Ẩn ý phía sau búi tóc cồng kềnh của phụ nữ triều đại nhà Thanh

Google News

Để có được diện mạo lộng lẫy với búi tóc cầu kỳ gắn đủ loại trang sức trên đầu, phụ nữ sống dưới triều đại nhà Thanh của Trung Quốc phải tốn rất nhiều thời gian cho mỗi lần chải đầu.

Vào đầu triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, các kiểu búi tóc và mũ đội đầu của phụ nữ thượng lưu đều đề cao sự sang trọng và tiết kiệm. Chỉ vào những lễ hội lớn hoặc những dịp quan trọng, họ mới diện những bộ quần áo và trang điểm đẹp hơn để đón phước lành.

An y phia sau bui toc cong kenh cua phu nu trieu dai nha Thanh

Điền tử (1 trong những loại trang sức tiêu biểu của phụ nữ quý tộc nhà Thanh) ban đầu được làm bằng vỏ giấy, tre hoặc dây kim loại, trên đó được trang trí bằng các loại hoa và châu báu. Để cố định Điền tử, kiểu tóc "lưỡng bả đầu" đã ra đời.

Hai kiểu búi tóc điển hình

1. Lưỡng bả đầu: Thanh lịch, tao nhã

An y phia sau bui toc cong kenh cua phu nu trieu dai nha Thanh-Hinh-2

Vào đầu triều đại nhà Thanh, "lưỡng bả đầu" là 1 kiểu tóc rất phổ biến, đó là đem toàn bộ tóc vấn lên đỉnh đầu, sử dụng 1 cây trâm dài làm khung, đặt ngang đầu, sau đó phân từng nhúm tóc vấn lên cây trâm từng lớp từng lớp, phần tóc thừa ở phía sau được tạo thành đuôi phía trên gáy, như vậy có thể khiến cho cổ của người phụ nữ có cảm giác dài hơn, càng lộ vẻ đoan trang.

"Lưỡng bả đầu" hoàn toàn dùng tóc để búi, hình dáng xinh xắn, gọn gàng, khó để sử dụng cùng những trang sức vàng bạc đắt tiền, chủ yếu sử dụng trong lối ăn mặc bình thường. Thời đầu nhà Thanh, những vị Hoàng Thái hậu hay Hoàng hậu đều chú trọng việc ăn mặc đơn giản, khi để kiểu "lưỡng bả đầu" chỉ dùng trang sức là hoa tươi hay nhung, không chuộng dùng châu báu phỉ thúy, cũng là để làm gương cho những cung nữ phi tần trong việc tiết kiệm.

2. Đại lạp sí: Xa hoa, cao quý

An y phia sau bui toc cong kenh cua phu nu trieu dai nha Thanh-Hinh-3

Đến giữa đời nhà Thanh, để trang sức có thể cài lên tóc phong phú hơn, hình dáng của "lưỡng bả đầu" cũng lớn dần, cuối cùng phát triển thành "đại lạp sí".

Để tạo được kiểu tóc "giả tử đầu", trước tiên phải có 1 bộ khung cố định đầu, có thể yêu cầu (to nhỏ, cao thấp), thường dài khoảng 33cm và rộng 4cm. Sau đó cũng lấy từng phần tóc cuốn lên bộ khung và giữ cố định lại, lần lượt như vậy cho đến khi búi kín tóc lên bộ khung. Cuối cùng dùng 1 cây trâm lớn để cố định lại toàn bộ. Với bộ khung tóc như vậy thì loại trang sức nào cũng có thể được sử dụng tùy theo sở thích của nữ chủ nhân. Thường thì địa vị xã hội càng cao thì bộ khung sẽ càng to lớn, đồ trang sức gắn lên đó cũng càng phức tạp.

An y phia sau bui toc cong kenh cua phu nu trieu dai nha Thanh-Hinh-4

Về sau, để gắn thêm nhiều đồ trang sức, người ta còn phát triển ra 1 phiên bản lớn hơn "đại lạp sí" gọi là "yến vĩ" - kiểu tóc búi phía gáy uốn cong bện từ tóc thật hoặc dùng tóc giả.

