Nhà thám hiểm Matthieu Paley tới khám phá cuộc sống của những thổ dân sống trong rừng mưa nhiệt đới Amazon. Quan sát cuộc sống của các bộ lạc dường như là cách tốt nhất để tìm hiểu quá khứ, khi loài người sinh tồn dựa chủ yếu vào thiên nhiên.Điểm dừng chân của Paley là một bộ lạc sống ven sông Maniqui. Sau hai ngày men theo con nước đang dâng cao trong mùa lũ, họ tới nơi sinh sống của người Tsimane, sâu trong lãnh thổ Bolivia. Không điện, không nước sạch và không có sóng điện thoại, cuộc sống ở đây tách biệt gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài.Sinh vật gây ấn tượng nhất với Paley khi tới vùng đất này chính là muỗi. Điều kiện khí hậu nóng ẩm khiến chúng sinh sôi. Trong khi đó, người dân Tsimane không sống theo cộng đồng mà từng gia đình sống riêng lẻ ở những khu vực cách xa nhau nên điều kiện “tiếp khách” gần như là điều xa xỉ. Gia đình đầu tiên Paley gặp đang ngồi trong túp lều, ăn những quả ổi mà họ tìm thấy trong rừng. Trồng trọt, săn bắt và hái lượm mang lại nguồn lương thực chính cho những người Tsimane.Ngoài ổi, chuối cũng là loại thực phẩm mà những người thổ dân có thể tìm thấy trong rừng. Họ có thể ăn những quả chuối chín hoặc nấu những quả chuối xanh thành một món sền sệt. Người ta cũng có thể nướng những quả chuối để ăn.Thổ dân ở đây cũng ăn ngô. Chúng khác xa so với những bắp ngô đầy hạt mà chúng ta vẫn thấy. Vào thế kỷ 18, những nhà truyền giáo đã tới đây và hướng dẫn họ canh tác nông nghiệp. Người ta có thể trồng chuối hoặc ngô ở những mảnh ruộng gần nơi ở. Tuy nhiên, điều kiện sống gần như môi trường hoang dã khiến ngô có rất ít hạt.Người Tsimane cũng săn bắn để cải thiện bữa ăn. Những trận mưa khiến nhiều khu vực bị ngập nước, đẩy những con thú hoang lên những mỏm đất cao. Nó giúp việc đi săn trở nên dễ dàng hơn so với việc theo dấu chúng trong rừng mưa nhiệt đới. Những con thú sẽ giúp cải thiện bữa ăn của gia đình thổ dân.Chicha là tên món đồ uống có cồn mà người Tsimane lên men từ sắn. Enzymes trong nước bọt được sử dụng để bắt đầu quá trình lên men. Chính vì thế, người ta phải nhai miếng sắn và nhổ nó trở lại bát để quá trình này bắt đầu diễn ra.
Nhà thám hiểm Matthieu Paley tới khám phá cuộc sống của những thổ dân sống trong rừng mưa nhiệt đới Amazon. Quan sát cuộc sống của các bộ lạc dường như là cách tốt nhất để tìm hiểu quá khứ, khi loài người sinh tồn dựa chủ yếu vào thiên nhiên.
Điểm dừng chân của Paley là một bộ lạc sống ven sông Maniqui. Sau hai ngày men theo con nước đang dâng cao trong mùa lũ, họ tới nơi sinh sống của người Tsimane, sâu trong lãnh thổ Bolivia. Không điện, không nước sạch và không có sóng điện thoại, cuộc sống ở đây tách biệt gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Sinh vật gây ấn tượng nhất với Paley khi tới vùng đất này chính là muỗi. Điều kiện khí hậu nóng ẩm khiến chúng sinh sôi. Trong khi đó, người dân Tsimane không sống theo cộng đồng mà từng gia đình sống riêng lẻ ở những khu vực cách xa nhau nên điều kiện “tiếp khách” gần như là điều xa xỉ. Gia đình đầu tiên Paley gặp đang ngồi trong túp lều, ăn những quả ổi mà họ tìm thấy trong rừng. Trồng trọt, săn bắt và hái lượm mang lại nguồn lương thực chính cho những người Tsimane.
Ngoài ổi, chuối cũng là loại thực phẩm mà những người thổ dân có thể tìm thấy trong rừng. Họ có thể ăn những quả chuối chín hoặc nấu những quả chuối xanh thành một món sền sệt. Người ta cũng có thể nướng những quả chuối để ăn.
Thổ dân ở đây cũng ăn ngô. Chúng khác xa so với những bắp ngô đầy hạt mà chúng ta vẫn thấy. Vào thế kỷ 18, những nhà truyền giáo đã tới đây và hướng dẫn họ canh tác nông nghiệp. Người ta có thể trồng chuối hoặc ngô ở những mảnh ruộng gần nơi ở. Tuy nhiên, điều kiện sống gần như môi trường hoang dã khiến ngô có rất ít hạt.
Người Tsimane cũng săn bắn để cải thiện bữa ăn. Những trận mưa khiến nhiều khu vực bị ngập nước, đẩy những con thú hoang lên những mỏm đất cao. Nó giúp việc đi săn trở nên dễ dàng hơn so với việc theo dấu chúng trong rừng mưa nhiệt đới. Những con thú sẽ giúp cải thiện bữa ăn của gia đình thổ dân.
Chicha là tên món đồ uống có cồn mà người Tsimane lên men từ sắn. Enzymes trong nước bọt được sử dụng để bắt đầu quá trình lên men. Chính vì thế, người ta phải nhai miếng sắn và nhổ nó trở lại bát để quá trình này bắt đầu diễn ra.