“Lời nguyền truyền kiếp” ám ảnh các đời hoàng đế Trung Hoa

Google News

Tại sao các con của vua chúa Trung Hoa thường hay chết trẻ, không những thế số lượng người bị vô sinh là rất nhiều.

Các học giả Trung Quốc đã đặt ra giả thiết về một căn bệnh di truyền quái ác được xem là "lời nguyền" với các Hoàng đế Minh triều khiến họ chết khi còn rất trẻ.
“Lời nguyền” đoản mệnh và vô sinh của triều đại nhà Minh
Đầu tiên phải kể tới chính Minh Thành Tổ. Ngoại trừ Thái tử, Chu Đệ chỉ có hai người con trai sống được tới tuổi trưởng thành, được phong làm phiên vương.
Con của Minh Thành Tổ là Minh Nhân Tông có 9 người con trong số này có một người chết non, được truy phong. Còn lại có tới bốn người không có con nối dõi. Như vậy, số con trai yểu mệnh và vô sinh của vị vua này có tới quá nửa.
Vua Tuyên Tông có 7 người con trai được phong vương, trong đó có 3 người không con nối dõi. Số lượng con trai vô sinh này chiếm nửa non. Minh Anh Tông chỉ có duy nhất một con trai, sau này chính là vua Hiến Tông.
Éo le hơn cả là vua Minh Đại Tông, Các con trai của vị vua này, bao gồm cả Thái tử, đều qua đời khi chưa đến tuổi thành niên.
Hiến Tông có 10 người con trai được phong vương, nhưng có tới 6 người không con nối dõi. Số còn lại ngoài một người qua đời vì tai nạn, ngoài ra đều bị bệnh tật mà chết. Như vậy, số con trai vô sinh và bệnh tật của vị vua này cũng chiếm hơn phân nửa.
Minh Hiếu Tông chỉ có một con trai sống qua tuổi thành niên, sau này chính là vua Võ Tông.
Minh Thái Tông có 7 con trai thì tới 4 người chết non, một người được phong làm Thái tử, hai vị phiên vương còn lại một người vì bệnh mà qua đời, một người không có con nối dõi.
Minh Mục Tông sau này cũng chỉ có hai con trai, một làm Thái tử, một được phong là phiên vương.
Căn bệnh di truyền bí ẩn đeo bám Minh triều
Từ những minh chứng trên, có thể thấy rõ từ thời vua Minh Hiếu Tông, dòng trưởng của hoàng thất Minh triều đều vô cùng thưa thớt hậu duệ. Vua Hiếu Tông, Thái Tông đều độc đinh, Võ Tông không con, Mục Tông cũng chỉ có hai người nối dõi.
Từ đời của Minh Thành Tổ Chu Đệ tới Sùng Trinh Hoàng đế, chỉ có 17 vị phiên vương để lại hậu duệ. Số phiên vương bị tuyệt tự có 13 người. Số người chết non hay qua đời trước tuổi thành niên nhiều không kể hết.
Trong khi đó, chỉ tính riêng Chu Nguyên Chương đã để lại 22 vị phiên vương. Hầu hết những người này đều có con nối dõi. Lấy con cháu từ thời Chu Đệ trở đi cộng lại, đều thua kém so với vị Hoàng đế khai quốc này.
Hơn nữa những người thuộc dòng dõi Thái Tổ đều có khả năng sinh dục mạnh mẽ. Có thể kể tới Tấn vương có tới hơn 100 người con, Túc vương con cháu nhiều vô kể.
Trong khi đó, các vị vua từ thời Minh Thành Tổ đều có khả năng sinh dục không cao, nhiều con cháu chết non. Những điều này chứng tỏ gia tộc của Chu gia kể từ Chu Đệ rất có khả năng đã mang một căn bệnh di truyền bí ẩn.
Liên hệ với sự kiện Chu Đệ đột tử trên đường xuất chinh, nhiều người cho rằng căn bệnh ám ảnh triều đại này rất có thể là bệnh về mạch. Không chỉ có khả năng di truyền, các chứng bệnh về mạch còn ảnh hưởng tới sinh lý nam giới và gây ra đột quỵ.
Giả thiết này cũng là lời lý giải hợp lý cho những cái chết đột ngột của các vị vua sau này như Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông và sự đoản mệnh của hoàng thất Minh triều sau này.
Con cháu triều Thanh
“Loi nguyen truyen kiep” am anh cac doi hoang de Trung Hoa
Vua Đồng Trị từ giã cuộc đời khi mới ở tuổi 20. 
Đến triều đại nhà Thanh cũng không kém chuyện ly kì trong việc con cháu dòng họ
Phải nói đến 3 vị vua cuối cùng của triều Thanh là Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi.
