trong tóc sẽ khiến cho tóc bị bạc màu. Khi cơ thể già đi, các tế bào melanocyte giảm và mất hoạt động khiến cho lượng melanin trong tóc giảm xuống. Khi đó, tóc chúng ta sẽ dần dần chuyển sang màu bạc trắng.
2. Lý do khiến loài chim không bị bạc lông khi về già
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng thay vì sử dụng sắc tố như người, loài chim đã thay đổi cấu trúc nano của những sợi lông. Việc này giúp cho lông vũ của chúng có thể phản xạ ánh sáng theo những cách khác nhau. Nhờ đó, nhiều loài chim có bộ lông vô cùng rực rỡ. Điều này đã được phát hiện bởi tiến sĩ Andrew Parnell sau khi ông cùng cộng sự dùng kỹ thuật X-quang để phân tích các sợi lông của chim giẻ cùi.
Cấu trúc đặc biệt trên sợi lông chim giúp chúng có khả năng phản xạ ánh sáng chính là những lỗ khí trên các mô xốp. Chính mật độ và kích thước của các lỗ này tạo nên màu sắc của lông loài chim. Dọc theo một sợi tơ của lông vũ, cấu trúc này có thể biến đổi cho phép sợi lông có nhiều màu sắc khác nhau.
 Các loài chim vẫn giữ được màu lông sặc sỡ khi chúng về già.
Trong suốt quãng đời của chim, cấu trúc các lỗ khí không bị mất đi nên chúng không bị bạc lông giống như người. Những khám phá về cấu trúc độc đáo của lông các loài chim đã mở đường cho sự ra đời của các loại vật liệu và lớp phủ bền màu nhân trong tương lai.
Theo Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)