Như một phần tất yếu của quá trình phát triển, khi Trung Quốc bắt đầu hoàn thiện được lục quân họ sẽ hướng tới những mục tiêu xa hơn như hải quân và không quân. Tuy nhiên công nghệ lẫn nền công nghiệp quân sự của Trung Quốc trong những năm 1960 đến năm 1980 chưa cho phép họ có thể tự chế tạo và cho ra đời các mẫu vũ khí hiện đại dành cho hai binh chủng này. Nguồn ảnh: Wikipedia.Và như trường hợp của súng trường tấn công Type 56 hay xe tăng Type 59, nền tảng của một Không quân, Hải quân Trung Quốc hiện đại ngày nay cũng không thể thiếu được các mẫu vũ khí “vay mượn” từ bên ngoài. Thậm chí họ còn được tiếp sức và được lợi trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh, khi cả Liên Xô và Mỹ đều muốn vỗ về Bắc Kinh bằng những hợp đồng chuyển giao công nghệ vũ khí béo bỡ. Nguồn ảnh: Fiveprime.Ví dụ điển hình nhất cho nhận định trên chính là J-7, mẫu tiêm kích chủ lực của Không quân Trung Quốc trong gần 50 năm. Và chấp cánh cho J-7 không ai khác chính là MiG-21 dòng tiêm kích phản lực huyền thoại của Liên Xô trong suốt giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh. Càng ngạc nhiên hơn khi chính Liên Xô là người chuyển giao công nghệ MiG-21 cho Trung Quốc. Nguồn ảnh: Aviation Intel.Theo đó vào năm 1961, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng đang lên cao giữa Moscow và Bắc Kinh, Liên Xô đã chuyển giao thiết kế và vật liệu chế tạo, cũng như giấy phép sản xuất tiêm kích đánh chặn MiG-21 tối tân cho Trung Quốc. Với hành động này, giới lãnh đạo Nga muốn thể hiện nỗ lực thu hẹp bất đồng, cho thấy việc hợp tác song phương vẫn khả thi. Nguồn ảnh: tpqq.com.Từ bản thiết kế do Moscow chuyển giao, Bắc Kinh phát triển mẫu tiêm kích J-7 với tính năng không thua kém bản MiG-21 nguyên gốc. Trung Quốc còn tự khắc phục nhiều vấn đề thiết kế của J-7 mà không cần tới sự trợ giúp của Liên Xô. Trong giai đoạn từ năm 1965 đến tận năm 2006, Trung Quốc vẫn sản xuất J-7 với số lượng ước đạt hơn 2.400 chiếc. Nguồn ảnh: military.china.Kịch bản của Type 59 cũng lập lại với J-7, khi Trung Quốc bắt đầu dư thừa và muốn xuất khẩu dòng tiêm kích hiện đại này. Đối tượng khách hàng của họ luôn là quân đội các quốc gia kém phát triển nhưng vẫn muốn sở hữu lực lượng không quân, còn cái giá mà Trung Quốc đưa ra lại quá hấp dẫn. Nguồn ảnh: Air Force World.Có thể nói J-7 chính là tiền đề quan trọng để Trung Quốc đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành công nghiệp hàng không quân sự của nước này, tiếp bước nó là hàng loạt dòng chiến đấu cơ Chengdu J-series khác được ra đời. Và từ nền tảng của J-7, Trung Quốc còn cho ra đời một loạt các dòng chiến đấu cơ tiên tiến khác phục vụ cho nhiều đơn vị không quân khác nhau của nước này. Nguồn ảnh: tpqq.com.Nếu J-7 tạo nên sức mạnh ban đầu cho Không quân Trung Quốc, thì đối với hải quân nước này lại là những chiếc tàu ngầm tấn công diesel-điện. Lịch sử lực lượng tàu ngầm Trung Quốc cũng gắn liền với Liên Xô khi đây là quốc gia duy nhất cho phép Bắc Kinh tiếp cận với loại vũ khí đặc biệt này. Tuy nhiên tham vọng của Trung Quốc còn hơn thế. Nguồn ảnh: chinanews.com.Mặc dù vậy công nghệ tàu ngầm Trung Quốc lại là sự kết hợp của nhiều nền tảng khác nhau chứ không chỉ riêng của Liên Xô, họ sử dụng thiết kế tàu ngầm Liên Xô như một bộ khung chính cho nền tảng của mình. Đáng chú ý nhất trong số đó có thể kể tới lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện Type 039, mẫu tàu ngầm tấn công hiện đại đầu tiên cho Trung Quốc tự phát triển. Nguồn ảnh: Pinterest.Sẽ không có gì đáng nói nếu