Anh chém cả nhà em gái ở Thái Nguyên: Giờ cho người thân vay phải làm hợp đồng?

Google News

(Kiến Thức) - Nguyên nhân vụ anh chém cả nhà em gái ở Thái Nguyên đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó không ít bình luận của bạn đọc tỏ ra thông cảm với tình cảnh của nghi can.

Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ việc anh chém cả nhà em gái ở Thái Nguyên, hiện đã có thêm một nạn nhân nữa tử vong là Nguyễn Văn Thịnh (SN 1954, em rể của nghi phạm Bùi Xuân Hồng).
Vụ thảm án anh chém cả nhà em gái ở Thái Nguyên khiến 2 người tử vong dù được xác định là nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn nợ nần giữa đối tượng Bùi Xuân Hồng và gia đình em gái ruột liên quan số tiền 3,6 tỷ đồng.
Hiện Công an tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục xác minh, làm rõ nội dung tâm thư liệu có phải của ông Hồng hay không. Trường hợp tâm thư là thật, tình tiết này sẽ giúp hé lộ nguyên nhân động cơ dẫn đến một cựu Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng La Hiên lại ra tay sát hại gia đình em gái mình.
Trước đó, vụ việc anh chém cả nhà em gái nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc tỏ ra thông cảm với nghi can Bùi Xuân Hồng khi biết được thông tin ông này có cuộc sống khó khăn sau khi cho vay hơn 3 tỷ đồng. Không ít bình luận cho rằng trong vụ việc giết người, cả bên gia đình nạn nhân cũng có lỗi. 
Với những người trong gia đình, nhiều người vẫn có thói quen cho mượn tiền, tài sản mà không có giấy tờ xác nhận hoặc hợp đồng dân sự. Đó là lý do khi xảy ra tranh chấp, người cho vay gặp khó khăn trong việc nhờ pháp luật đòi lại quyền lợi cho mình. Điều này cũng phần nào lý giải lý do ông Bùi Xuân Hồng rơi vào hoàn cảnh quẫn bách, trở thành kẻ sát nhân.
Anh chem ca nha em gai o Thai Nguyen: Gio cho nguoi than vay phai lam hop dong?
 Trang nhật ký được cho là nguyên nhân ông Hồng ra tay sát hại gia đình em gái.
Theo luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng VP luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM), cần phân tích một khía cạnh khác trong sự việc anh trai chém cả nhà em ở Thái Nguyên, là tình trạng cho người thân quen vay mượn số tiền lớn nhưng không hề lập giấy tờ, biên nhận thường diễn ra. Theo đó, không hiếm trường hợp người thân quen dựa vào đó mà trở mặt, không chịu trả lại số tiền đã vay mượn và người cho mượn rơi vào cảnh thiệt thòi, không đòi được nợ vì không có giấy tờ gì chứng minh.
Căn cứ Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 463 BLDS 2015). Việc cho vay tiền là giao dịch dân sự. Pháp luật quy định giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch vay mượn tiền nêu trên được pháp luật công nhận.
Theo Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, một trong những nghĩa vụ của đương sự là cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để tránh trường hợp xảy ra như vụ việc anh trai chém cả nhà em ở Thái Nguyên, khi cho người khác vay tiền (kể cả người thân) việc tốt nhất nên làm là lập một hợp đồng vay tài sản hoặc một giấy vay tiền. Khi xảy ra tranh chấp cần khởi kiện thì đây sẽ là nguồn chứng cứ quan trọng chúng ta có thể đưa cho Tòa.
>>> Xem thêm: Truy sát cả gia đình em gái ở Thái Nguyên

Nguồn: ANTV.

Quý An

>> xem thêm

Bình luận(0)