Trước khi bom thông minh dẫn đường bằng laser hoặc tia hồng ngoại ra đời, phi công chiến đấu muốn ném bom chính xác mục tiêu luôn buộc phải sử dụng kỹ thuật bổ nhào ném bom cực kỳ mạo hiểm. Nguồn ảnh: Wiki.Tùy vào thiết kế của từng loại máy bay và kỹ thuật không chiến của mỗi nước mà phi công chiến đấu sẽ có cách thao tác bổ nhào phù hợp , tuy nhiên, về cơ bản kỹ thuật bổ nhào cắt bom trên thế giới đều na ná nhau với việc giảm vòng tua của động cơ xuống mức thấp nhất, cho phi cơ cắm thẳng một góc từ 75 độ trở xuống để đâm thẳng xuống mục tiêu. Nguồn ảnh: Quora.Do tốc độ vòng tua của phi cơ đang ở mức thấp nhất nên thứ duy nhất kéo chiếc máy bay xuống lúc này chính là trọng lực. Phi công sẽ sử dụng hệ thống cánh hãm phối hợp cùng cánh tà để giữ vận tốc bổ nhào của máy bay trong khoảng dưới 500 km/h. Việc giới hạn tốc độ bổ nhào của máy bay sẽ giúp phi công cắt bom chính xác hơn và có khả năng bay vọt ngược lên nhanh hơn sau khi ném bom. Nguồn ảnh: Wiki.Sau khi cắt bom, bom sẽ rơi thẳng xuống mục tiêu theo đúng quỹ đạo đường bổ nhào của máy bay với độ lệch rất ít, giúp phi công ném bom chính xác hơn dù bom không có hệ thống dẫn đường. Nguồn ảnh: WW2.Kỹ thuật này cực kỳ hiệu quả khi được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở giữa đồng không mông quạnh hay các mục tiêu là tàu, bè trên biển vì độ chính xác, cũng như hiệu quả của quả bom được phát huy tối đa. Nguồn ảnh: Atlantic.Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng khiến các phi công can đảm nhất phải run sợ khi họ phải đối đầu trực tiếp với hệ thống phòng không của đối phương. Nguồn ảnh: Quora.Cụ thể, hầu hết các phi cơ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đều được bọc giáp khá dày dưới bụng để chống lại hỏa lực phòng không đối phương bắn từ dưới lên, tuy nhiên, khi bổ nhào thì toàn bộ phần động cơ của máy bay và khoang lái của phi công sẽ bị lộ "tơ hơ", trở thành mục tiêu ngon ăn cho súng phòng không. Nguồn ảnh: Quora.Ngoài ra, muốn sử dụng được kỹ thuật này đòi hỏi người phi công phải thật bản lĩnh và... dũng cảm. Do nguy cơ bị hỏa lực đối phương bắn hạ và càng xuống thấp nguy cơ bị trúng đạn càng cao hơn nên hầu hết phi công đều thường cắt bom sớm trước khi đến được mục tiêu, khi đó, bom sẽ rơi lệch mục tiêu do chưa đạt đủ các yếu tố cần thiết. Nguồn ảnh: WW2.Nếu "quá" bản lĩnh và cắt bom muộn thì mọi thứ còn nguy hiểm hơn vì khi này chưa chắc phi công đã có thể lượn máy bay lên kịp để thoát khỏi vùng nguy hiểm, nguy cơ bị đối phương bắn trúng hoặc tự đâm thẳng xuống đất do không lượn lên kịp là hoàn toàn có thể xảy ra khi phi công cắt bom muộn, dù rằng lúc này pha cắt bom của phi công là... chuẩn xác. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, dù lợi bất cập hại nhưng kỹ thuật bổ nhào ném bom vẫn là cách tấn công hiệu quả nhất được sử dụng trong hầu hết không quân các nước tham chiến. Chiến thuật này cũng được sử dụng đối với các loại đạn rocket phóng loạt khi đó. Nguồn ảnh: Guerra.Và phải mãi tới tận Chiến tranh Việt Nam, công nghệ bom thông minh mới dần được phổ biến và giúp các phi công có thể ném bom chính xác từ độ cao vài ngàn mét mà không cần bổ nhào. Thế nhưng, tới tận ngày nay các loại "bom ngu" vẫn cứ tốn tại, nên kỹ năng "bổ nhào ném bom" là một kỹ thuật bay không thể thiếu đối với mọi phi công chiến đấu. Nguồn ảnh: American.
