Ông Trương Quý Dương: “Tôi với bác sĩ Lương tình như chú cháu”

Google News

(Kiến Thức) - Trước tòa, ông Trương Quý Dương nói rằng, về mặt tình cảm, bị cáo khẳng định với bị cáo Lương tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò nên rất tin tưởng. Nỗi đau của bác sĩ Lương cũng là nỗi đau của bị cáo.

Bị cáo Trương Quý Dương nói gì về hợp đồng sửa chữa RO với công ty Thiên Sơn?
Sáng ngày 15/1, phiên tòa xử vụ án “Vô ý làm chết người”; “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khiến 9 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục phần xét hỏi. Bị cáo Trương Quý Dương – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục được HĐXX thẩm vấn về hợp đồng sửa chữa RO với công ty Thiên Sơn.
Trả lời HĐXX, bị cáo Trương Quý Dương cho biết, quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng 315 (sửa chữa RO số 2) giữa bệnh viện và Thiên Sơn nằm trong kế hoạch từ đầu năm 2017 và được đưa vào kế hoạch sửa chữa quý 2. Khi thấy hệ thống hoạt động yếu hơn bình thường bệnh viện đã mời các kỹ thuật viên xem xét đánh giá và phòng vật tư đề nghị sửa chữa, khắc phục trong quý 2. Bị cáo đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thực hiện theo đúng quy trình.
Chiều ngày 25/5/2017, ông Dương thay mặt bệnh viện ký hợp đồng với Công ty Thiên Sơn vì bệnh viện không đủ năng lực sửa chữa nên các phòng ban chuyên môn đề xuất đơn vị ngoài sửa chữa.
Ong Truong Quy Duong: “Toi voi bac si Luong tinh nhu chu chau”
 Bị cáo Trương Quý Dương trước tòa sáng 15/1.
Theo bị cáo Dương, việc ký hợp đồng 315 với Thiên Sơn đã được 2 phòng gồm phòng vật tư Y tế (đầu mối kỹ thuật) và phòng Tài chính kế toán tham mưa ký hợp đồng.
Đầu tiên là khoa Hồi sức tích cực (HSTC) là đơn vị sử dụng thiết bị đề xuất, đưa vào kế hoạch quý, sau đó bị cáo Dương phê duyệt. Bị cáo nhận đề xuất của khoa trước khoảng 1 tháng sau đó giao lại cho phòng Vật tư y tế. Theo chức năng nhiệm vụ, quản lý chung mang tính tổng thể là phòng Vật tư y tế, còn trách nhiệm sử dụng cụ thể là khoa HSTC.
Ông Trương Quý Dương cho biết, hệ thống RO2 được mua bằng kinh phí bệnh viện. Để hoạt động chạy thận thực hiện được cần nhiều bộ phận cấu thành, hệ thống RO2 chỉ là để cung cấp nước cho chạy thận, là một thiết bị có liên quan đến hệ thống máy móc phục vụ việc lọc máu. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch để phục vụ tốt hơn chứ thực tế hệ thống này chưa hỏng, không phải sửa chữa đột xuất do có vấn đề.
Với chức trách nhiệm vụ, bị cáo Dương cho rằng, ông phải biết chi tiết nội dung sửa chữa, còn liên hệ với ai là chuyên môn ông này không rõ. Ông Dương chỉ nắm rõ nội dung báo giá, nội dung khảo sát, còn các vấn đề chuyên môn không nắm rõ.
"Trách nhiệm chung là trách nhiệm của bị cáo, còn công việc thì phòng ban, ai phụ trách người đó phải chịu trách nhiệm. Bị cáo đã giao tài sản cho bác sĩ Khiếu máy móc tranh thiết bị cho khoa HSTT, trong đó có hệ thống lọc máy. Sau đó, bác sĩ Khiếu sẽ giao tài sản cho cá nhân khác phụ trách trong khoa thì thuộc chức trách của bác sĩ Khiếu", bị cáo Trương Quý Dương nói.
Bị cáo Trương Quý Dương cũng khai rằng, khi hợp đồng có hiệu lực, các phòng chuyên môn như phòng Vật tư trang thiết bị y tế liên hệ để thực hiện việc sửa chữa. Nhưng khi hệ thống RO bị hỏng các phòng ban chuyên môn bố trí thời gian phù hợp nhất để toàn quyền sửa chữa, còn bị cáo Dương không biết việc đó.
