Tục ngữ có câu “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”. Ở Nhật, người phụ nữa hoàn toàn bị chiếm ưu thế bởi đàn ông do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào văn hóa của đất nước này suốt hàng ngàn năm lịch sử.
Một minh chứng cho điều này chính là luật cho phép người đàn ông đâm đơn li dị với vợ mình chỉ vì thấy vợ ngủ xấu. Và tệ hơn nữa, chữ xấu ở đây không có văn bản hay tiêu chí nào để xem xét cả, chỉ cần người đàn ông cho là xấu thì có thể li dị trước sự đồng tình của mọi người và luật pháp. Quên sinh nhật vợ được xem là phạm pháp ở đất nước Samoa. Bất kì cô vợ nào có thể tố cáo chồng trước pháp luật khi anh ấy quên sinh nhật của mình.
Hãy để giày cao gót ở nhà nếu bạn có kế hoạch tham quan các thành phố lịch sử ở Hy Lạp. Phụ kiện quen thuộc của phụ nữ được xem là bất hợp pháp tại một số di tích cổ xưa bởi chính quyền lo ngại gót nhọn của giày sẽ làm hỏng chúng.
Hy Lạp sở hữu nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, là cái nôi lịch sử và văn hóa của thế giới nên vấn đề bảo tồn di tích rất được chú trọng.
Những ai cho bồ câu ăn ở Quảng trường St. Mark của Venice sẽ bị phạt lên đến 700 USD. Thành phố cấm hành động này bởi cho rằng chim bồ câu là mối nguy hại đối với sức khỏe và có thể tác động xấu đến các công trình kiến trúc. Ở Đức, khi tham gia giao thông, bạn nên để ý kỹ kim xăng trên ôtô. Nếu chẳng may hết xăng giữa xa lộ, bạn sẽ phải chịu phạt. Người dân Đức ý thức cao về điều này và luôn lên kế hoạch cẩn thận trước khi ra đường, nhằm bảo vệ bản thân và cả những người khác.Singapore sở hữu danh sách dài những thứ không được phép nhập khẩu, trong đó có kẹo cao su. Quy định được áp dụng từ năm 1992 nhằm giữ cho không gian công cộng luôn sạch sẽ. Ngoài kẹo cao su, người dân phải tuân thủ nghiêm quy định không xả xác, khạc nhổ và vẽ graffiti.
Năm 2004, lệnh cấm kẹo cao su được gỡ bỏ, nhưng người dân cũng dần mất thói quen cũ, bởi mức phạt cho tội nhả bã kẹo hay vứt vỏ kẹo sai nơi quy định rất cao. Hiện bạn có thể dễ dàng mua kẹo nha khoa hoặc kẹo cao su hỗ trợ cai thuốc lá trong các hiệu thuốc ở Singapore.Đan Mạch quy định rất khắt khe về việc đặt tên cho trẻ. Đất nước Bắc Âu có bản hướng dẫn chính thức cho người dân để không ai được phép đặt cho con một cái tên lập dị. Nếu muốn sử dụng một cái tên nằm ngoài danh sách 7.000 tên có sẵn, bạn phải được sự chấp thuận của chính phủ.Cấm làm mặt xấu với chó (Oklahoma, Mỹ). Ở Oklahoma, chó không chỉ là vật nuôi để giữ nhà mà còn được xem là bạn của con người. Vì vậy, bất kì ai bị phát hiện có hành động làm biểu cảm xấu với chó tại đây sẽ có nguy cơ bị phạt tiền hay thậm chí là ở tù, bởi người ở Oklahoma cho rằng việc làm này là xúc phạm và làm tổn thương tâm hồn của những chú chó.
Ở Thụy Sĩ, những người sống trong chung cư không được xả nước bồn cầu sau 10 giờ tối. Điều luật này được quy định là do Chính Phủ Thụy Sĩ cho rằng việc này sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn và ảnh hướng đến giờ giấc nghỉ ngơi của người khác.