Trước khi bom thông minh dẫn đường bằng laser hoặc tia hồng ngoại ra đời, phi công chiến đấu muốn ném bom chính xác mục tiêu luôn buộc phải sử dụng kỹ thuật bổ nhào ném bom cực kỳ mạo hiểm. Nguồn ảnh: Wiki.
Tùy vào thiết kế của từng loại máy bay và kỹ thuật không chiến của mỗi nước mà phi công chiến đấu sẽ có cách thao tác bổ nhào phù hợp , tuy nhiên, về cơ bản kỹ thuật bổ nhào cắt bom trên thế giới đều na ná nhau với việc giảm vòng tua của động cơ xuống mức thấp nhất, cho phi cơ cắm thẳng một góc từ 75 độ trở xuống để đâm thẳng xuống mục tiêu. Nguồn ảnh: Quora.
Do tốc độ vòng tua của phi cơ đang ở mức thấp nhất nên thứ duy nhất kéo chiếc máy bay xuống lúc này chính là trọng lực. Phi công sẽ sử dụng hệ thống cánh hãm phối hợp cùng cánh tà để giữ vận tốc bổ nhào của máy bay trong khoảng dưới 500 km/h. Việc giới hạn tốc độ bổ nhào của máy bay sẽ giúp phi công cắt bom chính xác hơn và có khả năng bay vọt ngược lên nhanh hơn sau khi ném bom. Nguồn ảnh: Wiki.
Sau khi cắt bom, bom sẽ rơi thẳng xuống mục tiêu theo đúng quỹ đạo đường bổ nhào của máy bay với độ lệch rất ít, giúp phi công ném bom chính xác hơn dù bom không có hệ thống dẫn đường. Nguồn ảnh: WW2.
Kỹ thuật này cực kỳ hiệu quả khi được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở giữa đồng không mông quạnh hay các mục tiêu là tàu, bè trên biển vì độ chính xác, cũng như hiệu quả của quả bom được phát huy tối đa. Nguồn ảnh: Atlantic.
Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng khiến các phi công can đảm nhất phải run sợ khi họ phải đối đầu trực tiếp với hệ thống phòng không của đối phương. Nguồn ảnh: Quora.
Cụ thể, hầu hết các phi cơ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đều được bọc giáp khá dày dưới bụng để chống lại hỏa lực phòng không đối phương bắn từ dưới lên, tuy nhiên, khi bổ nhào thì toàn bộ phần động cơ của máy bay và khoang lái của phi công sẽ bị lộ "tơ hơ", trở thành mục tiêu ngon ăn cho súng phòng không. Nguồn ảnh: Quora.
Ngoài ra, muốn sử dụng được kỹ thuật này đòi hỏi người phi công phải thật bản lĩnh và... dũng cảm. Do nguy cơ bị hỏa lực đối phương bắn hạ và càng xuống thấp nguy cơ bị trúng đạn càng cao hơn nên hầu hết phi công đều thường cắt bom sớm trước khi đến được mục tiêu, khi đó, bom sẽ rơi lệch mục tiêu do chưa đạt đủ các yếu tố cần thiết. Nguồn ảnh: WW2.
Nếu "quá" bản lĩnh và cắt bom muộn thì mọi thứ còn nguy hiểm hơn vì khi này chưa chắc phi công đã có thể lượn máy bay lên kịp để thoát khỏi vùng nguy hiểm, nguy cơ bị đối phương bắn trúng hoặc tự đâm thẳng xuống đất do không lượn lên kịp là hoàn toàn có thể xảy ra khi phi công cắt bom muộn, dù rằng lúc này pha cắt bom của phi công là... chuẩn xác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, dù lợi bất cập hại nhưng kỹ thuật bổ nhào ném bom vẫn là cách tấn công hiệu quả nhất được sử dụng trong hầu hết không quân các nước tham chiến. Chiến thuật này cũng được sử dụng đối với các loại đạn rocket phóng loạt khi đó. Nguồn ảnh: Guerra.
Và phải mãi tới tận Chiến tranh Việt Nam, công nghệ bom thông minh mới dần được phổ biến và giúp các phi công có thể ném bom chính xác từ độ cao vài ngàn mét mà không cần bổ nhào. Thế nhưng, tới tận ngày nay các loại "bom ngu" vẫn cứ tốn tại, nên kỹ năng "bổ nhào ném bom" là một kỹ thuật bay không thể thiếu đối với mọi phi công chiến đấu. Nguồn ảnh: American.