Theo Military Watch, vào tháng 12/1991, Ukraine trở thành quốc gia lớn thứ ba trong số 15 nước cộng hòa độc lập từ Liên Xô sau Nga và Kazakhstan. Nước này có một tương lai đầy hứa hẹn với tư cách là một cường quốc công nghiệp lớn.Quay lại thời Liên Xô, Ukraine là một trong những khu vực công nghiệp hóa nhất của siêu cường, họ kế thừa gần như toàn bộ tinh hoa của nền công nghiệp nặng Xô Viết.Bên cạnh đó, nước cộng hòa mới đã được thừa hưởng một số lượng khổng lồ vũ khí hạt nhân và thông thường của Liên Xô, bao gồm hơn 1.000 đầu đạn các loại có sức hủy diệt cực lớn.Vào thời điểm mới độc lập, Ukraine sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới, một phi đội máy bay ném bom chiến lược siêu thanh liên lục địa ấn tượng và các nhà máy sản xuất hàng loạt hệ thống vũ khí tiên tiến.Ukraine nắm giữ công nghệ cần thiết để cung cấp năng lượng cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và chương trình vũ trụ của Liên Xô. Ngoài ra Kiev còn có các nhà máy đóng tàu đủ khả năng chế tạo tàu sân bay.Phòng thiết kế Antonov của Ukraine đã sản xuất một số máy bay hiện đại nhất, bao gồm cả vận tải cơ lớn nhất thế giới An-225. Nhiều nhà máy của họ đã sản xuất các hệ thống từ động cơ tàu thủy đến tên lửa đất đối đất liên lục địa.Thời kỳ đỉnh cao Ukraine có 176 ICBM (130 SS-19 và 46 SS-24), 43 máy bay ném bom chiến lược (23 Tu-95 và 20 Tu-160), 241 oanh tạc cơ chiến thuật (90 Tu-16, 70 Tu-22 , 81 Tu-22M), 245 cường kích Su-24, 80 tiêm kích đánh chặn MiG-25 và 260 tiêm kích MiG-29 và Su-27.Kho vũ khí ấn tượng này cùng với lực lượng hải quân và mặt đất tiên tiến đã khiến Ukraine trở thành một trong những cường quốc quân sự hàng đầu, vượt trội mọi nước châu Âu, chỉ đứng sau Mỹ và Nga.Mặc dù có tiềm năng và sức mạnh đáng kể, quân đội Ukraine và ngành công nghiệp nước này nói chung đã sa sút trong suốt ba thập kỷ, chủ yếu là do tham nhũng nghiêm trọng và tình trạng quản lý yếu kém.Trong thập niên 1990, Ukraine là nguồn cung cấp công nghệ quân sự tiên tiến giá rẻ hàng đầu cho Trung Quốc. Tuy nhiên những thay đổi về chính trị dẫn đến việc Kiev nhanh chóng rơi vào tầm ảnh hưởng của phương Tây, Mỹ gây áp lực đáng kể buộc họ từ bỏ các thương vụ có lợi nhất.Đáng chú ý nhất trong số này là việc bán máy bay ném bom Tu-160 cho Trung Quốc, đi kèm với các hợp đồng hiện đại hóa và tân trang, chuyển giao công nghệ cho các tên lửa phóng từ trên không, và thậm chí hỗ trợ lâu dài cho việc sản xuất oanh tạc cơ có đặc điểm tương tự.Nhưng áp lực từ phương Tây cuối cùng đã buộc Kiev phải loại bỏ những chương trình trên, trong một thời gian dài sản phẩm quân sự do Ukraine chế tạo chủ yếu dành để xuất sang Nga.Một xu hướng tương tự có thể thấy trong ngành đóng tàu Ukraine: Sự can thiệp của Mỹ tạo ra khó khăn đáng kể trong việc bán tàu sân bay Varyag lớp Đô đốc Kuznetsov cho Trung Quốc.Thực trạng trên buộc Trung Quốc phải mua con tàu thông qua một công ty tư nhân theo dạng sắt vụn với giá chỉ 20 triệu USD, chấm dứt triển vọng chuyển giao công nghệ béo bở.Những nỗ lực nhằm đưa nước