như Type 039 có thiết kế gần như tương tự lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện Kilo của Nga, mẫu tàu ngầm mà Hải quân Trung Quốc cũng sở hữu. Điều này khiến này người ta không khỏi đặt nghi vấn rằng liệu Type 039 có phải là một sản phẩm “hàng nhái” từ Kilo của Trung Quốc. Nguồn ảnh: 10 e-News.Dù sự thật như thế nào thì Type 039 vẫn là một mẫu tàu ngầm tấn công thành công của Trung Quốc, thậm chí với biến thể Type 039A sự thành công của lớp tàu ngầm này càng được thể hiện rõ hơn trước. Hiện tại Type 039A vẫn là lực lượng tàu ngầm tấn công thông thường chủ lực của Hải quân Trung Quốc kể từ năm 2006 cho tới nay. Nguồn ảnh: blogspot.com.Tuy nhiên trong tất cả các loại vũ khí trên sẽ không có cái tên nào sánh được với vũ khí hạt nhân Trung Quốc, loại vũ khí tạo nên sức mạnh chiến lược của nước này. Và cội nguồn của công nghệ hạt nhân Trung Quốc không đâu khác chính là từ Liên Xô, quốc gia đồng minh của Bắc Kinh trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Damn Interesting.Giai đoạn hợp tác trong phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân lẫn tên lửa giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu từ những năm 1950 nhưng nhanh chóng kết thúc trong năm 1960. Mặc dù vậy Trung Quốc đã kịp tiếp nhận hầu hết những tài liệu quan trọng phục vụ cho quá trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Nguồn ảnh: CNN.com.Như một kết quả tất yếu, Trung Quốc thử nghiệm thành công quả bom hạt nhân đầu tiên vào ngày 16/7/1964 tại Lop Nor và chỉ hai năm sau đó nước này sở hữu vũ khí hạt nhân đầu tiên. Đến cuối thập niên 1960, Trung Quốc đã có thể tích hợp vũ khí hạt nhân lên trên các tên lửa đạn đạo đầu tiên của mình là Dongfeng, mở ra một chương mới cho kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Trong ảnh là mô hình quả bom hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Như một phần tất yếu của quá trình phát triển, khi Trung Quốc bắt đầu hoàn thiện được lục quân họ sẽ hướng tới những mục tiêu xa hơn như hải quân và không quân. Tuy nhiên công nghệ lẫn nền công nghiệp quân sự của Trung Quốc trong những năm 1960 đến năm 1980 chưa cho phép họ có thể tự chế tạo và cho ra đời các mẫu vũ khí hiện đại dành cho hai binh chủng này. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Và như trường hợp của súng trường tấn công Type 56 hay xe tăng Type 59, nền tảng của một Không quân, Hải quân Trung Quốc hiện đại ngày nay cũng không thể thiếu được các mẫu vũ khí “vay mượn” từ bên ngoài. Thậm chí họ còn được tiếp sức và được lợi trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh, khi cả Liên Xô và Mỹ đều muốn vỗ về Bắc Kinh bằng những hợp đồng chuyển giao công nghệ vũ khí béo bỡ. Nguồn ảnh: Fiveprime.
Ví dụ điển hình nhất cho nhận định trên chính là J-7, mẫu tiêm kích chủ lực của Không quân Trung Quốc trong gần 50 năm. Và chấp cánh cho J-7 không ai khác chính là MiG-21 dòng tiêm kích phản lực huyền thoại của Liên Xô trong suốt giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh. Càng ngạc nhiên hơn khi chính Liên Xô là người chuyển giao công nghệ MiG-21 cho Trung Quốc. Nguồn ảnh: Aviation Intel.
Theo đó vào năm 1961, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng đang lên cao giữa Moscow và Bắc Kinh, Liên Xô đã chuyển giao thiết kế và vật liệu chế tạo, cũng như giấy phép sản xuất tiêm kích đánh chặn MiG-21 tối tân cho Trung Quốc. Với hành động này, giới lãnh đạo Nga muốn thể hiện nỗ lực thu hẹp bất đồng, cho thấy việc hợp tác song phương vẫn khả thi. Nguồn ảnh: tpqq.com.
