Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trang bị vũ khí mặt đất, đặc biệt là Binh chủng Pháo binh, từ năm 2015 nhà máy Z751 đã thiết kế, chế tạo thành công pháo tự hành 105mm.Việc phát triển pháo tự hành đặt trên khung bệ xe bánh lốp hiện là xu hướng đang thịnh hành trên thế giới. So với bánh xích, bánh lốp có tính cơ động cao trên nhiều địa hình, di chuyển dễ dàng trên đường giao thông dân sự mà không sợ gây hư hại mặt đường. Phương án phát triển pháo tự hành của Việt Nam có nhiều nét tương tự lựu pháo tự hành SH-1/2 của Trung Quốc hay EVO-105 của Hàn Quốc.Khung bệ pháo tự hành mà Việt Nam sử dụng là loại xe vận tải ba cầu Ural-375D do Liên Xô sản xuất, đã được Việt Nam cải tiến nhiều về động cơ giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn. Xe có trọng tải 4,5 tấn, kéo tối đa khoảng 12 tấn, sử dụng động cơ xăng công suất 180 mã lực, tốc độ tối đa 76km/h, có ưu thế gầm xe cao ural có thể di chuyển qua các địa hình phức tạp, đặc biệt là địa hình đồi núi.Loại pháo mà ta sử dụng cho tổ hợp pháo tự hành là kiểu M101 do Mỹ chế tạo, hiện có trong biên chế pháo binh Việt Nam số lượng rất lớn.Để tích hợp pháo M101, toàn bộ phần thùng xe của Ural-375D được gỡ bỏ, thay vào đó là sàn công tác chịu lực làm mặt bằng đặt pháo.Sàn công tác này được trang bị hệ thống chân trống thủy lực để chịu tải để chịu lực giật sinh ra khi pháo bắn, cũng như cố định pháo tốt hơn khi bắn.“Pháo 105mm khi bắn, lực sinh ra sẽ tác động lên càng pháo, hai bánh xe. Còn khi đặt trên Ural-375D, lực phát bắn tạo ra sẽ tác động lên hai chân chống thủy lực và bốn bánh xe phía sau. Phân bố lực phát bắn qua hai chân trống thủy lực là cải tiến đáng kể so với pháo nguyên thủy”, Thiếu tá Nguyễn Đức Nhất – Giám đốc xí nghiệp vũ khí, xí nghiệp liên hợp Z751 cho biết.Khi đưa lên xe cơ giới, lựu pháo M101 được tháo càng pháo cũng như bánh xe, còn lại mọi cơ cấu được giữ nguyên gốc.Chính nhờ việc giữ nguyên tính năng kĩ chiến thuật pháo giúp giảm đáng kể thời gian huấn luyện chiến sĩ sử dụng pháo tự hành 105mm. Bởi trước đó, bộ đội ta có thời gian rất dài huấn luyện, chiến đấu với pháo M101 105mm.Đặc biệt, việc tích hợp thành công pháo kéo lên xe cơ giới giúp giảm khẩu đội pháo vận hành từ 7 xuống 5 người, trong khi khả năng tác chiến được nâng cao. Lựu pháo M101 105mm dùng nòng pháo cỡ 105mm bắn đạn cỡ 105x372R, tầm bắn tối đa hơn 11km, sơ tốc đầu đạn 472m/s. Nó thường sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu công sự, chế áp hỏa lực pháo binh nhờ tầm bắn xa, độ chính xác cùng khả năng sát thương cao.Việc xử lý tốt hệ thống chịu lực trên pháo tự hành 105mm bằng những phương án tối ưu đảm bảo độ dao động nhỏ trong quá trình bắn, ổn định cao, sai lệch sau mỗi phát bắn giảm đáng kể so với pháo nguyên thủy. Pháo tự hành 105mm cũng đảm bảo tăng khả năng sống sót trên chiến trường so với pháo kéo. Cụ thể, khi khai hỏa xong, khẩu đội có thể rút chạy tới địa điểm mới triển khai chiến đấu trong thời gian chỉ vài phút, đối phó với địch phản pháo.Video Pháo tự hành 105mm của Việt Nam: Hổ mọc thêm cánh - Nguồn: QPVN
Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trang bị vũ khí mặt đất, đặc biệt là Binh chủng Pháo binh, từ năm 2015 nhà máy Z751 đã thiết kế, chế tạo thành công pháo tự hành 105mm.