Nhiều nhà khoa học cho rằng việc không có con nối dõi của cả 3 ông là hậu quả của hôn nhân cận huyết thống. Xét từ góc độ y học hiện đại thì giả thuyết này là hoàn toàn có khả năng và hiện được nhiều người đồng thuận nhất.
Điển hình là hôn nhân của hoàng đế khai quốc Hoàng Thái Cực và con trai của ông là Thuận Trị. Sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi, đổi tên nước thành Đại Thanh, hoàng hậu và các phi tần đều là những người thuộc họ Bắc Nhĩ Tề Cẩm của Mông Cổ, trong đó có ba phi tử luận về vai vế lại là cô và cháu gái của vua. Thuận Trị sau khi kế nghiệp cha cũng đã lấy cả em họ và cháu họ của mình làm thê thiếp.
Hậu quả của các cuộc hôn phối cận huyết này là số lượng và chất lượng các thế hệ sau ngày càng suy giảm. Hoàng Thái Cực có 15 người vợ, 11 con trai, 14 con gái. Trong số 25 người con thì có tới 5 người không sống qua tuổi 16, tính chung tỷ lệ con cái chết yểu là 20%.
Hoàng đế thứ hai là Thuận Trị chết vì bệnh đậu mùa khi chưa tròn 24 tuổi, có 8 hoàng tử và 6 công chúa, tỷ lệ chết yểu là 43%. Hoàng đế thứ ba là Khang Hy thọ 68 tuổi, có 35 người con trai và 20 con gái, nhưng tỷ lệ chết yểu tới 51%. Những đời hoàng đế tiếp theo khả năng giảm hơn nhưng không quá nghiêm trọng. Đến đời thứ 6 là Gia Khánh thì tỷ lệ con chết yểu lên tới 57%...
Từ những con số trên, giới sử gia chỉ ra rằng, năng lực sinh dục của các hoàng đế Triều Thanh, tính từ Hoàng Thái Cực càng ngày càng tệ hại, tỷ lệ những hoàng tử và công chúa chết yểu ngày càng tăng. Và cho tới 3 vị vua cuối cùng của triều đại là Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống (Phổ Nghi) thì gần như họ không còn khả năng truyền giống nữa dù có đủ thê thiếp và có đời sống sinh hoạt tình dục ngay từ khi bắt đầu trưởng thành.
Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng từ tập tục hôn nhân cận huyết, việc tuyệt tự của ba vị vua này còn phụ thuộc vào chính lối sống của họ.Theo Viện Nghiên cứu Trung y Trung Quốc, cả 3 vị vua này đều mắc những chứng bệnh nghiêm trọng liên quan đến tình dục và sinh sản.
Những thông tin từ y án do chính Quang Tự viết và tự thuật cho thấy thể chất Quang Tự đã bị suy nhược từ nhỏ, lắm bệnh, lại mắc chứng di tinh lâu năm. Vào năm 1907, tức 1 năm trước khi chết, Quang Tự đã tự viết về bệnh của mình như sau: "bị di tinh đã gần 20 năm. Mấy năm trước mỗi tháng di tinh mười mấy lần, gần đây mỗi tháng vài ba lần, thường là không mộng mà tinh tự tiết ra, mùa đông càng nghiêm trọng. Eo lưng thường đau nhức, gặp phong hàn thì buốt đầu, ù tai đã gần 10 năm. Mấy năm gần đây bị ít, không phải là bệnh khỏi mà thận đã hư tổn quá rồi, không còn lực mà tiết nữa”.
Theo nhiều chuyên gia y học, Quang Tự sinh tháng 8/1871, khi viết những dòng trên vừa tròn 36 tuổi, bị di tinh từ khi 15-16 tuổi, mỗi tháng hàng chục lần, bị bệnh nặng như thế thì khó có thể có con nối dõi.
Đối với vua Đồng Trị, theo sử sách ghi lại thì đây là một vị vua "hoang dâm vô độ”. Thích du hý, thích tìm của lạ chốn giang hồ nên ngay từ thời thanh niên trai trẻ, Đồng Trị đã luôn tìm tới lầu xanh để hưởng lạc. Và kết cục cho những lần ăn chơi trác táng đó là ông đã mắc bệnh giang mai. Hậu quả là ông đã phải từ giã cõi đời khi mới ở tuổi 20 và không để lại mụn con nào nối dõi.
Còn Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng trong hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa lại bị hành hạ bởi bệnh liệt dương. Tuy có đến 5 bà vợ nhưng vị hoàng đế này cũng không có con nối dõi.
Theo Thu/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)