Quân đội Mỹ vừa tiết lộ tầm bắn tối đa của hệ thống PrSM có thể đạt được vượt trội so với tên lửa Iskander-M của Nga hiện nay.Đây là lần đầu tiên, Mỹ công bố tầm bắn thật của vũ khí này. Cụ thể thay vì trên 400km như thông tin sơ bộ trước đây, PrSM thực tế có thể đạt được tầm bắn tối đa lên tới 750km.Với tầm bắn này, tên lửa PrSM có khả năng tấn công tương đương với các dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhưng vẫn sử dụng được trên khung gầm pháo phản lực M270 và M142.Không những vậy, do có kích thước tổng thể nhỏ hơn, nên cơ số đạn mang theo lên tới 4 quả cho mỗi bệ phóng.Điều này gây nên sự lo ngại đặc biệt cho phía Nga.Trước đó cả Nga và Mỹ đều bị giới hạn bởi Hiệp ước cắt giảm tên lửa đạn đạo tầm trung (INF), vì vậy không nước nào được phát triển tên lửa đạn đạo từ 500 - 2.500km.Những tên lửa đạn đạo tầm ngắn đặt ở các nước xung quanh nước đối thủ có thể vô hiệu hóa hoàn toàn hệ thống đánh chặn.Một cuộc tấn công sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn khi tấn công đồng loạt vào đối thủ sẽ khiến cho các hệ thống phòng thủ không kịp phản ứng, vì thời gian tên lửa từ điểm bắn lao tới mục tiêu rất ngắn.Thiếu tướng Mỹ John Rafferty cho biết, khi chính thức đi vào trang bị, tên lửa PrSM đủ khả năng xuyên thủng hàng phòng thủ tối tân của Nga dù có S-400.Trong khi đó ở Thái Bình Dương loại vũ khí này có chức năng chống các tàu chiến của Trung Quốc."Thay vì hoãn phóng đến cuối năm 2020 như ban đầu, công việc này đã được thực hiện trong năm 2019 nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện vũ khí và giúp Mỹ có thêm phương án đối phó với đối thủ trong tình hình mới", Thiếu tướng Mỹ John Rafferty nói.Việc phát triển hệ thống PrSM là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của công nghiệp quốc phòng Mỹ."Chúng ta phải phát triển các hệ thống vũ khí tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất. Thất bại trong việc phát triển hệ thống tên lửa này sẽ bị các đồng minh đặt câu hỏi về năng lực của Mỹ trong việc đảm bảo cân bằng với sự đe dọa từ phía Nga", vị tướng Mỹ cho biết thêm.Trước đó, trong năm 2018, Raytheon từng thử nghiệm tên lửa DeepStrike với tầm bắn 500km.Đây chính là sản phẩm đối thủ của PrSM trong gói thầu tìm kiếm tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới của Lầu Năm Góc trong tương lai gần.Hiện Mỹ vẫn để ngỏ khả năng trang bị cùng lúc hai loại tên lửa đạn đạo tấn công tầm trung nguy hiểm này.Các dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật của Mỹ ngoài đầu đạn thông thường hoàn toàn có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.Trong tương lai, PrSM cơ bản sẽ thay thế ATACMS để trở thành dòng vũ khí phổ dụng của Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ với khả năng đáp ứng dài tác chiến từ pháo binh tầm xa tới tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Quân đội Mỹ vừa tiết lộ tầm bắn tối đa của hệ thống PrSM có thể đạt được vượt trội so với tên lửa Iskander-M của Nga hiện nay.
Đây là lần đầu tiên, Mỹ công bố tầm bắn thật của vũ khí này. Cụ thể thay vì trên 400km như thông tin sơ bộ trước đây, PrSM thực tế có thể đạt được tầm bắn tối đa lên tới 750km.
Với tầm bắn này, tên lửa PrSM có khả năng tấn công tương đương với các dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhưng vẫn sử dụng được trên khung gầm pháo phản lực M270 và M142.
Không những vậy, do có kích thước tổng thể nhỏ hơn, nên cơ số đạn mang theo lên tới 4 quả cho mỗi bệ phóng.
Điều này gây nên sự lo ngại đặc biệt cho phía Nga.
Trước đó cả Nga và Mỹ đều bị giới hạn bởi Hiệp ước cắt giảm tên lửa đạn đạo tầm trung (INF), vì vậy không nước nào được phát triển tên lửa đạn đạo từ 500 - 2.500km.
Những tên lửa đạn đạo tầm ngắn đặt ở các nước xung quanh nước đối thủ có thể vô hiệu hóa hoàn toàn hệ thống đánh chặn.
Một cuộc tấn công sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn khi tấn công đồng loạt vào đối thủ sẽ khiến cho các hệ thống phòng thủ không kịp phản ứng, vì thời gian tên lửa từ điểm bắn lao tới mục tiêu rất ngắn.
Thiếu tướng Mỹ John Rafferty cho biết, khi chính thức đi vào trang bị, tên lửa PrSM đủ khả năng xuyên thủng hàng phòng thủ tối tân của Nga dù có S-400.
Trong khi đó ở Thái Bình Dương loại vũ khí này có chức năng chống các tàu chiến của Trung Quốc.
"Thay vì hoãn phóng đến cuối năm 2020 như ban đầu, công việc này đã được thực hiện trong năm 2019 nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện vũ khí và giúp Mỹ có thêm phương án đối phó với đối thủ trong tình hình mới", Thiếu tướng Mỹ John Rafferty nói.
Việc phát triển hệ thống PrSM là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của công nghiệp quốc phòng Mỹ.
"Chúng ta phải phát triển các hệ thống vũ khí tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất. Thất bại trong việc phát triển hệ thống tên lửa này sẽ bị các đồng minh đặt câu hỏi về năng lực của Mỹ trong việc đảm bảo cân bằng với sự đe dọa từ phía Nga", vị tướng Mỹ cho biết thêm.
Trước đó, trong năm 2018, Raytheon từng thử nghiệm tên lửa DeepStrike với tầm bắn 500km.
Đây chính là sản phẩm đối thủ của PrSM trong gói thầu tìm kiếm tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới của Lầu Năm Góc trong tương lai gần.
Hiện Mỹ vẫn để ngỏ khả năng trang bị cùng lúc hai loại tên lửa đạn đạo tấn công tầm trung nguy hiểm này.
Các dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật của Mỹ ngoài đầu đạn thông thường hoàn toàn có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Trong tương lai, PrSM cơ bản sẽ thay thế ATACMS để trở thành dòng vũ khí phổ dụng của Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ với khả năng đáp ứng dài tác chiến từ pháo binh tầm xa tới tên lửa đạn đạo tầm ngắn.