Tục ngữ có câu “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”. Ở Nhật, người phụ nữa hoàn toàn bị chiếm ưu thế bởi đàn ông do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào văn hóa của đất nước này suốt hàng ngàn năm lịch sử.
Một minh chứng cho điều này chính là luật cho phép người đàn ông đâm đơn li dị với vợ mình chỉ vì thấy vợ ngủ xấu. Và tệ hơn nữa, chữ xấu ở đây không có văn bản hay tiêu chí nào để xem xét cả, chỉ cần người đàn ông cho là xấu thì có thể li dị trước sự đồng tình của mọi người và luật pháp.
Quên sinh nhật vợ được xem là phạm pháp ở đất nước Samoa. Bất kì cô vợ nào có thể tố cáo chồng trước pháp luật khi anh ấy quên sinh nhật của mình.
Hãy để giày cao gót ở nhà nếu bạn có kế hoạch tham quan các thành phố lịch sử ở Hy Lạp. Phụ kiện quen thuộc của phụ nữ được xem là bất hợp pháp tại một số di tích cổ xưa bởi chính quyền lo ngại gót nhọn của giày sẽ làm hỏng chúng.
Hy Lạp sở hữu nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, là cái nôi lịch sử và văn hóa của thế giới nên vấn đề bảo tồn di tích rất được chú trọng.
Những ai cho bồ câu ăn ở Quảng trường St. Mark của Venice sẽ bị phạt lên đến 700 USD. Thành phố cấm hành động này bởi cho rằng chim bồ câu là mối nguy hại đối với sức khỏe và có thể tác động xấu đến các công trình kiến trúc.
Ở Đức, khi tham gia giao thông, bạn nên để ý kỹ kim xăng trên ôtô. Nếu chẳng may hết xăng giữa xa lộ, bạn sẽ phải chịu phạt. Người dân Đức ý thức cao về điều này và luôn lên kế hoạch cẩn thận trước khi ra đường, nhằm bảo vệ bản thân và cả những người khác.
Singapore sở hữu danh sách dài những thứ không được phép nhập khẩu, trong đó có kẹo cao su. Quy định được áp dụng từ năm 1992 nhằm giữ cho không gian công cộng luôn sạch sẽ. Ngoài kẹo cao su, người dân phải tuân thủ nghiêm quy định không xả xác, khạc nhổ và vẽ graffiti.
Năm 2004, lệnh cấm kẹo cao su được gỡ bỏ, nhưng người dân cũng dần mất thói quen cũ, bởi mức phạt cho tội nhả bã kẹo hay vứt vỏ kẹo sai nơi quy định rất cao. Hiện bạn có thể dễ dàng mua kẹo nha khoa hoặc kẹo cao su hỗ trợ cai thuốc lá trong các hiệu thuốc ở Singapore.
Đan Mạch quy định rất khắt khe về việc đặt tên cho trẻ. Đất nước Bắc Âu có bản hướng dẫn chính thức cho người dân để không ai được phép đặt cho con một cái tên lập dị. Nếu muốn sử dụng một cái tên nằm ngoài danh sách 7.000 tên có sẵn, bạn phải được sự chấp thuận của chính phủ.
Cấm làm mặt xấu với chó (Oklahoma, Mỹ). Ở Oklahoma, chó không chỉ là vật nuôi để giữ nhà mà còn được xem là bạn của con người. Vì vậy, bất kì ai bị phát hiện có hành động làm biểu cảm xấu với chó tại đây sẽ có nguy cơ bị phạt tiền hay thậm chí là ở tù, bởi người ở Oklahoma cho rằng việc làm này là xúc phạm và làm tổn thương tâm hồn của những chú chó.
Ở Thụy Sĩ, những người sống trong chung cư không được xả nước bồn cầu sau 10 giờ tối. Điều luật này được quy định là do Chính Phủ Thụy Sĩ cho rằng việc này sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn và ảnh hướng đến giờ giấc nghỉ ngơi của người khác.