Hai loại trang sức thông dụng

1. Điểm thúy: Sự sáng tạo từ thiên nhiên

An y phia sau bui toc cong kenh cua phu nu trieu dai nha Thanh-Hinh-5

Phụ nữ quý tộc trong triều đại nhà Thanh về sau hướng đến tính thẩm mỹ nhiều hơn. Ngoại trừ vàng bạc châu báu, nổi bật nhất phải kể đến điểm thúy.

Mặc dù không có độ sáng như các đồ trang sức từ ngọc thạch hay vàng bạc, nhưng điểm thúy lại hàm chứa ý vị thiên nhiên, là 1 công nghệ vô cùng tinh xảo, thể hiện vẻ đẹp kín đáo cùng màu xanh lam đặc biệt. Người ta lấy lông của chim phỉ thúy (chim trả) làm nguyên liệu thô, cùng với việc sử dụng kim loại bằng vàng, bao quanh bởi mã não, ngọc bích để trang trí đi kèm. Vì nguyên liệu lông chim phỉ thúy rất phức tạp khi chế tạo, nên trang sức điểm thúy rất quý giá.

2. Hoa bằng nhung: Trang sức thanh tao

An y phia sau bui toc cong kenh cua phu nu trieu dai nha Thanh-Hinh-6

Hoa nhung ở đây là 1 loại trang sức hoa giả làm phỏng theo những loài hoa thật, khi nhìn kỹ sẽ thấy từng tầng hoa nhỏ chồng nhau, hình dáng rất ưu mỹ.

Thông thường nguyên liệu được sử dụng để làm hoa nhung là lụa tơ tằm, được dệt và nhuộm bởi thợ thủ công hoàng gia. Màu sắc hoa nhung rất tươi sáng, sống động như thật, phù hợp để sử dụng lâu dài hơn so với hoa tươi. Hiện nay, làm hoa nhung đã trở thành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống lớn nhất tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc. Năm 2006, hoa nhung đã được liệt kê là 1 di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Giang Tô. Ngoài vẻ đẹp bên ngoài, hoa nhung cũng ngụ ý cát tường như ý, vinh hoa tựa gấm.

Quy trình búi tóc phức tạp và tốn thời gian

An y phia sau bui toc cong kenh cua phu nu trieu dai nha Thanh-Hinh-7

Thời kỳ giữa nhà Thanh, trong lịch sử được gọi là "Càn Long thịnh thế" - 1 niên đại hoàng kim của vua Càn Long, các phi tần nói chung và các phụ nữ quý tộc nói riêng đều không tránh khỏi sự xa hoa.

Sự phổ biến của kiểu tóc "giả tử đầu" với những trang trí rắc rối khiến việc chải đầu trở nên khó khăn. Phi tần trong cung thường có người đặc biệt đảm nhiệm việc đó, ví dụ như Từ Hi Thái hậu lúc bấy giờ rất chú trọng đến kiểu tóc và cách phối phụ kiện tóc. Thông thường, người hầu phải mất nhiều tiếng đồng hồ để chải được kiểu tóc khiến bà ưng ý.

Nỗi khổ của phụ nữ thời nhà Thanh

Thời xưa, đàn ông quý tộc có thể nạp năm thê bảy thiếp, còn chốn hậu cung của Hoàng đế thì có tận 3.000 người. Có thể tưởng tượng sự cạnh tranh giữa phái nữ khốc liệt như thế nào. Để không bị thất sủng, họ luôn phải tô điểm mình bằng những trang sức lộng lẫy và nặng nề, đây có thể coi là "cái giá" phải trả cho vẻ đẹp của các cung tần mỹ nữ thời nhà Thanh.

Trong hơn 100 năm qua, kiểu tóc và trang phục của phụ nữ Trung Quốc đã có những biến chuyển lớn, điều này phản ánh những thay đổi trong thẩm mỹ xã hội, cũng như nhu cầu của phụ nữ. Phụ nữ hiện đại đề cao sự tự do, và có thể nói "không" với những kiểu tóc mình không thích, không phải đeo những loại mũ đội đầu nặng nề, cũng như không cần các phụ kiện rườm rà như xưa.

Theo Trí Thức Trẻ

>> xem thêm

Bình luận(0)