Từ bản thiết kế do Moscow chuyển giao, Bắc Kinh phát triển mẫu tiêm kích J-7 với tính năng không thua kém bản MiG-21 nguyên gốc. Trung Quốc còn tự khắc phục nhiều vấn đề thiết kế của J-7 mà không cần tới sự trợ giúp của Liên Xô. Trong giai đoạn từ năm 1965 đến tận năm 2006, Trung Quốc vẫn sản xuất J-7 với số lượng ước đạt hơn 2.400 chiếc. Nguồn ảnh: military.china.
Kịch bản của Type 59 cũng lập lại với J-7, khi Trung Quốc bắt đầu dư thừa và muốn xuất khẩu dòng tiêm kích hiện đại này. Đối tượng khách hàng của họ luôn là quân đội các quốc gia kém phát triển nhưng vẫn muốn sở hữu lực lượng không quân, còn cái giá mà Trung Quốc đưa ra lại quá hấp dẫn. Nguồn ảnh: Air Force World.
Có thể nói J-7 chính là tiền đề quan trọng để Trung Quốc đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành công nghiệp hàng không quân sự của nước này, tiếp bước nó là hàng loạt dòng chiến đấu cơ Chengdu J-series khác được ra đời. Và từ nền tảng của J-7, Trung Quốc còn cho ra đời một loạt các dòng chiến đấu cơ tiên tiến khác phục vụ cho nhiều đơn vị không quân khác nhau của nước này. Nguồn ảnh: tpqq.com.
Nếu J-7 tạo nên sức mạnh ban đầu cho Không quân Trung Quốc, thì đối với hải quân nước này lại là những chiếc tàu ngầm tấn công diesel-điện. Lịch sử lực lượng tàu ngầm Trung Quốc cũng gắn liền với Liên Xô khi đây là quốc gia duy nhất cho phép Bắc Kinh tiếp cận với loại vũ khí đặc biệt này. Tuy nhiên tham vọng của Trung Quốc còn hơn thế. Nguồn ảnh: chinanews.com.
Mặc dù vậy công nghệ tàu ngầm Trung Quốc lại là sự kết hợp của nhiều nền tảng khác nhau chứ không chỉ riêng của Liên Xô, họ sử dụng thiết kế tàu ngầm Liên Xô như một bộ khung chính cho nền tảng của mình. Đáng chú ý nhất trong số đó có thể kể tới lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện Type 039, mẫu tàu ngầm tấn công hiện đại đầu tiên cho Trung Quốc tự phát triển. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như Type 039 có thiết kế gần như tương tự lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện Kilo của Nga, mẫu tàu ngầm mà Hải quân Trung Quốc cũng sở hữu. Điều này khiến này người ta không khỏi đặt nghi vấn rằng liệu Type 039 có phải là một sản phẩm “hàng nhái” từ Kilo của Trung Quốc. Nguồn ảnh: 10 e-News.
Dù sự thật như thế nào thì Type 039 vẫn là một mẫu tàu ngầm tấn công thành công của Trung Quốc, thậm chí với biến thể Type 039A sự thành công của lớp tàu ngầm này càng được thể hiện rõ hơn trước. Hiện tại Type 039A vẫn là lực lượng tàu ngầm tấn công thông thường chủ lực của Hải quân Trung Quốc kể từ năm 2006 cho tới nay. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Tuy nhiên trong tất cả các loại vũ khí trên sẽ không có cái tên nào sánh được với vũ khí hạt nhân Trung Quốc, loại vũ khí tạo nên sức mạnh chiến lược của nước này. Và cội nguồn của công nghệ hạt nhân Trung Quốc không đâu khác chính là từ Liên Xô, quốc gia đồng minh của Bắc Kinh trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Damn Interesting.
Giai đoạn hợp tác trong phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân lẫn tên lửa giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu từ những năm 1950 nhưng nhanh chóng kết thúc trong năm 1960. Mặc dù vậy Trung Quốc đã kịp tiếp nhận hầu hết những tài liệu quan trọng phục vụ cho quá trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Nguồn ảnh: CNN.com.
Như một kết quả tất yếu, Trung Quốc thử nghiệm thành công quả bom hạt nhân đầu tiên vào ngày 16/7/1964 tại Lop Nor và chỉ hai năm sau đó nước này sở hữu vũ khí hạt nhân đầu tiên. Đến cuối thập niên 1960, Trung Quốc đã có thể tích hợp vũ khí hạt nhân lên trên các tên lửa đạn đạo đầu tiên của mình là Dongfeng, mở ra một chương mới cho kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Trong ảnh là mô hình quả bom hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikimedia.