Hãng tin Al Masdar News vừa đăng tải một số hình ảnh đáng chú ý, đó là một tổ hợp SA-6 của LNA đã thay thế tên lửa 3M9 bằng loại K-13, đây vốn là tên lửa không đối không tầm ngắn trang bị cho máy bay chiến đấu.Việc tích hợp tên lửa không đối không cho hệ thống phòng không mặt đất làm giới chuyên gia quân sự khá bất ngờ, một số ý kiến cho rằng giải pháp này sẽ có hiệu quả cực thấp, trong khi số khác lại cho rằng chúng vẫn có những ẩn số nguy hiểm đến bất ngờ.Trước đó tại chiến trường Trung Đông, phiến quân Houthi đã dùng tên lửa không đối không R-27T để lắp lên giá phóng mặt đất và tiêu điệt được máy bay của Saudi Arabia.Vì vậy việc tích hợp tên lửa không đối không K-13 có thể sẽ tạo nên những hiệu quả bất ngờ.K-13 vốn là một dòng tên lửa nổi tiếng của Liên Xô, tuy vậy ít ai biết rằng đây chính là bản sao chép từ tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 của Mỹ.Tên lửa tầm nhiệt không đối không của Mỹ đi trước Liên Xô một bước khi có tính năng chiến đấu cao trong khi kích cỡ nhỏ gọn.Nổi bật trong số này chính là tên lửa AIM-9, điều này đã thôi thúc Liên Xô tìm cách lấy được loại vũ khí này để nghiên cứu và sao chép chúng.Dịp may đến khi trong một trận không chiến năm 1957, máy bay Mig-17 của Trung Quốc đã dính một quả tên lửa AIM-9 từ tiêm kích F-86 của Đài Loan.Kì lạ thay, quả tên lửa này không phát nổ. Sau đó, phi công Trung Quốc hạ cánh an toàn. Quả tên lửa AIM-9 được tách ra và chuyển giao cho các kĩ sư Liên Xô.Những kĩ sư Liên Xô đánh giá chiến lợi phẩm này là “trường đại học thiết kế tên lửa” vì nó sở hữu nhiều bí mật công nghệ không tưởng với người Liên Xô.Dù quả tên lửa được Mỹ thiết kế đơn giản nhưng rất hiệu quả. Các kĩ sư Liên Xô quyết định sao chép toàn bộ công nghệ này và cho ra đời tên lửa tương tự mang tên K-13 vào năm 1960.Chỉ trong khoảng 5 năm sau, tên lửa K-13 của Liên Xô được xuất khẩu và trang bị cho 20 quân đội khác nhau. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Trung Đông và Đông Nam Á đã chứng minh tên lửa này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.Đứng trước yêu cầu cần mẫu tên lửa mới nhất của Mỹ, Liên Xô đã cắt cử một điệp viên KGB tại Tây Đức đánh cắp một mẫu tên lửa AIM-9 gửi về nước. Tối ngày 22-10-1967, điệp viên Manfred Ramminger cùng hai người khác đột nhập vào kho vũ khí của căn cứ không quân Neuburg. Hai người trên xe dùng xe cút kít chở quả tên lửa AIM-9 ra ngoài và điệp viên Ramminger đang chờ sẵn trên chiếc xe Mercedes của mình. Quả tên lửa dài gần 3 mét và khiến điệp viên Ramminger phải đập vỡ cửa kính ô tô để nhét. Phần thừa nhô ra ngoài được che lại bằng một tấm vải đỏ.Sau đó, điệp viên Ramminger lái xe về nhà và không gặp bất cứ khó khăn gì. Ông tự tay tháo rời từng bộ phận, giữ lại ngòi nổ rồi trao trực tiếp bộ phận này cho các điệp viên trong hệ thống của mình. Phần còn lại, ông đóng gói, gửi qua đường bưu điện về Moscow.