Báo chí Nga cho biết, cuộc thử nghiệm cuối cùng đối với tàu hộ vệ tên lửa (khinh hạm) Gremyashchy sẽ vẫn diễn ra ở Biển Baltic, nơi đã tiến hành phần lớn các bài kiểm tra trên biển của con tàu.Ở giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, các máy bay trực thăng hải quân sẽ bay xung quanh tàu hộ vệ và hạ cánh trên nó trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, cả ban ngày lẫn đêm tối.Được biết các phi công sẽ điều khiển trực thăng loại Ka-27 hoặc Ka-52 thực hiện hơn 10 lần cất hạ cánh trên boong, chưa có thêm thông tin chi tiết về thời gian tiến hành thử nghiệm.Trước đó nhà máy đóng tàu Phương Bắc thông báo rằng, tàu hộ vệ tên lửa Gremyashchy sẽ được bàn giao cho hải quân Nga trong nửa đầu năm 2020. Sau đó con tàu sẽ thực hiện hành trình đến Hạm đội Thái Bình Dương, nơi nó tiếp tục phục vụ.Như vậy kể từ khi hạ thủy vào tháng 11/2018, bắt đầu chạy thử trên biển vào tháng 4/2019 thì cho đến thời điểm hiện tại, chiếc khinh hạm tàng hình cực mạnh này đã sắp gia nhập đội hình tác chiến của hải quân Nga.Cần lưu ý rằng quá trình chế tạo chiếc Gremyashchy từng bị trì hoãn do Đức không giao động cơ MTU vì vướng lệnh cấm vận. Con tàu sau đó được hoàn thành với động cơ diesel nội địa 1DDA-12000 của nhà máy Kolomna.Khinh hạm lớp Gremyashchy - Dự án 20385 được thiết kế để phát hiện và phá hủy tàu mặt nước hoặc tàu ngầm của đối phương, tổ chức đổ bộ, bảo vệ khu vực ven biển, hộ tống các tàu khác.Con tàu có lượng giãn nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài 104 m, chiều rộng 13 m, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3.500 hải lý, thời gian bám biển 15 ngày, thủy thủ đoàn 99 người.Thiết kế của Gremyashchy bắt nguồn từ chiếc Steregushchy - Dự án 20380, đây là lớp chiến hạm tàng hình rất hiện đại, giữ vai trò xương sống của lực lượng tác chiến ven bờ hải quân Nga những năm đầu thế kỷ XXI.Khinh hạm lớp Gremyashchy sẽ được trang bị 8 ống phóng thẳng đứng UKSK của tên lửa hành trình chống hạm Kalibr bố trí chính giữa tàu, thay thế 2 cụm 4 ống phóng KT-184 của tên lửa Kh-35 Uran trên các tàu thế hệ cũ.Ngoài ra Gremyashchy còn mang được tới 16 tên lửa phòng không tầm trung 9M96 thuộc tổ hợp Redut trong cụm 2 hàng 8 ống phóng thẳng đứng, thay vì chỉ 12 quả như trên chiến hạm Dự án 20381 (một sửa đổi của Dự án 20380).Bên cạnh đó, tàu còn được tích hợp pháo hạm A-190-01 cỡ 100 mm, tổ hợp ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Paket-NK cỡ 330 mm với cơ số 8 quả và 2 súng máy hạng nặng KPV cỡ 14,5 mm.Cảm biến chính của Gremyashchy bao gồm 4 radar mảng pha quét điện tử chủ động (AFAR) quay về 4 góc tương tự như cách bố trí của hệ thống Aegis, cho khả năng bao quát đủ 360 độ và không bị ngắt quãng do phải xoay ăng ten.Với dàn hỏa lực như trên, các khinh hạm thuộc Dự án 20385 sẽ là những tàu chiến mặt nước cỡ 2.000 tấn mạnh và toàn diện nhất thế giới, thậm chí còn vượt trội nhiều khu trục hạm có lượng giãn nước trên 8.000 tấn.Ngoài phục vụ hải quân Nga, tàu hộ vệ tên lửa Dự án 20385 lớp Gremyashchy còn được đánh giá có tiềm năng xuất khẩu rất cao khi nhiều quốc gia trên thế giới đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt.
