Từ khi cuộc xung đột Nga và Ukraine bùng nổ vào ngày 24/2, Nga đã tiến hành hai cuộc chuyển hướng chiến lược ở Ukraine. Một là ba ngày sau khi cuộc chiến bắt đầu và lần thứ hai là vào ngày 26/3, khi cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu Sergei Rudskoy thông báo rằng, trọng tâm trong tương lai sẽ là Donbass.Trong tất cả các cuộc xung đột quân sự, mục đích chính trị sẽ xác định mục tiêu của chiến tranh, và quân đội xây dựng kế hoạch chiến đấu cho phù hợp mục đích của chính trị. Mục tiêu chính trị, thường là bảo vệ lợi ích quốc gia quan trọng.Trong một thời gian dài, ít nhất là kể từ hội nghị an ninh Munich năm 2007, Tổng thống Putin đã đặt ra mục tiêu chiến tranh đầu tiên; đó là làm cho Mỹ tôn trọng Nga và nếu cần, sử dụng vũ lực để được công nhận trong khuôn khổ đa phương, với tư cách là một “cực” quốc tế.Mục tiêu thứ hai xuất hiện sau cuộc khủng hoảng năm 2014 ở Ukraine và mối đe dọa đối với các hợp đồng sử dụng cảng Sevastopol, đó là việc xuất khẩu đường biển của Nga phải được bảo đảm và thông suốt.Vì vậy, mục tiêu của cuộc chiến rất rõ ràng: Thể hiện vũ lực với NATO, trong khi buộc Ukraine và cộng đồng quốc tế, thông qua một hiệp ước công nhận vĩnh viễn chủ quyền hoàn toàn của Nga đối với bán đảo Crimea. Do vậy, kế hoạch tác chiến phải tập trung vào việc tấn công trọng tâm của đối phương, vừa bảo vệ được chính mình; vừa phải thích ứng với tình hình.Điều này giải thích tại sao các trục tấn công của Nga bị phân tán. Hai trục phía bắc hội tụ ở Kyiv, vì đó là trung tâm đầu não của Ukraine và là nơi đặt trụ sở chính phủ của họ, mà người Nga đang cố gắng kiểm soát, bằng các cuộc không kích vào trung tâm thành phố.Các cuộc không kích của Nga chưa thực sự thành công, do sự kháng cự mãnh liệt của Ukraine, cùng với việc các phương tiện truyền thông đưa tin về Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của người dân về trọng tâm của Ukraine.Mục tiêu giờ đây đối với người Nga, đó là buộc Tổng thống Zelensky, người được phương Tây hậu thuẫn, phải được tự do và đàm phán, để ông có thể “tự nguyện”, chứ không bị buộc phải công nhận "thương vụ" Crimea. Như vậy phía Nga phải làm suy yếu quân đội Ukraine, để thúc đẩy Tổng thống Zelensky đàm phán. Còn đối với trọng tâm của chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nó vẫn nằm ở phía nam, kéo dài từ Crimea đến Donbass; Nga cần một không gian đặc biệt, để bảo vệ vùng đệm.Do đó, bắt đầu từ ngày 27/2, Nga đã bắt đầu giai đoạn thứ hai của chiến dịch, bước vào một cuộc xung đột kéo dài làm tiêu hao tiềm lực của Ukraine. Họ bảo vệ hai bên sườn của mình khỏi cuộc tấn công bất ngờ của NATO, bằng cách triển khai các biện pháp ngăn chặn.Từ ngày 1/3, rõ ràng là quân Nga không còn cố gắng tiến vào Kiev hay Kharkov nữa. Việc chiếm được các thành phố này đòi hỏi tỷ lệ quân số là 1:4 theo đúng lý thuyết, và với lực lượng Nga ở Ukraine hiện tại đây là điều khá khó khăn.Hiện thủ đô Kyiv được bảo vệ bởi 30.000 quân, vì vậy Nga cần 120.000 quân để chiếm được thủ đô của Ukraine; điều này vẫn có nguy cơ bị tổn thất rất lớn. Nhưng giao tranh xung quanh các thành phố ở phía bắc, có thể cầm chân các lực lượng Ukraine, không cho tăng viện xuống phía nam.Vào ngày 26/3, phía Nga thông báo rằng giai đoạn hai đã kết thúc, và họ bắt đầu giai đoạn ba ở phía nam. