Do trực thăng chưa ra đời, nên những chiếc thủy phi cơ trong chiến tranh thế giới thứ hai sẽ vừa là phương tiện chiến đấu, vừa là phương tiện cứu hộ. Khi các phi công nhảy dù xuống biển, những chiếc thủy phi cơ như thế này là phương tiện nhanh nhất, cơ động nhất có thể tiếp cận được họ. Nguồn ảnh: Pinterest.Trên mặt trận Thái Bình Dương, cả phía Mỹ và Nhật đều trang bị cho mình rất nhiều các máy bay thủy phi cơ, những thủy phi cơ này sẽ vừa làm nhiệm vụ do thám, tuần tra, vừa kiêm luôn nhiệm vụ cứu hộ. Nguồn ảnh: Xray.Do vào thời điểm đó, chỉ có duy nhất những chiếc thủy phi cơ này có khả năng hạ cánh xuống nước để giải cứu các phi công hoặc người bị nạn đang trôi nổi trên biển. So với các loại tàu thủy, ca-nô thì các thủy phi cơ sẽ tiếp cận nạn nhân nhanh hơn. Nguồn ảnh: Aviation.Chỉ tính riêng đối với quân đội Mỹ ở mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã có khoảng hơn 2000 phi công được cứu sống nhờ các thủy phi cơ này. Lượng thuyền viên, thủy thủ trôi dạt được tìm thấy và cứu sống bởi các thủy phi cơ cũng là rất lớn. Nguồn ảnh: Sea.Thời gian đầu chiến tranh, phía Mỹ còn sử dụng nhiều thủy phi cơ vào nhiệm vụ chiến đấu, các thủy phi cơ này có khả năng mang theo bom, pháo bắn loạt (rocket) để tấn công như một máy bay chiến đấu thông thường. Nguồn ảnh: Sea.Từ giai đoạn giữa chiến tranh, nhận thấy rằng các thủy phi cơ của Mỹ sẽ có hiệu quả chiến đấu thấp hơn so với các chiến đấu cơ hiện đại mới được sản xuất, Không quân Hải quân Mỹ đã chuyển phần lớn các thủy phi cơ của mình sang làm nhiệm vụ do thám, cảnh giới và tìm kiếm cứu nạn. Nguồn ảnh: Patrol.Mặc dù chỉ làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn nhưng các thủy phi cơ này cũng được trang bị hỏa lực khá tốt, bao gồm pháo 30mm ở mũi và các súng máy bên hông như các máy bay ném bom hạng trung. Nguồn ảnh: Wiki.Với sự ra đời của các loại trực thăng lên thẳng sau chiến tranh thế giới thứ hai, vai trò của thủy phi cơ trong quân đội đã dần mất đi vị thế và hiện tại, có khá ít thủy phi cơ được biên chế trong lực lượng quân đội trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Có thể nói, sứ mệnh một thời của những chiếc thủy phi cơ này đã chấm dứt, giờ đây, với công nghệ phát triển vượt trội, các lực lượng quân đội trên thế giới đã có nhiều phương tiện hiện đại hơn nữa để thay thế cho những chiếc thủy phi cơ vừa cồng kềnh, vừa khó điều khiển này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do trực thăng chưa ra đời, nên những chiếc thủy phi cơ trong chiến tranh thế giới thứ hai sẽ vừa là phương tiện chiến đấu, vừa là phương tiện cứu hộ. Khi các phi công nhảy dù xuống biển, những chiếc thủy phi cơ như thế này là phương tiện nhanh nhất, cơ động nhất có thể tiếp cận được họ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên mặt trận Thái Bình Dương, cả phía Mỹ và Nhật đều trang bị cho mình rất nhiều các máy bay thủy phi cơ, những thủy phi cơ này sẽ vừa làm nhiệm vụ do thám, tuần tra, vừa kiêm luôn nhiệm vụ cứu hộ. Nguồn ảnh: Xray.
Do vào thời điểm đó, chỉ có duy nhất những chiếc thủy phi cơ này có khả năng hạ cánh xuống nước để giải cứu các phi công hoặc người bị nạn đang trôi nổi trên biển. So với các loại tàu thủy, ca-nô thì các thủy phi cơ sẽ tiếp cận nạn nhân nhanh hơn. Nguồn ảnh: Aviation.
Chỉ tính riêng đối với quân đội Mỹ ở mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã có khoảng hơn 2000 phi công được cứu sống nhờ các thủy phi cơ này. Lượng thuyền viên, thủy thủ trôi dạt được tìm thấy và cứu sống bởi các thủy phi cơ cũng là rất lớn. Nguồn ảnh: Sea.
Thời gian đầu chiến tranh, phía Mỹ còn sử dụng nhiều thủy phi cơ vào nhiệm vụ chiến đấu, các thủy phi cơ này có khả năng mang theo bom, pháo bắn loạt (rocket) để tấn công như một máy bay chiến đấu thông thường. Nguồn ảnh: Sea.
Từ giai đoạn giữa chiến tranh, nhận thấy rằng các thủy phi cơ của Mỹ sẽ có hiệu quả chiến đấu thấp hơn so với các chiến đấu cơ hiện đại mới được sản xuất, Không quân Hải quân Mỹ đã chuyển phần lớn các thủy phi cơ của mình sang làm nhiệm vụ do thám, cảnh giới và tìm kiếm cứu nạn. Nguồn ảnh: Patrol.
Mặc dù chỉ làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn nhưng các thủy phi cơ này cũng được trang bị hỏa lực khá tốt, bao gồm pháo 30mm ở mũi và các súng máy bên hông như các máy bay ném bom hạng trung. Nguồn ảnh: Wiki.
Với sự ra đời của các loại trực thăng lên thẳng sau chiến tranh thế giới thứ hai, vai trò của thủy phi cơ trong quân đội đã dần mất đi vị thế và hiện tại, có khá ít thủy phi cơ được biên chế trong lực lượng quân đội trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có thể nói, sứ mệnh một thời của những chiếc thủy phi cơ này đã chấm dứt, giờ đây, với công nghệ phát triển vượt trội, các lực lượng quân đội trên thế giới đã có nhiều phương tiện hiện đại hơn nữa để thay thế cho những chiếc thủy phi cơ vừa cồng kềnh, vừa khó điều khiển này. Nguồn ảnh: Pinterest.