Người Việt giống tổng thống Obama từng ăn sim thay cơm

Google News

Mọi người biết đến Nguyễn Đức Vân không chỉ bởi ông có nhiều nét giống vị tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ - Barack Obam.

 - Mọi người biết đến Nguyễn Đức Vân không chỉ bởi ông có nhiều nét giống vị tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ - Barack Obama - mà còn bởi ông là một tu sĩ ẩn dật, thi sĩ tài hoa, sống giữa đồi sim thơ mộng đã để lại nhiều vần thơ hay, những bản nhạc trữ tình làm lay động lòng người.

Tu sĩ bên 5.000 cây sim

Cách đây đúng 10 năm, đồi Phương Bối (thôn 2, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) nắng nóng cọc cằn, cây cối trơ trụi, người ta thấy hình ảnh một tu sĩ trẻ tuổi, nước da ngăm đen, thân hình rắn rỏi bỗng xuất hiện, căng bạt lập am sống giữa chốn hoang sơn cùng cốc.

 

ông là một tu sĩ ẩn dật, thi sĩ tài hoa, sống giữa đồi sim thơ mộng
Nguyễn Đức Vân là một tu sĩ ẩn dật, thi sĩ tài hoa, sống giữa đồi sim thơ mộng.

Hằng ngày người tu sĩ trẻ say sưa cuốc đất, hì hục đào hố trồng sim, thứ cây mà vào thời điểm đó người dân địa phương đang phải thuê người triệt hạ tận rể để trồng các loại hoa màu khác có giá trị kinh tế. Ai cũng cho là tu sĩ này “có vấn đề” về thần kinh, người ta phá sim trồng cà phê, chè, hoa màu, đằng này ông lại đi trồng sim để với mục đích … ngắm hoa, hái quả ăn thay cơm.

Mô tả ảnh.

Sau 10 năm nhọc nhằn đào hố trồng sim nay đồi Phương Bối đã phủ kín với 5.000 gốc sim

Tu sĩ Nguyễn Đức Vân kể lại, ngay từ thuở nhỏ sống với các thầy trong chùa, ông đã khát khao sau này được sống tự do trong một đồi sim thơ mộng, để ngâm thơ, soạn nhạc, nhất là để được thả hồn vào màu tím hoa sim bạt ngàn mà hoang ca cùng đất trời, được hái những trái sim chím mọng mà tận hưởng hương vị tuyệt với của tự nhiên. Nhưng khi tiếp cận được quả đồi hoang, người giàu đam mê và nghị lực như tu sĩ cũng phải ngao ngán vì đất đai cằn cỗi, cây cối chết khô vào mùa nắng vì không có nước tưới.

Tay trắng, không có một đồng để mua gạo, tu sĩ Nguyễn Đức Vân phải cầm cuốc đi làm thuê kiếm tiền mua gạo. Cũng may do ăn chay nên chi phí ăn uống của tu sĩ không nhiều, nhưng không phải lúc nào trong căn chòi căng bạt của ông cũng có sẳn gạo. Ông kể, có những buổi đào đất trồng sim mệt nhoài, khi vào chòi mới sực nhớ nhà đã hết gạo, bụng đói cồn cào, chân tay bủn rủn, mắt mờ, tu sĩ thiếp đi trong giấc ngủ đói lả.

Nhưng thời bấy giờ, tìm sim cũng đâu còn dễ, những gốc sim đã bị người ta đào phá để trồng cà phê, chè, hoa màu hết, tu sĩ Vân với chiếc xe Club 81 nát tươm phải vượt hàng chục kilomet đường rừng vào đào bứng những gốc sim nặng tới 60kg nhọc nhằn chở về trồng. Loài cây này to, rễ chùm nên Vân phải lấy xẻng đào quanh, bứng bầu cả đất cả rễ rồi chằng lên yên xe chở về trồng. Có lần mưa gió tơi bời, chở bụi sim về, đường trơn như mỡ, Vân bị ngã gẫy mấy ngón chân.

Mô tả ảnh.

Am nhỏ ẩn dật giữa đồi sim của tu sĩ Nguyễn Đức Vân

Ông làm việc kiên trì như con kiến miệt mài đào tổ, 6 năm lao động vất vả, sống trong sự khổ hạnh, làm việc cật lực để cải tạo tự nhiên. Trồng được trên 1000 cây, nhìn lại đồi Phương Bối đã ngút ngàn màu xanh của lá, màu tím của hoa. Cuối cùng, rừng sim đã không phục công người, những cây sim tươi tốt, ra hoa tím biếc, quả sim chín mọng, sai trĩu cành.