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy tiềm lực của Ukraine thực sự cạn kiệt. Cũng có thể người Nga đang gặp khó khăn.Trong mọi trường hợp, không nên suy ra rằng, quân Nga đang rút lui về phía nam. Quân đội phía bắc, đã quấy rối Kyiv và Kharkiv trong 4 tuần qua, vẫn sẽ ở đó để kiềm chế các lực lượng Ukraine ở khu vực này. Các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở miền bắc Ukraine, sẽ được đặt lên bàn đàm phán.Nhìn chung, kế hoạch hành động của Nga dường như được xây dựng rất tốt, mang đến khả năng đưa ra các lựa chọn khác nhau tùy theo tình hình. Đó là một dự án “búp bê làm tổ” của Nga. Tuy nhiên kết quả phụ thuộc vào việc thực hiện.Nhưng xét đến tình hình chiến sự một tháng qua, có thể việc thực hiện kế hoạch của phía Nga không được tốt. Ở cả miền Bắc và miền Nam, hầu hết quân đội Nga đều không có thành tích đáng kể.Đối với lực lượng mặt đất, hiệu quả của họ giảm đáng kể do thiếu thông tin tình báo chiến thuật liên quan, cùng với khả năng bảo đảm hậu cần, vật tư, xử lý sự cố và bảo trì kém. Quan trọng hơn, quân đội Ukraine sử dụng chiến thuật du kích chống tăng khá hiệu quả.Nhưng Nga vẫn có thể đạt được mục tiêu thứ hai, bởi vì sự hỗ trợ của phương Tây sẽ không cung cấp cho Ukraine lực lượng chi viện chiến đấu cần thiết. Tổng thống Zelensky hiểu rằng, Kiev không thể gia nhập NATO.Tổng thống Zelensky cũng nói rằng, các cuộc đàm phán về sự trung lập của Ukraine, Crimea và Donbass không phải là không thể.Tuy nhiên, quân đội Nga vẫn ở trên lãnh thổ Ukraine. Trên thực tế, sự thay đổi chiến lược của Nga sẽ cho phép quân đội Nga hồi sinh. Với việc tạm ngừng "tấn công" ở phía bắc, quân đội Nga đã đặt mình vào thế phòng ngự, luôn có lợi hơn trong các cuộc đối đầu. Ít nhất, tới thời điểm hiện tại cũng có thể thấy rằng, Ukraine sẽ không gia nhập NATO và NATO cũng bằng mọi giá, tránh việc đối đầu trực tiếp với Nga. Đây cũng là một trong những mục đích quan trọng nhất của Moscow, kể từ khi chiến dịch bắt đầu.
Từ khi cuộc xung đột Nga và Ukraine bùng nổ vào ngày 24/2, Nga đã tiến hành hai cuộc chuyển hướng chiến lược ở Ukraine. Một là ba ngày sau khi cuộc chiến bắt đầu và lần thứ hai là vào ngày 26/3, khi cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu Sergei Rudskoy thông báo rằng, trọng tâm trong tương lai sẽ là Donbass.
Trong tất cả các cuộc xung đột quân sự, mục đích chính trị sẽ xác định mục tiêu của chiến tranh, và quân đội xây dựng kế hoạch chiến đấu cho phù hợp mục đích của chính trị. Mục tiêu chính trị, thường là bảo vệ lợi ích quốc gia quan trọng.
Trong một thời gian dài, ít nhất là kể từ hội nghị an ninh Munich năm 2007, Tổng thống Putin đã đặt ra mục tiêu chiến tranh đầu tiên; đó là làm cho Mỹ tôn trọng Nga và nếu cần, sử dụng vũ lực để được công nhận trong khuôn khổ đa phương, với tư cách là một “cực” quốc tế.
Mục tiêu thứ hai xuất hiện sau cuộc khủng hoảng năm 2014 ở Ukraine và mối đe dọa đối với các hợp đồng sử dụng cảng Sevastopol, đó là việc xuất khẩu đường biển của Nga phải được bảo đảm và thông suốt.
Vì vậy, mục tiêu của cuộc chiến rất rõ ràng: Thể hiện vũ lực với NATO, trong khi buộc Ukraine và cộng đồng quốc tế, thông qua một hiệp ước công nhận vĩnh viễn chủ quyền hoàn toàn của Nga đối với bán đảo Crimea.
Do vậy, kế hoạch tác chiến phải tập trung vào việc tấn công trọng tâm của đối phương, vừa bảo vệ được chính mình; vừa phải thích ứng với tình hình.
Điều này giải thích tại sao các trục tấn công của Nga bị phân tán. Hai trục phía bắc hội tụ ở Kyiv, vì đó là trung tâm đầu não của Ukraine và là nơi đặt trụ sở chính phủ của họ, mà người Nga đang cố gắng kiểm soát, bằng các cuộc không kích vào trung tâm thành phố.