Để tránh rắc rối, điệp viên Ramminger ghi trên bìa hàng rằng đây là hàng phế phẩm xuất khẩu. Trọng lượng của bưu kiện là 9 kg và chi phí là gần 80 USD.Thời điểm đó, vận chuyển bằng hàng không thường xuyên xảy ra sai sót và gói hàng của điệp viên Ramminger cũng không ngoại lệ. Chuyến hàng vòng vèo qua nhiều thành phố và mất 10 ngày mới tới đích an toàn.Điệp viên KGB nhận phần ngòi nổ từ tay Ramminger đã phải thốt lên rằng: “Anh quả là thiên tài”. Sau khi gói bưu kiện về tới Liên Xô, các kĩ sư nước này đã nhanh chóng sao chép phiên bản AIM-9 và cho ra đời phiên bản K-13 cải tiến.Phiên bản K-13M mới có nhiều cải tiến về hiệu suất, tốc độ và phần mũi tên lửa. Nó được trang bị đầu dò radar để tìm mục tiêu, tránh bị đánh lạc hướng bởi bẫy nhiệt của đối phương.Cuối năm 1968, vụ việc bại lộ và 3 người tham gia kế hoạch đánh cắp tên lửa bị bắt. Điệp viên Ramminger bị kết án 4 năm tù nhưng được thả vào năm 1971 trong một chương trình trao đổi điệp viên 2 nước.Vympel K-13 (tên ký hiệu của NATO AA-2 'Atoll'), là một loại tên lửa không đối không của Liên Xô.Tên lửa được thiết kế với chiều dài: (K-13M) 2830 mm; (K-3R) 3420 mm; Sải cánh: 530 mm; Đường kính: 127 mm.Tên lửa có trọng lượng: (K-13M) 75 kg; (K-3R) 93 kg.K-13 có vận tốc tối đa Mach 2,5, sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại IRH, một số biến thể về sau này được dẫn đường bằng radar bán chủ động SARH.K-13 có đầu nổ nặng 11,3 kg với thuốc nổ cực mạnh.Đây cũng chính là loại tên lửa trang bị trên tiêm kích MiG-21 từng gây nhiều thiệt hại cho không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Hãng tin Al Masdar News vừa đăng tải một số hình ảnh đáng chú ý, đó là một tổ hợp SA-6 của LNA đã thay thế tên lửa 3M9 bằng loại K-13, đây vốn là tên lửa không đối không tầm ngắn trang bị cho máy bay chiến đấu.
Việc tích hợp tên lửa không đối không cho hệ thống phòng không mặt đất làm giới chuyên gia quân sự khá bất ngờ, một số ý kiến cho rằng giải pháp này sẽ có hiệu quả cực thấp, trong khi số khác lại cho rằng chúng vẫn có những ẩn số nguy hiểm đến bất ngờ.
Trước đó tại chiến trường Trung Đông, phiến quân Houthi đã dùng tên lửa không đối không R-27T để lắp lên giá phóng mặt đất và tiêu điệt được máy bay của Saudi Arabia.
Vì vậy việc tích hợp tên lửa không đối không K-13 có thể sẽ tạo nên những hiệu quả bất ngờ.
K-13 vốn là một dòng tên lửa nổi tiếng của Liên Xô, tuy vậy ít ai biết rằng đây chính là bản sao chép từ tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 của Mỹ.
Tên lửa tầm nhiệt không đối không của Mỹ đi trước Liên Xô một bước khi có tính năng chiến đấu cao trong khi kích cỡ nhỏ gọn.
Nổi bật trong số này chính là tên lửa AIM-9, điều này đã thôi thúc Liên Xô tìm cách lấy được loại vũ khí này để nghiên cứu và sao chép chúng.
Dịp may đến khi trong một trận không chiến năm 1957, máy bay Mig-17 của Trung Quốc đã dính một quả tên lửa AIM-9 từ tiêm kích F-86 của Đài Loan.
Kì lạ thay, quả tên lửa này không phát nổ. Sau đó, phi công Trung Quốc hạ cánh an toàn. Quả tên lửa AIM-9 được tách ra và chuyển giao cho các kĩ sư Liên Xô.
