Thụy Điển là quốc gia lớn đầu tiên ở châu Âu công nhận nhà nước Palestine, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Margot Wallstrom cho hay.
Trước đó, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven phát biểu trước Quốc hội nước này trong diễn văn nhậm chức của mình vào tháng 10 cho biết, chính phủ của Đảng Dân chủ Xã hội của ông sẽ công nhân nhà nước Palestine. Hành động của Thụy Điển chịu rất nhiều chỉ trích từ Israel và Mỹ.
|
Người dân Palestine biểu tình. |
“Việc công nhận ngày hôm nay sẽ đóng góp cho một tương lai tốt hơn trong khu vực mà bị chia cắt lâu nay bởi những cuộc đàm phán không thành, sự phá hủy và sự thất vọng. Một số người sẽ nói rằng quyết định này là quá sớm. Còn tôi thì lại lo sợ rằng nó đã quá muộn”, ông Wallstrom phát biểu.
Người Palestine mong muốn trở thành một nước độc lập ở Bờ Tây và Dải Gaza với phía Đông Jerusalem làm thủ đô của họ. Họ đã tìm cách đến với những cuộc đàm phán hòa bình bằng cách vận động các cường quốc nước ngoài công nhận tuyên bố chủ quyền của họ.
Ông Wallstrom nói rằng động thái của Thụy Điển nhằm đến việc hỗ trợ người Palestine ôn hòa cũng như đem lại hy vọng cho những người trẻ tuổi ở cả hai bên.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công nhận nhà nước Palestine vào năm 2012, nhưng Liên minh châu Âu và hầu hết các nước EU vẫn không công nhận Palestine một cách chính thức.
“Các thành viên EU khẳng định vào năm 2009 rằng họ sẽ sẵn sàng công nhận Nhà nước Palestine khi đến thời điểm thích hợp. Chúng tôi bây giờ đã sẵn sàng để dẫn đầu. Chúng tôi hy vọng điều này có thể chỉ đường cho những người khác”, ông Wallstrom cho biết.
Ông Wallstrom cho hay mặc dù rằng chính quyền Palestine không có toàn quyền kiểm soát đất đai và đất nước không có đường biên giới cố định, Palestine vẫn phù hợp với các tiêu chí trong luật pháp quốc tế về việc công nhận một đất nước.
“Cùng với những nước châu Âu khác, cũng như Mỹ và các tổ chức trong các khu vực và quốc tế, chính phủ Thụy Điển sẽ làm việc để hỗ trợ việc đàm phán mới để đạt được thỏa thuận cuối cùng,” ông Wallstrom cho hay.