“Việc sửa máy lọc RO được sửa khoảng 4-5 lần và tất cả đều theo những quy trình như trên. Mặc dù không phải chuyên môn, bị cáo cũng biết việc xét nghiệm chất lượng nước trong khoảng 1 tuần”, bị cáo Dương cho biết.
Việc hoạt động của nguồn nước lọc sau khi sửa chữa, bị cáo Dương khai đều phụ thuộc vào phòng ban chuyên môn. Nếu có những tình huống bất khả kháng, các phòng ban chuyên môn cần phải có kịch bản xử lý. Còn việc giám sát thông qua nhiều kênh, việc kiểm tra hoạt động của bị cáo Dương đến gặp trao đổi với các phòng ban và nhận báo cáo từ các phòng ban, thành lập ban kiểm tra cố gắng thực hiện việc kiểm tra hoạt động các thiết bị trong bệnh viện.
Tại Bênh viện có 3 hệ thống lọc nước RO, trong toàn bộ đề xuất, thẩm định đưa hệ thống RO số 1 và việc xây dựng khu nhà, khi xây dựng hệ thống bị cáo Dương cho biết cần có hệ thống dự phòng RO số 2, hệ thống RO số 3 thực hiện cho các ca điều trị công nghệ cao.
Bị cáo Trương Quý Dương cũng khẳng định, nhiều lần xuống khoa hỏi, có cả bác sĩ Lương máy móc hoạt động có tốt hay không. Kênh tiếp nhận thông tin thứ hai bị cáo Dương tiếp nhận từ báo cáo của phòng, chuyên môn. Kênh chính thức thành lập đoàn kiểm tra định kỳ, nắm bắt những bất thường.
"Khi vận hành bị cáo rất lo lắng vì chỉ có một hệ thống. Bị cáo đã tư vấn thầy Khôi và thông qua hệ thống trang thiết bị Việt Nam và đồng y mua hệ thống RO2", bị cáo Dương khai.
Nói về lý do không biết Thiên Sơn sửa máy vào ngày 28/5, ông Dương cho biết có các yếu tố như không trực lãnh đạo, có việc gia đình đi xa và không có người báo cáo nên không biết.
Bị cáo Trương Quý Dương cho rằng, kỹ thuật lọc máy, đơn nguyên thận là kỹ thuật cao đã giao nhiệm vụ bác sĩ Tiến giữ chức vụ tạm thời điều hành. Việc giao nhiệm vụ cho bác sĩ Tiến là hợp lý tại thời điểm đó. Khi kỹ thuật thành thường quy thì trách nhiệm khoa, giám đốc không can dự vào chuyên môn. Trong tất cả các hoạt động của bệnh viện lâu dài đều có người phụ trách, còn mọi sự cố tại bệnh viện bị cáo hoàn toàn có trách nghiệm.
“Tôi với bác sĩ Lương tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò”
Trả lời HĐXX về việc bị cáo Hoàng Đình Khiếu – Nguyên PGĐ Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình hoàn toàn không biết nghiệp vụ lọc máu, chạy thận, bị cáo Trương Quý Dương khẳng định bị cáo Khiếu đã được đào tạo nghiệp vụ lọc máu, chạy thận, việc đảm bảo kết quả của việc đào tạo thường lãnh đạo bệnh viện quản lý người đi công tác dài hạn học liên tục.
Việc còn lại sau khi được sự đồng ý lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa quản lý những cá nhân và có khoa đào tạo và chỉ đạo tuyến quản lý việc này.
Ong Truong Quy Duong: “Toi voi bac si Luong tinh nhu chu chau”-Hinh-2
 Bác sĩ Hoàng Công Lương tại tòa.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc truy tố bị cáo tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo thấy có đúng? bị cáo Trương Quý Dương nói rằng, về mặt tình cảm với Hoàng Công Lương tình như con cháu, nghĩa như thầy trò nên rất tin tưởng. “Lương bị như vậy, bị cáo rất đau lòng. Nỗi đau của bác sĩ Lương cũng là nỗi đau của bị cáo”, ông Dương nói.
