Tên lửa Javelin rất mạnh, vậy xe tăng còn tồn tại trên chiến trường?

Google News

Xe tăng ra đời đã hơn 100 năm và tên lửa chống tăng Javelin chỉ mới ra đời chưa được 30 năm; nhưng qua cuộc chiến tại Ukraine, mới thể hiện rõ vai trò của tên lửa chống tăng.

Trên chiến trường, xe tăng có thể được ví như “những quả đấm thép”, với ưu điểm là hỏa lực mạnh, khả năng bảo vệ và khả năng cơ động tuyệt vời.

Nhưng cũng từ khi ra đời, để đối phó với xe tăng, các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu phát triển vũ khí chống tăng. Và với sự xuất hiện của tên lửa chống tăng trong nhiều năm qua, vẫn chưa khiến xe tăng phải rút lui hoàn toàn khỏi giai đoạn lịch sử.

Cho đến khi chứng kiến màn trình diễn của tên lửa chống tăng Javelin trước xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, người ta không khỏi giật mình nghĩ: "Javelin" mạnh như vậy, xe tăng còn cần thiết nữa không?

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?
 Ảnh: Một chiếc xe tăng T72B3 của Quân đội Nga bị tên lửa Javelin bắn cháy ở chiến trường Donbass vào tháng 4/2022. Nguồn Aviapro

Tên lửa chống tăng Javelin

Javelin là tên lửa chống tăng với mã hiệu FGM-148, đây là loại tên lửa chống tăng di động, được phát triển cho lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ vào đầu thập niên 1990.

Trước khi phát triển Javelin, loại tên lửa chống tăng mà Quân đội Mỹ trang bị chủ yếu là tên lửa chống tăng Dragon (FGM-77). FGM-77 sử dụng phương pháp dẫn đường bán tự động hồng ngoại (nguyên lý hai điểm).

Nếu trong những năm 1960-1970, hiệu quả chiến đấu của FGM-77 với xe tăng rất cao; nhưng đến giữa và cuối những năm 1980, việc thay thế trang bị của quân đội Liên Xô đã cơ bản hoàn thành, điều này đã khiến FGM-77 không còn phù hợp nữa.

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?-Hinh-2
Tên lửa chống tăng Dragon (FGM-77) của Quân đội Mỹ

Lúc này lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu phát triển một loại hệ thống tên lửa chống tăng di động mới, đáp ứng được nhu cầu tác chiến; như vậy tên lửa Javelin FGM-148 đã ra đời.

Javelin có khả năng thích ứng chiến trường tuyệt vời, vũ khí có thể sử dụng bởi một cá nhân hoặc bố trí trên xe bánh lốp hoặc bánh xích, sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết và ngày-đêm. Javelin có khả năng gây sát thương đáng kể với xe tăng, nhờ một số tính năng đột phá.

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?-Hinh-3
Tên lửa Jevelin từ khi ra đời đến nay, được đánh giá rất cao do có nhiều ưu điểm vượt trội.  

Thứ nhất, FGM-148 chỉ cần một người sử dụng trên chiến trường; do sử dụng phương pháp "phóng mềm", nhờ sử dụng thiết kế động cơ rắn hai tầng, trong đó nhiệm vụ chính của động cơ tầng một, là đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng. Thời gian làm việc của động cơ phóng rất ngắn, do vậy độ giật không quá lớn, đối với trắc thủ phóng.

Ngoài ra, trọng lượng tổng thể của FGM-148 không quả lớn (22,5 kg), nên một người lính bình thường có thể sử dụng nó để hoàn thành các nhiệm vụ chống tăng một mình. Trọng lượng nhẹ, mạnh mẽ và sử dụng đơn giản cũng giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của Javelin.

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?-Hinh-4
Tên lửa Jevelin có trọng lượng chiến đấu rất nhẹ.

Thứ hai, Javelin sử dụng phương pháp dẫn đường "bắn và quên", so với các tên lửa chống tăng trước đây, trắc thủ cần phải khóa mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa, cho đến khi tên lửa trúng mục tiêu; do vậy trắc thủ phóng Javelin an toàn hơn.