này trở thành nhà sản xuất xe tăng lớn cũng không thành công, bất chấp họ đã tạo ra phiên bản hiện đại hóa của T-80 theo chương trình T-84 Oplot và Thái Lan từng đặt mua chúng vào đầu những năm 2010.Tuy vậy Ukraine không thể thực hiện các điều khoản trong hợp đồng của mình. Điều này khiến các khách hàng tiềm năng cảm thấy lo ngại, đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp xe tăng Ukraine có thể sẽ lụi tàn trong những năm tới.Khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến thực trạng là T-84 thậm chí chưa được sản xuất để sử dụng trong nước, hiện tại hầu hết các đơn vị xe tăng ở Ukraine đều dựa vào dòng T-64 đã lỗi thời.Lực lượng không quân Ukraine hầu như không thay đổi kể từ khi Liên Xô tan rã. Xương sống của họ là các tiêm kích MiG-29 và Su-27 phiên bản đời đầu, chúng hầu như không được cập nhật so với loại phục vụ tại Nga, Ấn Độ và các quốc gia khác.Thiếu tên lửa đối không và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, không quân Ukraine ngày nay thua xa không chỉ Nga mà cả Belarus và Kazakhstan.Tình trạng suy yếu của lực lượng vũ trang Ukraine vốn ngày càng phụ thuộc vào sự trợ giúp của phương Tây, đang buộc nước này phải mua thiết bị lạc hậu từ Mỹ.Thậm chí sắp tới không quân Ukraine sẽ phải dựa vào máy bay huấn luyện hạng nhẹ của Trung Quốc, là loại phi cơ hiện đại duy nhất trong kho vũ khí của mình.Tất cả những điều trên minh chứng cho một trong những cú ngã "từ trên trời xuống đất" kinh hoàng nhất lịch sử quân sự hiện đại.
Theo Military Watch, vào tháng 12/1991, Ukraine trở thành quốc gia lớn thứ ba trong số 15 nước cộng hòa độc lập từ Liên Xô sau Nga và Kazakhstan. Nước này có một tương lai đầy hứa hẹn với tư cách là một cường quốc công nghiệp lớn.
Quay lại thời Liên Xô, Ukraine là một trong những khu vực công nghiệp hóa nhất của siêu cường, họ kế thừa gần như toàn bộ tinh hoa của nền công nghiệp nặng Xô Viết.
Bên cạnh đó, nước cộng hòa mới đã được thừa hưởng một số lượng khổng lồ vũ khí hạt nhân và thông thường của Liên Xô, bao gồm hơn 1.000 đầu đạn các loại có sức hủy diệt cực lớn.
Vào thời điểm mới độc lập, Ukraine sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới, một phi đội máy bay ném bom chiến lược siêu thanh liên lục địa ấn tượng và các nhà máy sản xuất hàng loạt hệ thống vũ khí tiên tiến.
Ukraine nắm giữ công nghệ cần thiết để cung cấp năng lượng cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và chương trình vũ trụ của Liên Xô. Ngoài ra Kiev còn có các nhà máy đóng tàu đủ khả năng chế tạo tàu sân bay.
Phòng thiết kế Antonov của Ukraine đã sản xuất một số máy bay hiện đại nhất, bao gồm cả vận tải cơ lớn nhất thế giới An-225. Nhiều nhà máy của họ đã sản xuất các hệ thống từ động cơ tàu thủy đến tên lửa đất đối đất liên lục địa.
Thời kỳ đỉnh cao Ukraine có 176 ICBM (130 SS-19 và 46 SS-24), 43 máy bay ném bom chiến lược (23 Tu-95 và 20 Tu-160), 241 oanh tạc cơ chiến thuật (90 Tu-16, 70 Tu-22 , 81 Tu-22M), 245 cường kích Su-24, 80 tiêm kích đánh chặn MiG-25 và 260 tiêm kích MiG-29 và Su-27.