Báo chí Nga cho biết, cuộc thử nghiệm cuối cùng đối với tàu hộ vệ tên lửa (khinh hạm) Gremyashchy sẽ vẫn diễn ra ở Biển Baltic, nơi đã tiến hành phần lớn các bài kiểm tra trên biển của con tàu.
Ở giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, các máy bay trực thăng hải quân sẽ bay xung quanh tàu hộ vệ và hạ cánh trên nó trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, cả ban ngày lẫn đêm tối.
Được biết các phi công sẽ điều khiển trực thăng loại Ka-27 hoặc Ka-52 thực hiện hơn 10 lần cất hạ cánh trên boong, chưa có thêm thông tin chi tiết về thời gian tiến hành thử nghiệm.
Trước đó nhà máy đóng tàu Phương Bắc thông báo rằng, tàu hộ vệ tên lửa Gremyashchy sẽ được bàn giao cho hải quân Nga trong nửa đầu năm 2020. Sau đó con tàu sẽ thực hiện hành trình đến Hạm đội Thái Bình Dương, nơi nó tiếp tục phục vụ.
Như vậy kể từ khi hạ thủy vào tháng 11/2018, bắt đầu chạy thử trên biển vào tháng 4/2019 thì cho đến thời điểm hiện tại, chiếc khinh hạm tàng hình cực mạnh này đã sắp gia nhập đội hình tác chiến của hải quân Nga.
Cần lưu ý rằng quá trình chế tạo chiếc Gremyashchy từng bị trì hoãn do Đức không giao động cơ MTU vì vướng lệnh cấm vận. Con tàu sau đó được hoàn thành với động cơ diesel nội địa 1DDA-12000 của nhà máy Kolomna.
Khinh hạm lớp Gremyashchy - Dự án 20385 được thiết kế để phát hiện và phá hủy tàu mặt nước hoặc tàu ngầm của đối phương, tổ chức đổ bộ, bảo vệ khu vực ven biển, hộ tống các tàu khác.
Con tàu có lượng giãn nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài 104 m, chiều rộng 13 m, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3.500 hải lý, thời gian bám biển 15 ngày, thủy thủ đoàn 99 người.
Thiết kế của Gremyashchy bắt nguồn từ chiếc Steregushchy - Dự án 20380, đây là lớp chiến hạm tàng hình rất hiện đại, giữ vai trò xương sống của lực lượng tác chiến ven bờ hải quân Nga những năm đầu thế kỷ XXI.
Khinh hạm lớp Gremyashchy sẽ được trang bị 8 ống phóng thẳng đứng UKSK của tên lửa hành trình chống hạm Kalibr bố trí chính giữa tàu, thay thế 2 cụm 4 ống phóng KT-184 của tên lửa Kh-35 Uran trên các tàu thế hệ cũ.
Ngoài ra Gremyashchy còn mang được tới 16 tên lửa phòng không tầm trung 9M96 thuộc tổ hợp Redut trong cụm 2 hàng 8 ống phóng thẳng đứng, thay vì chỉ 12 quả như trên chiến hạm Dự án 20381 (một sửa đổi của Dự án 20380).
Bên cạnh đó, tàu còn được tích hợp pháo hạm A-190-01 cỡ 100 mm, tổ hợp ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Paket-NK cỡ 330 mm với cơ số 8 quả và 2 súng máy hạng nặng KPV cỡ 14,5 mm.
Cảm biến chính của Gremyashchy bao gồm 4 radar mảng pha quét điện tử chủ động (AFAR) quay về 4 góc tương tự như cách bố trí của hệ thống Aegis, cho khả năng bao quát đủ 360 độ và không bị ngắt quãng do phải xoay ăng ten.
Với dàn hỏa lực như trên, các khinh hạm thuộc Dự án 20385 sẽ là những tàu chiến mặt nước cỡ 2.000 tấn mạnh và toàn diện nhất thế giới, thậm chí còn vượt trội nhiều khu trục hạm có lượng giãn nước trên 8.000 tấn.
Ngoài phục vụ hải quân Nga, tàu hộ vệ tên lửa Dự án 20385 lớp Gremyashchy còn được đánh giá có tiềm năng xuất khẩu rất cao khi nhiều quốc gia trên thế giới đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt.