Vào ngày 12/12/1937, một sự cố quân sự đặc biệt nghiêm trọng gây tổn thất về người về của đã xảy ra, gây nên một cuộc khủng hoảng lớn trong quan hệ Mỹ - Nhật.Theo đó, trong trận Nam Kinh thuộc Chiến tranh Trung – Nhật, pháo hạm USS Panay của Mỹ đã bị máy bay tiêm kích Nhật Bản tấn công và đánh chìm trong vùng biển của Trung Quốc.Con tàu Mỹ, giữ vị trí trung lập trong xung đột Trung – Nhật, khi đó đang hộ tống tàu sơ tán người Mỹ và ba xà lan của hãng Standard Oil rời khỏi Nam Kinh, thủ đô đang bị chiến tranh tàn phá của Trung QuốcSau khi chiến hạm Panay bị đánh chìm, tàu cứu hộ Nhật Bản có trang bị súng máy đã đưa những người sống sót đến tập trung trên bờ sông Dương Tử.Vụ việc làm hai thủy thủ và một hành khách là công dân Mỹ đã thiệt mạng, ngoài ra còn có 11 thuyền viên bị thương nặng.Phía Mỹ cho rằng đây là cuộc tấn công có chủ ý, vì vị trí của tàu Panay đã được báo trước cho phía Nhật theo yêu cầu, và ngày hôm ấy thời tiết đẹp nên khó có thể xảy ra chuyện bắn nhầm.Các nhà ngoại giao Nhật Bản thì khẳng định cuộc tấn công là không có chủ đích và đồng ý bồi thường thiệt hại 2 triệu USD để vụ việc chìm xuống.Gần tròn 4 năm sau vụ tấn công tàu Panay, vào ngày 7/12/1941, quân đội Nhật đã tấn công Trân Châu Cảng, hủy diệt hàng loạt tàu chiến Mỹ ở nơi đây và chính thức khơi mào chiến tranh với Mỹ trong Thế chiến II.Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.
Vào ngày 12/12/1937, một sự cố quân sự đặc biệt nghiêm trọng gây tổn thất về người về của đã xảy ra, gây nên một cuộc khủng hoảng lớn trong quan hệ Mỹ - Nhật.
Theo đó, trong trận Nam Kinh thuộc Chiến tranh Trung – Nhật, pháo hạm USS Panay của Mỹ đã bị máy bay tiêm kích Nhật Bản tấn công và đánh chìm trong vùng biển của Trung Quốc.
Con tàu Mỹ, giữ vị trí trung lập trong xung đột Trung – Nhật, khi đó đang hộ tống tàu sơ tán người Mỹ và ba xà lan của hãng Standard Oil rời khỏi Nam Kinh, thủ đô đang bị chiến tranh tàn phá của Trung Quốc
Sau khi chiến hạm Panay bị đánh chìm, tàu cứu hộ Nhật Bản có trang bị súng máy đã đưa những người sống sót đến tập trung trên bờ sông Dương Tử.
Vụ việc làm hai thủy thủ và một hành khách là công dân Mỹ đã thiệt mạng, ngoài ra còn có 11 thuyền viên bị thương nặng.
Phía Mỹ cho rằng đây là cuộc tấn công có chủ ý, vì vị trí của tàu Panay đã được báo trước cho phía Nhật theo yêu cầu, và ngày hôm ấy thời tiết đẹp nên khó có thể xảy ra chuyện bắn nhầm.
Các nhà ngoại giao Nhật Bản thì khẳng định cuộc tấn công là không có chủ đích và đồng ý bồi thường thiệt hại 2 triệu USD để vụ việc chìm xuống.
Gần tròn 4 năm sau vụ tấn công tàu Panay, vào ngày 7/12/1941, quân đội Nhật đã tấn công Trân Châu Cảng, hủy diệt hàng loạt tàu chiến Mỹ ở nơi đây và chính thức khơi mào chiến tranh với Mỹ trong Thế chiến II.
Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.