Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau ngót có tính mát lạnh, vị ngọt, khi được nấu chín sẽ bớt đi tính lạnh. Lá rau ngót có tác dụng lợi tiểu, giảm độc, hoạt huyết…
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lượng chất đạm trong rau ngót có thể so sánh với những loại đậu xưa nay nổi tiếng giàu đạm, là loại đạm thực vật quý, hiếm có, còn vitamin C trong rau ngót thậm chí được cho là có hàm lượng cao hơn cả trong cam hay ổi.
Tuy nhiên, có một số nhóm người cần hạn chế ăn rau ngót.
Người bị thiếu canxi
Glucocorticoid- kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và cũng như thực phẩm khác. Do đó, người bị thiếu canxi không nên sử dụng quá nhiều rau ngót, khiến quá trình hấp thụ canxi từ thực phẩm trở nên không hiệu quả.
Phụ nữ mang thai
Trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung.
Tiêu thụ một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể làm bạn bị co thắt tử cung và rất dễ dẫn đến sảy thai.
Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Người mất ngủ
Tiêu thụ lượng rau ngót quá nhiều có thể khiến bạn bị mất ngủ hoặc khó ngủ. Mặc dù vậy, chứng mất ngủ không kéo dài lâu và sẽ kết thúc sau khi bạn ngừng ăn loại thực phẩm này 1 ngày,
Chính vì tác dụng phụ này mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người già, người có tiền sử bệnh mất ngủ, không nên ăn quá nhiều rau ngót, sẽ khiến cho bệnh càng nặng hơn.