Kho vũ khí ấn tượng này cùng với lực lượng hải quân và mặt đất tiên tiến đã khiến Ukraine trở thành một trong những cường quốc quân sự hàng đầu, vượt trội mọi nước châu Âu, chỉ đứng sau Mỹ và Nga.
Mặc dù có tiềm năng và sức mạnh đáng kể, quân đội Ukraine và ngành công nghiệp nước này nói chung đã sa sút trong suốt ba thập kỷ, chủ yếu là do tham nhũng nghiêm trọng và tình trạng quản lý yếu kém.
Trong thập niên 1990, Ukraine là nguồn cung cấp công nghệ quân sự tiên tiến giá rẻ hàng đầu cho Trung Quốc. Tuy nhiên những thay đổi về chính trị dẫn đến việc Kiev nhanh chóng rơi vào tầm ảnh hưởng của phương Tây, Mỹ gây áp lực đáng kể buộc họ từ bỏ các thương vụ có lợi nhất.
Đáng chú ý nhất trong số này là việc bán máy bay ném bom Tu-160 cho Trung Quốc, đi kèm với các hợp đồng hiện đại hóa và tân trang, chuyển giao công nghệ cho các tên lửa phóng từ trên không, và thậm chí hỗ trợ lâu dài cho việc sản xuất oanh tạc cơ có đặc điểm tương tự.
Nhưng áp lực từ phương Tây cuối cùng đã buộc Kiev phải loại bỏ những chương trình trên, trong một thời gian dài sản phẩm quân sự do Ukraine chế tạo chủ yếu dành để xuất sang Nga.
Một xu hướng tương tự có thể thấy trong ngành đóng tàu Ukraine: Sự can thiệp của Mỹ tạo ra khó khăn đáng kể trong việc bán tàu sân bay Varyag lớp Đô đốc Kuznetsov cho Trung Quốc.
Thực trạng trên buộc Trung Quốc phải mua con tàu thông qua một công ty tư nhân theo dạng sắt vụn với giá chỉ 20 triệu USD, chấm dứt triển vọng chuyển giao công nghệ béo bở.
Những nỗ lực nhằm đưa nước này trở thành nhà sản xuất xe tăng lớn cũng không thành công, bất chấp họ đã tạo ra phiên bản hiện đại hóa của T-80 theo chương trình T-84 Oplot và Thái Lan từng đặt mua chúng vào đầu những năm 2010.
Tuy vậy Ukraine không thể thực hiện các điều khoản trong hợp đồng của mình. Điều này khiến các khách hàng tiềm năng cảm thấy lo ngại, đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp xe tăng Ukraine có thể sẽ lụi tàn trong những năm tới.
Khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến thực trạng là T-84 thậm chí chưa được sản xuất để sử dụng trong nước, hiện tại hầu hết các đơn vị xe tăng ở Ukraine đều dựa vào dòng T-64 đã lỗi thời.
Lực lượng không quân Ukraine hầu như không thay đổi kể từ khi Liên Xô tan rã. Xương sống của họ là các tiêm kích MiG-29 và Su-27 phiên bản đời đầu, chúng hầu như không được cập nhật so với loại phục vụ tại Nga, Ấn Độ và các quốc gia khác.
Thiếu tên lửa đối không và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, không quân Ukraine ngày nay thua xa không chỉ Nga mà cả Belarus và Kazakhstan.
Tình trạng suy yếu của lực lượng vũ trang Ukraine vốn ngày càng phụ thuộc vào sự trợ giúp của phương Tây, đang buộc nước này phải mua thiết bị lạc hậu từ Mỹ.
Thậm chí sắp tới không quân Ukraine sẽ phải dựa vào máy bay huấn luyện hạng nhẹ của Trung Quốc, là loại phi cơ hiện đại duy nhất trong kho vũ khí của mình.
Tất cả những điều trên minh chứng cho một trong những cú ngã "từ trên trời xuống đất" kinh hoàng nhất lịch sử quân sự hiện đại.