Chùa Kỳ Quang 2 di dời hũ tro cốt vào một xó: Liệu có xâm phạm “hài cốt” hay không?

Google News

(Kiến Thức) - Việc chùa Kỳ Quang 2 di dời nhiều hũ tro cốt vào một xó, di ảnh trên hũ cốt bị rớt ra gom thành đống lẫn lộn khiến người thân không thể nhận được tro cốt người đã khuất khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu có xâm phạm “hài cốt”?

Liên quan vụ việc chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP HCM) có nhiều hũ cốt ở dưới hầm cốt bị di dời vị trí gom chung vào một chỗ, di ảnh trên hũ cốt bị rớt ra gom thành đống lẫn lộn khiến người thân không thể nhận được tro cốt người đã khuất, dư luận đặt câu hỏi, hành vi trên của chùa Kỳ Quan 2 liệu có xâm phạm “hài cốt” hay không?
Chua Ky Quang 2 di doi hu tro cot vao mot xo: Lieu co xam pham “hai cot” hay khong?
 Nhiều hũ tro cốt được di dời...
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, nhiều gia đình đã lựa chọn hình thức hỏa táng và gửi tro cốt người thân vào trong chùa bởi họ cho rằng đó là điều tốt nhất.
Nhiều người cho rằng, việc gửi tro cốt vào hầm hài cốt, tháp hài cốt trong chùa, hàng ngày linh hồn sẽ được nghe kinh, nhờ đó được siêu thoát lên cõi cực lạc, thiên đàng… Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh mà nhiều người đã gửi tro cốt của người thân vào chùa để hi vọng người thân của mình sớm được siêu thoát.
Luật sư Cường cho rằng, hiện nay, nhiều ngôi chùa có xây tháp hài cốt để khi có thân nhân chết thì người dân sẽ đem hỏa tang rồi gửi tro cốt vào chùa. Khi gửi tro cốt thân nhân như vậy, người thân phải có một khoản phí đóng vào để có một “dằm” trong chùa và hàng năm còn phải cúng dường tiền cho chùa để lưu trữ tro cốt đó. Đây được coi là thỏa thuận gửi tro cốt của thân nhân với nhà chùa.
Tuy nhiên, có những nhà chùa thực hiện việc giữ tro cốt không đúng theo thỏa thuận hoặc có thực hiện nhưng lại phụ thuộc vào tiền cúng dường ít hay nhiều. Nếu thân nhân không cúng dường tiền thì hũ hài cốt ấy sẽ có thể bị để vào góc khuất lấp, còn ai cúng dường tiền nhiều thì hũ hài cốt có thể sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp. Do tin vào tâm linh nên rất nhiều người có điều kiện, mong muốn thân nhân được ở nơi mát mẻ, sang trọng mà không tiếc tiền cúng dường.
Chua Ky Quang 2 di doi hu tro cot vao mot xo: Lieu co xam pham “hai cot” hay khong?-Hinh-2
 Và chất đống vào một xó.
Dưới góc độ luật pháp, luật sư Cường cho rằng, theo quy định, pháp luật hiện hành không chỉ bảo vệ tính mạng của con người mà còn bảo vệ tính nguyên vẹn của thi thể, bảo vệ mồ mả, hài cốt của con người sau khi chết. Do vậy, hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là hành vi xâm phạm trật tự công cộng và phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đối với người đã khuất.
Theo luật sư Cường, các hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thể hiện trong thực tế rất đa dạng. Có thể là hành vi xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến sự nguyên dạng của xác, hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng như hành vi đào phá mồ mả, phá nơi chôn thi thể hoặc hài cốt của người chết, đập phá bình đựng tro hài cốt.
Nhưng cũng có những hành vi như di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những người chết (trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích của người chết đó; hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó; hành vi chiếm đoạt đồ vật để trong mộ, trên mộ,…
Bởi vậy, trong vụ việc tại chùa Kỳ Quang 2, cơ quan chức năng có thể vào cuộc xác minh làm rõ tro cốt mà nhà chùa đã vứt bỏ có được xác định là “hài cốt” hay không? Hành vi vứt bỏ có cố ý xâm phạm đến “hài cốt” của người đã chết hay không? Nội dung bỏ tro cốt, đốt di ảnh này có trong thỏa thuận về gửi giữ, thờ cúng giữa nhà chùa với gia đình người gửi tro cốt hay không? Từ đó làm cơ sở giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Chua Ky Quang 2 di doi hu tro cot vao mot xo: Lieu co xam pham “hai cot” hay khong?-Hinh-3