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?-Hinh-5
Tên lửa Javelin là loại tên lửa hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên" đầu tiên trên thế giới. 

Thứ ba, Javelin áp dụng phương thức tấn công bổ nhào, sau khi tên lửa phóng ra khỏi ống một khoảng cách nhất định, nó sẽ bay lên vị trí cao hơn, rồi thực hiện một cuộc tấn công bổ nhào vào mục tiêu. Phương thức tấn công này cho phép Javelin dễ dàng đánh trúng điểm yếu bảo vệ của xe tăng là nóc xe tăng hoặc động cơ.

Ngoài ra, khả năng xuyên giáp của Javelin rất mạnh, phiên bản đời đầu có thể dễ dàng xuyên giáp thép đồng chất dày 700mm; càng về sau, theo thời gian, khả năng xuyên giáp của Javelin tiếp tục tăng lên; đủ khả năng xuyên qua giáp tăng hiện đại nhất.

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?-Hinh-6
Khả năng xuyên giáp của tên lửa Javelin rất mạnh. 

Xe tăng có cần tồn tại trong cuộc xung đột hiện đại?

Tên lửa Javelin hiện được đánh giá như một sát thủ diệt xe tăng, vậy điều này có nghĩa là xe tăng không còn tồn tại trên chiến trường? Hoàn toàn không.

Mặc dù xe tăng rất dễ bị tấn công, nhưng với tư cách là phương tiện chiến đấu được bảo vệ tốt nhất của đơn vị cơ giới, chúng có thể bảo vệ và hỗ trợ tốt cho bộ binh.

So với các loại xe bọc thép khác, khả năng bảo vệ của xe tăng toàn diện hơn, có thể giảm đáng kể thương vong cho bộ binh. Điều này cho thấy rằng xe tăng thực sự cần thiết để tồn tại.

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?-Hinh-7
 Xe tăng vẫn là phương tiện được bảo vệ tốt nhất trên chiến trường.

Ngoài ra, khi lực lượng chiến đấu mặt đất muốn tấn công và chiếm giữ một địa điểm, xe tăng có thể nhanh chóng tiến lên phía trước. Bởi vì xe tăng được thiết kế cho nhiệm vụ này, khi nó có thể vượt qua nhiều địa hình phức tạp.

Đặc biệt là trong các hoạt động tác chiến miền núi với địa hình phức tạp, xe tăng thực sự có vai trò rất quan trọng; đó là lý do quan trọng, khiến quân đội nhiều nước, chưa loại xe tăng ra khỏi hàng ngũ vũ khí chiến đấu chủ lực.

Tất nhiên, môi trường chiến đấu của xe tăng ở một số khu vực cũng sẽ bị hạn chế, ví dụ như trong các trận chiến đường phố trong đô thị. Do các tòa nhà nằm rải rác trong thành phố, nên tầm nhìn và khả năng quan sát của kíp xe tăng bị hạn chế, khó có thể phát hiện được đối phương phục kích trong các tòa nhà; nên dễ dẫn đến thiệt hại.

Nhưng trong mọi trường hợp, xe tăng là một vũ khí đột kích rất quan trọng trong số vũ khí chiến đấu chính và không thể dễ dàng bị loại bỏ.

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?-Hinh-8
Xe tăng là phương tiện không dễ bị tiêu diệt 

Những phương pháp làm giảm sát thương của vũ khí chống tăng

Trước sự phát triển nhanh chóng của vũ khí chống tăng, vậy làm thế nào để xe tăng có thể giảm sát thương? Một số quốc gia thậm chí còn đội "mũ sắt" cho xe tăng, vậy cách làm này có hiệu quả không?

Trước hết, cần chỉ ra rằng, sau khi xe tăng đội “mũ sắt”, thì quả thực có thể chống lại một số tên lửa chống tăng.