Khi rừng sim 5.000 cây đã hình thành xanh tươi, phủ kín quả đồi trọc cọc cằn nắng gió xưa kia tu sĩ Vân lại thực hiện ước mơ khắc thơ vào đá. Biết tu sĩ có những mong ước “kỳ dị”, nhiều người đã không quản ngại đào đá thuê xe chở tới tặng ông. Khoảng 500 viên đá nặng từ vài tạ đến gần 40 tấn đã được đưa về đồi sim Phương Bối để chuẩn bị cho ước mơ họa thơ vào đá.

Tu sĩ Vân cho biết, những phiến đá này sẽ được đặt khắp đồi sim, khắc lên đó những bài cao dao, dân ca, những bản nhạc đi liền cùng năm tháng để qua đó làm nơi giáo dục thê hệ trẻ thêm yêu quê hương, đất nước.

Nguyễn Đức Vân là ai?

Trong giới nghệ sĩ và những người yêu thi ca, khi hỏi về tu sĩ Nguyễn Đức Vân ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) hầu như ai cũng biết, bởi ông chính là con của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn. Từ thuở nhỏ, cậu bé Vân đã được gia đình gửi vào chùa sinh sống. Năm 12 tuổi, Nguyễn Đức Vân bắt đầu đến với thi ca, những vần thơ mộc mạc, chân chất rất đỗi tự nhiên của ông ngay khi xuất hiện đã được nhiều người chú ý, đón nhận.

Cảnh đồi sim thơ mộng trong những buổi tinh sương hay chiều tà, nửa đêm hay rạng sáng đã tạo nên nguồn cảm hứng bất tận giúp tu sĩ Vân viết lên những vần thơ đầy ngẫu hứng, đậm chất trữ tình, như: Mời em nhắm chút mật sim/ Để nghe cái nắng im lìm ngân nga/ Tâm tư là một mái nhà/ Để tôi reo khúc cuồng ca trên đồi… Thơ Vân lấy thiên nhiên làm nền tảng, tạo vật làm nên sức sống mảnh liệt, chan chứa yêu thương giữa con người và vạn vật. Đến nay, Nguyễn Đức Vân đã xuất bản tập thơ “Người đẹp” – NXB Trẻ, năm 2000, bốn bản thảo đã được ông hoàn thành nhưng thiếu kinh phí nên chưa thể xuất bản.

Mô tả ảnh.

Ước mơ khắc thơ lên đá sắp trở thành hiện thực khi 500 viên đá khổng lồ đã được đưa về đồi Phương Bối

Nguyễn Đức Vân cho biết, có những buổi đang đào hố trồng sim, chợt thấy cuộc sống thật đáng yêu, cuộc đời thật hạnh phúc, ông bỏ cuốc ngồi nghêu nga ca hát một mình trên đồi vắng rồi nằm ngủ giữa rừng sim lúc nào không hay, tỉnh dậy thì trời đã tối mịt. Từ cảm hứng này đã khiến ông viết lên những câu thơ chứa chan thi vị ung dung, tự tại của kiếp xuất gia tu hành, như: Đứng trước đá lòng trở nên trầm mặc/ Đá thiêng liêng kỳ vĩ biết bao nhiêu/ Đá câm lặng giữa bốn bề gió nổi/ Đá ban mai mà ta đã về chiều/ Bám lên đá mới biết mình bằng phẳng/ Đá se trời sắc sảo đến cô đơn...

Ngoài ra, Nguyễn Đức Vân đã thực hiện 2 CD nhạc với những tác phẩm ngợi ca tình yêu thiên nhiên, cuộc sống được nhiều ca sĩ nối tiếng thể hiện khá thành công như Thanh Thúy, Thùy Dương, Hồng Hạnh, Xuân Phú, NSƯT Tạ Minh Tâm… Những bài thơ phổ nhạc của Vân giản dị, không cầu kỳ trải chuốt nhưng lay động lòng người bởi sự sâu sắc, thiết tha, như Màu yêu thương, Đá núi, Vườn mẹ như mơ, Đồi trăng Phương Bối...

Khắc Lịch

[links()]

Bình luận(0)