Trình bày thêm, với tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố, ông Dương nói không dám nói đến từ oan, chỉ mong cơ quan tố tụng cho phép bản thân được trình bày đầy đủ để làm căn cứ phán xét.
Cựu Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình khai không được đào tạo về chuyên môn lọc máu
Chiều 14/01, HĐXX tiến hành xét hỏi bị cáo Hoàng Đình Khiếu, cựu Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực.
Trả lời HĐXX, bị cáo Hoàng Đình Khiếu nói rằng, về hệ thống lọc nước RO, sau khi nhập về, Phòng vật tư – Thiết bị y tế sẽ bàn giao cho Khoa Hồi sứ tích cực. Ông Khiếu khẳng định lãnh đạo Khoa chịu trách nhiệm nên đã giao cho bác sĩ Hoàng Công Tình - Phó trưởng khoa chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hệ thống này.
Cũng theo lời ông Khiếu, trong Khoa Hồi sức tích cực và Đơn nguyên Thận nhân tạo, ông Khiếu giao cho bác sĩ Tình phụ trách chuyên môn chính. Về chuyên môn chữa trị bệnh nhân thì giao cho các bác sĩ điều trị trực tiếp. Điều dưỡng viên Trần Thị Hằng được phân công nhiệm vụ điều dưỡng ở Đơn nguyên Thận nhân tạo.
Trả lời HĐXX, bị cáo Hoàng Đình Khiếu cho biết trước ngày 28/5/2017, điều dưỡng Hằng đã báo cáo cho bị cáo biết kế hoạch sửa chữa hệ thống RO số 2. Sau khi xảy ra sự cố vào ngày 29/5, bị cáo không được ai báo cáo là hệ thống RO đã sửa chữa xong và đã đảm bảo chất lượng nước, mặc dù chính bị cáo khẳng định trách nhiệm của bị cáo là phải đảm bảo chất lượng nước.
“Bị cáo không ra lệnh hay chỉ đạo cho ai trong ngày 29/5 về việc được phép sử dụng hệ thống RO do chưa nhận được thông tin về sửa chữa xong hay chưa”, ông Khiếu thoái thác trách nhiệm.
Với tư cách Trưởng khoa, chịu trách nhiệm chung về hệ thống máy móc, ông Khiếu cho biết hệ thống RO số 1 được trang bị từ năm 2009 sau khi hoàn thiện hệ thống hạ tầng về lọc máu; hệ thống RO số 2 được trang bị từ năm 2011, còn hệ thống RO mini được trang bị từ năm 2015, khi đó ông Khiếu chưa là Trưởng Khoa nên chưa nắm được.
“Bị cáo chỉ biết rằng trước đây cùng hệ thống đó, khi số lượng bệnh nhân tăng lên sẽ không đủ lưu lượng nước nên năm 2012 cần thiết phải trang bị thêm hệ thống RO số 2. Bị cáo chỉ biết đến năm 2012 khi nhu cầu tăng bị cáo mua thêm hệ thống RO số 2 sau đó là hệ thống RO mini”.
Lúc này, HĐXX đặt câu hỏi "vì sao không nắm được kỹ thuật nhưng lại biết được lưu lượng nước không đủ", bị cáo Hoàng Đình Khiếu trả lời việc trang bị hệ thống RO số 2 là do Phòng vật tư – Thiết bị y tế tư vấn, bị cáo không thể biết được về mặt kỹ thuật mà chỉ nắm về chuyên môn.
“Bị cáo không biết được về công suất, chỉ biết có những lúc chạy 4 ca/ngày, điều dưỡng báo cáo là lưu lượng nước yếu nên bệnh viện lắp đặt hệ thống RO số 2”.
Theo bị cáo Khiếu, việc chuyển giao kỹ thuật của bệnh viện Bạch Mai với bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình diễn ra trong 3 tháng. Ông Khiếu trả lời quanh co rằng việc chuyển giao được thực hiện từ năm 2009 và 26 cán bộ đều thực hiện thành thạo. Mặc dù khi tòa hỏi về bản thân (nằm trong số 26 cán bộ được bệnh viện chuyển giao) thì ông Khiếu lại khẳng định không hay biết. Ông Khiếu cho biết, không được đào tạo về chuyên môn lọc máu, không được cấp chứng chỉ lọc máu.
Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)