Cái gọi là "mũ sắt" này, thực chất là một lớp giáp lồng phía trên, trực tiếp che đi điểm yếu của xe tăng. Nếu đối phương tấn công bằng tên lửa chống tăng, khi tên lửa lao xuống từ trên cao, đầu tiên nó sẽ chạm vào lớp giáp lồng trên cùng, sẽ kích nổ đầu đạn đầu tiên trước.

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?-Hinh-9
 Xe tăng T72B3 của Nga trang bị giáp lồng trên nóc tháp pháo.

Nếu tên lửa chống tăng sử dụng đầu đạn đơn, thì lớp giáp lồng có thể bảo vệ được lớp giáp phía trên; nhưng lớp giáp lồng này vô nghĩa với tên lửa Javelin.

Đầu đạn tên lửa Javelin những phiên bản về sau, đều sử dụng loại đầu đạn nổ lõm nối tiếp (đầu đạn Tandem), với đầu đạn đầu tiên có nhiệm vụ phá hủy lớp giáp phụ bên ngoài, như giáp lồng, giáp phản ứng nổ (ERA) hoặc giáp phụ bằng composite; còn đầu đạn chính với nhiệm vụ phá hủy lớp giáp chính của  xe tăng; khả năng xuyên phá của cả hai đầu đạn tương đương với 1.100 mm thép đồng nhất (RHA).

Với khả năng xuyên phá như vậy, không thể có một loại xe tăng nào có thể chịu được đòn đánh trúng của tên lửa Javelin. Để đảm bảo an toàn hơn cho các xe tăng chiến đấu chủ lực, các quốc gia đã phát triển các hệ thống phòng thủ chủ động.

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?-Hinh-10
Thử nghiệm giáp lồng tăng sự bảo vệ cho giáp xe tăng. 

Hệ thống phòng thủ chủ động bao gồm một hệ thống cảm biến (radar, thiết bị quan sát quang điện tử); hệ thống máy tính tốc độ cao và các ống phóng đạn đánh chặn và tất cả đều hoạt động tự động.

 Khi các cảm biến phát hiện tên lửa hay rocket của đối phương đang bay tới, nhanh chóng xác định quỹ đạo tên lửa, máy tính tính toán và kích hoạt đạn đánh chặn, phá hủy tên lửa địch trước khi tên lửa tiếp xúc xe tăng. So với các loại giáp, phương pháp này thực sự tiên tiến hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, giá của các hệ thống phòng thủ chủ động đắt đỏ, trang bị cho mọi xe tăng là điều không thực tế, nên nhiều nước vẫn chọn cách sử dụng "mũ sắt".

Và cần phải nhấn mạnh rằng, nếu ở trên chiến trường có địa hình thoáng, xe tăng cũng không cần quá e ngại tên lửa Javelin. Bởi xét cho cùng, bản thân tên lửa Javelin chỉ là một tên lửa hạng nhẹ, với tầm bắn không hơn không kém. hơn 2000 mét.

Ten lua Javelin rat manh, vay xe tang con ton tai tren chien truong?-Hinh-11
Tên lửa Javelin có khả năng xuyên 1.100 mm thép đồng nhất. 

Khoảng cách này đã nằm trong tầm bắn của xe tăng, và xe tăng có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng bị Javelin bắn trúng bằng cách tấn công các binh sĩ sử dụng tên lửa Javelin; nhất là gần đây, UAV đã trở thành phương tiện bay “che đầu” không thể thiếu cho các đơn vị xe tăng và cơ giới.

Thực tế chiến trường Ukraine gần đây cho thấy, sau khi điều chỉnh chiến thuật, sử dụng pháo binh “làm mềm chiến trường”, thì các loại tên lửa chống tăng của Ukraine, trong đó chủ yếu là tên lửa Javelin, cũng không còn phát huy tác dụng như giai đoạn đầu của cuộc chiến.

Xe tăng và vũ khí chống tăng đã đối đầu với nhau ngay từ khi mới ra đời, giống như cây giáo và chiếc khiên; do vậy trận chiến giữa vũ khí chống tăng và xe tăng sẽ còn tiếp tục trong tương lai ...

Tiến Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)