 Luật sư Đặng Văn Cường.
Trường hợp có căn cứ cho thấy có hành vi cố ý xâm phạm đến hài cốt, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng thì người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 319 Bộ luật hình sự 2015. Đồng thời, người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi sai trái của mình gây ra.
Hành vi chỉ không cấu thành tội phạm nếu như những thứ ở trong bình đó không được xác định là “hài cốt” hoặc có sự thỏa thuận giữa gia đình và nhà chùa trong việc hết thời hạn gửi giữ thì có thể vứt bỏ. Ngoài ra, cũng cần xem xét đến những quy định của đạo Phật về vấn đề tín ngưỡng này để giải quyết vụ việc cho thấu đáo.
Bởi vậy, vấn đề này cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ đối tượng bị vứt bỏ, huỷ hoại có phải là “hài cốt” hay không, có sự thỏa thuận giữa các bên hay không. Trong trường hợp xác định là hài cốt và không có sự thỏa thuận thì hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư Cường cho rằng, ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật phải có trách nhiệm bồi thường về vật chất gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại (Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Những loại thiệt hại này có thể tính toán thành một số tiền nhất định. Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản như: chi phí mua vật liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra...
Ngoài những chi phí trên, người gây thiệt hại còn phải bồi thường chi phí do việc xâm phạm mồ mả của mình trong trường hợp mồ mả bị hư hỏng, không thể sử dụng đúng mục đích. Đó là những chi phí để bảo quản thi thể, hài cốt, chi phí đó có thể là thuê địa điểm trong nhà xác để bảo quản, chi phí thuê người vận chuyển thi thể, hài cốt… Người xâm phạm mồ mả trái pháp luật còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người có mồ mả bị xâm phạm.
“Do hành vi xâm phạm mồ mả còn xâm phạm đến quyền nhân thân của chính người có mồ mả đó. Đồng thời, cũng gây ra những tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” – luật sư Cường cho hay.
Trước đó, trao đổi với PV Kiến Thức, Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 nhận lỗi sai về mình và nhận trách nhiệm.
“Nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do nhà chùa đang xây sửa lại hầm cốt do hầm cốt đã lâu, hư hỏng xuống cấp. Trong quá trình thực hiện, do việc chuyển hũ tro cốt từ chỗ này sang chỗ khác để làm dẫn đến rớt những tấm di ảnh trên hũ tro cốt. Do đang trong tháng Vu Lan, chùa khá nhiều việc nên không giám sát được việc dọn dẹp những hũ cốt dẫn đến sự việc trên” – Thượng tọa Thích Thiện Chiếu nói và cho biết, nhà chùa xin lỗi và chịu trách nhiệm về sự sai sót này và hứa khắc phục. Nhà chùa sẽ đưa ra cam kết bằng giấy tờ việc giám định ADN và thời gian hoàn trả hũ cốt cho các hộ gia đình.
Nói về một số thông tin phản ánh việc chùa Kỳ Quang 2 thu tiền khi gửi cốt, thượng tọa Thích Thiện Chiếu khẳng định không có việc này.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, quan điểm của Giáo hội trước hết phải đảm bảo niềm tin, tâm linh tín ngưỡng của bà con nhân dân.
“Giáo hội đã trao đổi với nhà chùa và giao Văn phòng 2 của Giáo hội làm việc với nhà chùa và chính quyền địa phương cùng người dân. Giáo hội yêu cầu nhà chùa sớm hoàn thành việc xây dựng và đảm bảo xác định các hũ cốt mà công tác chuẩn bị nhà chùa đã không làm chu đáo. Hòa thượng Thích Thiện Chiếu đã xin lỗi nhân dân và hứa khắc phục” – Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đình chỉ chức vụ Trụ trì chùa Nga Hoàng tại Vĩnh Phúc

Nguồn: THĐT1

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)