Việc phát triển pháo tự hành đặt trên khung bệ xe bánh lốp hiện là xu hướng đang thịnh hành trên thế giới. So với bánh xích, bánh lốp có tính cơ động cao trên nhiều địa hình, di chuyển dễ dàng trên đường giao thông dân sự mà không sợ gây hư hại mặt đường. Phương án phát triển pháo tự hành của Việt Nam có nhiều nét tương tự lựu pháo tự hành SH-1/2 của Trung Quốc hay EVO-105 của Hàn Quốc.
Khung bệ pháo tự hành mà Việt Nam sử dụng là loại xe vận tải ba cầu Ural-375D do Liên Xô sản xuất, đã được Việt Nam cải tiến nhiều về động cơ giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn. Xe có trọng tải 4,5 tấn, kéo tối đa khoảng 12 tấn, sử dụng động cơ xăng công suất 180 mã lực, tốc độ tối đa 76km/h, có ưu thế gầm xe cao ural có thể di chuyển qua các địa hình phức tạp, đặc biệt là địa hình đồi núi.
Loại pháo mà ta sử dụng cho tổ hợp pháo tự hành là kiểu M101 do Mỹ chế tạo, hiện có trong biên chế pháo binh Việt Nam số lượng rất lớn.
Để tích hợp pháo M101, toàn bộ phần thùng xe của Ural-375D được gỡ bỏ, thay vào đó là sàn công tác chịu lực làm mặt bằng đặt pháo.
Sàn công tác này được trang bị hệ thống chân trống thủy lực để chịu tải để chịu lực giật sinh ra khi pháo bắn, cũng như cố định pháo tốt hơn khi bắn.
“Pháo 105mm khi bắn, lực sinh ra sẽ tác động lên càng pháo, hai bánh xe. Còn khi đặt trên Ural-375D, lực phát bắn tạo ra sẽ tác động lên hai chân chống thủy lực và bốn bánh xe phía sau. Phân bố lực phát bắn qua hai chân trống thủy lực là cải tiến đáng kể so với pháo nguyên thủy”, Thiếu tá Nguyễn Đức Nhất – Giám đốc xí nghiệp vũ khí, xí nghiệp liên hợp Z751 cho biết.
Khi đưa lên xe cơ giới, lựu pháo M101 được tháo càng pháo cũng như bánh xe, còn lại mọi cơ cấu được giữ nguyên gốc.
Chính nhờ việc giữ nguyên tính năng kĩ chiến thuật pháo giúp giảm đáng kể thời gian huấn luyện chiến sĩ sử dụng pháo tự hành 105mm. Bởi trước đó, bộ đội ta có thời gian rất dài huấn luyện, chiến đấu với pháo M101 105mm.
Đặc biệt, việc tích hợp thành công pháo kéo lên xe cơ giới giúp giảm khẩu đội pháo vận hành từ 7 xuống 5 người, trong khi khả năng tác chiến được nâng cao.
Lựu pháo M101 105mm dùng nòng pháo cỡ 105mm bắn đạn cỡ 105x372R, tầm bắn tối đa hơn 11km, sơ tốc đầu đạn 472m/s. Nó thường sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu công sự, chế áp hỏa lực pháo binh nhờ tầm bắn xa, độ chính xác cùng khả năng sát thương cao.
Việc xử lý tốt hệ thống chịu lực trên pháo tự hành 105mm bằng những phương án tối ưu đảm bảo độ dao động nhỏ trong quá trình bắn, ổn định cao, sai lệch sau mỗi phát bắn giảm đáng kể so với pháo nguyên thủy.
Pháo tự hành 105mm cũng đảm bảo tăng khả năng sống sót trên chiến trường so với pháo kéo. Cụ thể, khi khai hỏa xong, khẩu đội có thể rút chạy tới địa điểm mới triển khai chiến đấu trong thời gian chỉ vài phút, đối phó với địch phản pháo.
Video Pháo tự hành 105mm của Việt Nam: Hổ mọc thêm cánh - Nguồn: QPVN