Trong đoạn video mới được công bố, có thể thấy hình ảnh xe tăng chủ lực mạnh nhất Việt Nam chiếc T-90S/SK khai hỏa trong một buổi huấn luyện. Nguồn ảnh: QĐND.Một điều ít ai biết đó là ở thời điểm hiện tại, xe tăng T-90S/SK của Việt Nam đang là loại xe tăng có cỡ nòng pháo lớn nhất và hệ thống nạp đạn tự động độc đáo bậc nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: QĐND.Cụ thể, cỡ nòng của xe tăng T-90S/SK mà Quân đội Việt Nam đang sử dụng lên tới 125mm - lớn hơn 5mm so với cỡ nòng tiêu chuẩn trên các loại xe tăng chủ lực được NATO và Mỹ sản xuất hiện nay.Cỡ nòng 125mm cho phép xe tăng T-90S/SK của Việt Nam có hỏa lực mạnh hơn so với xe tăng của NATO. Đây cũng là cỡ nòng tiêu chuẩn trên mọi loại xe tăng chủ lực của Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.Khẩu pháo chính được sử dụng trên các mẫu xe tăng T-90 hiện nay là pháo nòng trơn 2A46M. Đây là phiên bản cải tiến từ pháo nòng trơn 2A45 do Liên Xô phát triển trong quá khứ. Nguồn ảnh: Pinterest.Khẩu pháo này có thể khai hỏa được nhiều loại đạn khác nhau, trong đó bao gồm đạn xuyên giáp, đạn nổ mạnh chống tăng và đạn nổ mảnh để đối phó với bộ binh đối phương. Nguồn ảnh: TL.Đặc biệt, khẩu pháo này cũng có khả năng phóng tên lửa chống tăng 9M119M Refleks. Loại tên lửa bán tự động này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tối thiểu từ 100 mét lên tới 6 km. Khả năng xuyên giáp của tên lửa 9M119M lên tới 950mm - nghĩa là tiêu diệt được gần như mọi loại xe tăng hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.Một trong những yếu tố khiến cho xe tăng Liên Xô và xe tăng Nga có thể sử dụng cỡ đạn pháo lớn hơn so với NATO và Mỹ đó là hệ thống nạp đạn tự động. Dù có một vài bất cập nhưng hệ thống này sẽ giúp chiếc T-90 khai hỏa nhanh hơn, rút kíp lái xuống chỉ còn ba người. Nguồn ảnh: Gify.Một trong những điểm yếu lớn nhất của hệ thống nạp đạn tự động đó là nó không thể chứa hết toàn bộ 43 viên đạn pháo mà xe tăng T-90 mang theo. Hệ thống này chỉ chứa được tối đa 22 viên và có thể khai hỏa ở tốc độ 5 tới 8 giây mỗi phát. Nguồn ảnh: Star.Hệ thống nạp đạn tự động của T-90 tương tự như trên xe tăng T-72 với đạn và liều phóng được nạp vào riêng biệt(bìa trái). Nguồn ảnh: Gify.Với các loại xe tăng chủ lực của Mỹ hiện tại là M1 Abrams, kíp chiến đấu vẫn cần tới bốn người trong đó có một nạp đạn viên. Tốc độ nạp đạn của nạp đạn viên ban đầu có thể nhanh hơn hệ thống nạp đạn tự động nhưng sau thời gian dài chiến đấu, nạp đạn viên sẽ xuống sức và tốc độ nạp đạn sẽ chậm dần. Nguồn ảnh: Gify. Cận cảnh xe tăng T-90 được Nga trình diễn khả năng phóng tên lửa qua nòng pháo.
Trong đoạn video mới được công bố, có thể thấy hình ảnh xe tăng chủ lực mạnh nhất Việt Nam chiếc T-90S/SK khai hỏa trong một buổi huấn luyện. Nguồn ảnh: QĐND.
Một điều ít ai biết đó là ở thời điểm hiện tại, xe tăng T-90S/SK của Việt Nam đang là loại xe tăng có cỡ nòng pháo lớn nhất và hệ thống nạp đạn tự động độc đáo bậc nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: QĐND.
Cụ thể, cỡ nòng của xe tăng T-90S/SK mà Quân đội Việt Nam đang sử dụng lên tới 125mm - lớn hơn 5mm so với cỡ nòng tiêu chuẩn trên các loại xe tăng chủ lực được NATO và Mỹ sản xuất hiện nay.
Cỡ nòng 125mm cho phép xe tăng T-90S/SK của Việt Nam có hỏa lực mạnh hơn so với xe tăng của NATO. Đây cũng là cỡ nòng tiêu chuẩn trên mọi loại xe tăng chủ lực của Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khẩu pháo chính được sử dụng trên các mẫu xe tăng T-90 hiện nay là pháo nòng trơn 2A46M. Đây là phiên bản cải tiến từ pháo nòng trơn 2A45 do Liên Xô phát triển trong quá khứ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khẩu pháo này có thể khai hỏa được nhiều loại đạn khác nhau, trong đó bao gồm đạn xuyên giáp, đạn nổ mạnh chống tăng và đạn nổ mảnh để đối phó với bộ binh đối phương. Nguồn ảnh: TL.
Đặc biệt, khẩu pháo này cũng có khả năng phóng tên lửa chống tăng 9M119M Refleks. Loại tên lửa bán tự động này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tối thiểu từ 100 mét lên tới 6 km. Khả năng xuyên giáp của tên lửa 9M119M lên tới 950mm - nghĩa là tiêu diệt được gần như mọi loại xe tăng hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một trong những yếu tố khiến cho xe tăng Liên Xô và xe tăng Nga có thể sử dụng cỡ đạn pháo lớn hơn so với NATO và Mỹ đó là hệ thống nạp đạn tự động. Dù có một vài bất cập nhưng hệ thống này sẽ giúp chiếc T-90 khai hỏa nhanh hơn, rút kíp lái xuống chỉ còn ba người. Nguồn ảnh: Gify.
Một trong những điểm yếu lớn nhất của hệ thống nạp đạn tự động đó là nó không thể chứa hết toàn bộ 43 viên đạn pháo mà xe tăng T-90 mang theo. Hệ thống này chỉ chứa được tối đa 22 viên và có thể khai hỏa ở tốc độ 5 tới 8 giây mỗi phát. Nguồn ảnh: Star.
Hệ thống nạp đạn tự động của T-90 tương tự như trên xe tăng T-72 với đạn và liều phóng được nạp vào riêng biệt(bìa trái). Nguồn ảnh: Gify.
Với các loại xe tăng chủ lực của Mỹ hiện tại là M1 Abrams, kíp chiến đấu vẫn cần tới bốn người trong đó có một nạp đạn viên. Tốc độ nạp đạn của nạp đạn viên ban đầu có thể nhanh hơn hệ thống nạp đạn tự động nhưng sau thời gian dài chiến đấu, nạp đạn viên sẽ xuống sức và tốc độ nạp đạn sẽ chậm dần. Nguồn ảnh: Gify.
Cận cảnh xe tăng T-90 được Nga trình diễn khả năng phóng tên lửa qua nòng pháo.