Những kĩ sư Liên Xô đánh giá chiến lợi phẩm này là “trường đại học thiết kế tên lửa” vì nó sở hữu nhiều bí mật công nghệ không tưởng với người Liên Xô.
Dù quả tên lửa được Mỹ thiết kế đơn giản nhưng rất hiệu quả. Các kĩ sư Liên Xô quyết định sao chép toàn bộ công nghệ này và cho ra đời tên lửa tương tự mang tên K-13 vào năm 1960.
Chỉ trong khoảng 5 năm sau, tên lửa K-13 của Liên Xô được xuất khẩu và trang bị cho 20 quân đội khác nhau. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Trung Đông và Đông Nam Á đã chứng minh tên lửa này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Đứng trước yêu cầu cần mẫu tên lửa mới nhất của Mỹ, Liên Xô đã cắt cử một điệp viên KGB tại Tây Đức đánh cắp một mẫu tên lửa AIM-9 gửi về nước. Tối ngày 22-10-1967, điệp viên Manfred Ramminger cùng hai người khác đột nhập vào kho vũ khí của căn cứ không quân Neuburg. Hai người trên xe dùng xe cút kít chở quả tên lửa AIM-9 ra ngoài và điệp viên Ramminger đang chờ sẵn trên chiếc xe Mercedes của mình. Quả tên lửa dài gần 3 mét và khiến điệp viên Ramminger phải đập vỡ cửa kính ô tô để nhét. Phần thừa nhô ra ngoài được che lại bằng một tấm vải đỏ.
Sau đó, điệp viên Ramminger lái xe về nhà và không gặp bất cứ khó khăn gì. Ông tự tay tháo rời từng bộ phận, giữ lại ngòi nổ rồi trao trực tiếp bộ phận này cho các điệp viên trong hệ thống của mình. Phần còn lại, ông đóng gói, gửi qua đường bưu điện về Moscow.
Để tránh rắc rối, điệp viên Ramminger ghi trên bìa hàng rằng đây là hàng phế phẩm xuất khẩu. Trọng lượng của bưu kiện là 9 kg và chi phí là gần 80 USD.
Thời điểm đó, vận chuyển bằng hàng không thường xuyên xảy ra sai sót và gói hàng của điệp viên Ramminger cũng không ngoại lệ. Chuyến hàng vòng vèo qua nhiều thành phố và mất 10 ngày mới tới đích an toàn.
Điệp viên KGB nhận phần ngòi nổ từ tay Ramminger đã phải thốt lên rằng: “Anh quả là thiên tài”. Sau khi gói bưu kiện về tới Liên Xô, các kĩ sư nước này đã nhanh chóng sao chép phiên bản AIM-9 và cho ra đời phiên bản K-13 cải tiến.
Phiên bản K-13M mới có nhiều cải tiến về hiệu suất, tốc độ và phần mũi tên lửa. Nó được trang bị đầu dò radar để tìm mục tiêu, tránh bị đánh lạc hướng bởi bẫy nhiệt của đối phương.
Cuối năm 1968, vụ việc bại lộ và 3 người tham gia kế hoạch đánh cắp tên lửa bị bắt. Điệp viên Ramminger bị kết án 4 năm tù nhưng được thả vào năm 1971 trong một chương trình trao đổi điệp viên 2 nước.
Vympel K-13 (tên ký hiệu của NATO AA-2 'Atoll'), là một loại tên lửa không đối không của Liên Xô.
Tên lửa được thiết kế với chiều dài: (K-13M) 2830 mm; (K-3R) 3420 mm; Sải cánh: 530 mm; Đường kính: 127 mm.
Tên lửa có trọng lượng: (K-13M) 75 kg; (K-3R) 93 kg.
K-13 có vận tốc tối đa Mach 2,5, sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại IRH, một số biến thể về sau này được dẫn đường bằng radar bán chủ động SARH.
K-13 có đầu nổ nặng 11,3 kg với thuốc nổ cực mạnh.
Đây cũng chính là loại tên lửa trang bị trên tiêm kích MiG-21 từng gây nhiều thiệt hại cho không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.