Các cuộc không kích của Nga chưa thực sự thành công, do sự kháng cự mãnh liệt của Ukraine, cùng với việc các phương tiện truyền thông đưa tin về Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của người dân về trọng tâm của Ukraine.
Mục tiêu giờ đây đối với người Nga, đó là buộc Tổng thống Zelensky, người được phương Tây hậu thuẫn, phải được tự do và đàm phán, để ông có thể “tự nguyện”, chứ không bị buộc phải công nhận "thương vụ" Crimea.
Như vậy phía Nga phải làm suy yếu quân đội Ukraine, để thúc đẩy Tổng thống Zelensky đàm phán. Còn đối với trọng tâm của chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nó vẫn nằm ở phía nam, kéo dài từ Crimea đến Donbass; Nga cần một không gian đặc biệt, để bảo vệ vùng đệm.
Do đó, bắt đầu từ ngày 27/2, Nga đã bắt đầu giai đoạn thứ hai của chiến dịch, bước vào một cuộc xung đột kéo dài làm tiêu hao tiềm lực của Ukraine. Họ bảo vệ hai bên sườn của mình khỏi cuộc tấn công bất ngờ của NATO, bằng cách triển khai các biện pháp ngăn chặn.
Từ ngày 1/3, rõ ràng là quân Nga không còn cố gắng tiến vào Kiev hay Kharkov nữa. Việc chiếm được các thành phố này đòi hỏi tỷ lệ quân số là 1:4 theo đúng lý thuyết, và với lực lượng Nga ở Ukraine hiện tại đây là điều khá khó khăn.
Hiện thủ đô Kyiv được bảo vệ bởi 30.000 quân, vì vậy Nga cần 120.000 quân để chiếm được thủ đô của Ukraine; điều này vẫn có nguy cơ bị tổn thất rất lớn. Nhưng giao tranh xung quanh các thành phố ở phía bắc, có thể cầm chân các lực lượng Ukraine, không cho tăng viện xuống phía nam.
Vào ngày 26/3, phía Nga thông báo rằng giai đoạn hai đã kết thúc, và họ bắt đầu giai đoạn ba ở phía nam. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy tiềm lực của Ukraine thực sự cạn kiệt. Cũng có thể người Nga đang gặp khó khăn.
Trong mọi trường hợp, không nên suy ra rằng, quân Nga đang rút lui về phía nam. Quân đội phía bắc, đã quấy rối Kyiv và Kharkiv trong 4 tuần qua, vẫn sẽ ở đó để kiềm chế các lực lượng Ukraine ở khu vực này. Các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở miền bắc Ukraine, sẽ được đặt lên bàn đàm phán.
Nhìn chung, kế hoạch hành động của Nga dường như được xây dựng rất tốt, mang đến khả năng đưa ra các lựa chọn khác nhau tùy theo tình hình. Đó là một dự án “búp bê làm tổ” của Nga. Tuy nhiên kết quả phụ thuộc vào việc thực hiện.
Nhưng xét đến tình hình chiến sự một tháng qua, có thể việc thực hiện kế hoạch của phía Nga không được tốt. Ở cả miền Bắc và miền Nam, hầu hết quân đội Nga đều không có thành tích đáng kể.
Đối với lực lượng mặt đất, hiệu quả của họ giảm đáng kể do thiếu thông tin tình báo chiến thuật liên quan, cùng với khả năng bảo đảm hậu cần, vật tư, xử lý sự cố và bảo trì kém. Quan trọng hơn, quân đội Ukraine sử dụng chiến thuật du kích chống tăng khá hiệu quả.
Nhưng Nga vẫn có thể đạt được mục tiêu thứ hai, bởi vì sự hỗ trợ của phương Tây sẽ không cung cấp cho Ukraine lực lượng chi viện chiến đấu cần thiết. Tổng thống Zelensky hiểu rằng, Kiev không thể gia nhập NATO.
Tổng thống Zelensky cũng nói rằng, các cuộc đàm phán về sự trung lập của Ukraine, Crimea và Donbass không phải là không thể.
Tuy nhiên, quân đội Nga vẫn ở trên lãnh thổ Ukraine. Trên thực tế, sự thay đổi chiến lược của Nga sẽ cho phép quân đội Nga hồi sinh. Với việc tạm ngừng "tấn công" ở phía bắc, quân đội Nga đã đặt mình vào thế phòng ngự, luôn có lợi hơn trong các cuộc đối đầu.
Ít nhất, tới thời điểm hiện tại cũng có thể thấy rằng, Ukraine sẽ không gia nhập NATO và NATO cũng bằng mọi giá, tránh việc đối đầu trực tiếp với Nga. Đây cũng là một trong những mục đích quan trọng nhất của Moscow, kể từ khi chiến dịch bắt đầu.