Chiến đấu cơ Su-35 được đưa vào trang bị vào năm 2014, đây phiên bản hiện đại hóa cao nhất của máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker, được Liên Xô phát triển từ thời chiến tranh Lạnh, để đối đầu với chiến đấu cơ F-15C Eagle của Mỹ và kẻ kế nhiệm của nó là F-22 Raptor.MiG-35 được đưa vào biên chế tháng 6/2019, và là phiên bản nâng cấp sâu của tiêm kích MiG-29 Fulcrum, chiến đấu cơ hạng trung, cũng được Liên Xô phát triển cùng thời với MiG-29 và tương đương với F/A-18 Hornet của Mỹ; MiG-29 được sử dụng từ các sân bay gần mặt trận hơn.Mặc dù cả MiG-29 và Su-27 đều sử dụng nhiều công nghệ giống nhau, nhưng cả hai đều có thiết kế khác nhau về cơ bản, bổ sung tính năng cho các máy bay tiền nhiệm thời Chiến tranh Lạnh như MiG-21/23/25. Đây cũng là hai mẫu chiến đấu cơ có vòng đời dài nhất của những máy bay được thiết kế dưới thời Liên Xô.Su-35 sử radar dụng quét mảng pha điện tử thụ động Irbis-E, có thể phát hiện hầu hết các mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu ở phạm vi trên 400 km (với máy bay chiến đấu tàng hình ở phạm vi dưới 80 km) và theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên không.Radar của MiG-35 hiện đại hơn và là loại radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) đầu tiên, được lắp đặt trên máy bay chiến đấu của Nga, nhưng công suất nhỏ hơn nhiều so với radar Irbis-E; nghĩa là Su-35 sẽ giữ được lợi thế đáng kể trong việc phát hiện mục tiêu.Chưa ai biết được khả năng của radar trang bị trên MiG-35, nhưng các loại vũ khí mà nó được trang bị cho thấy, nó cũng có thể theo dõi máy bay đối phương ở phạm vi trên 400km; mặc dù phạm vi này có thể thấp hơn đối với các mục tiêu có kích thước nhỏ hơn. Cả Su-35 và MiG-35 đều sử dụng các loại vũ khí giống nhau, đó là tên lửa không đối không siêu thanh R-37M mới, có tốc độ Mach 6 với các cảm biến mạnh, có khả năng tấn công máy bay ở cự ly lên đến 400km. Ngoài ra cả hai còn sử dụng một loạt tên lửa hành trình đối đất như Kh-35 và Kh-31. Với tên lửa R-37M, cho phép Su-35 và MiG-35 vượt qua tất cả các đối thủ tiềm năng trong các cuộc giao tranh ngoài tầm nhìn; khi tên lửa không đối không mới nhất của Trung Quốc và Mỹ có tầm bắn bằng một nửa hoặc thấp hơn và chậm hơn đáng kể.Cả Su-35 và MiG-35 đều có khả năng cơ động cao nhờ sử dụng 2 động cơ, với vectơ lực đẩy ba chiều; về bản thân thiết kế, những phiên bản tiền nhiệm là Su-27 và MiG-29 đã được chứng minh là có khả năng cơ động vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ phương Tây. Có thể khẳng định, khả năng cơ động vẫn là ưu điểm của các chiến đấu cơ của Nga; Su-35 và MiG-35 được kế thừa với động cơ mạnh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn, tầm hoạt động vượt trội và khả năng tích trữ nhiên liệu lớn hơn; trọng tải vũ khí lớn hơn, khung nhẹ hơn và bền hơn do sử dụng vật liệu composite cao hơn. Nhờ sử dụng công nghệ mới, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, liên kết dữ liệu và hiển thị buồng lái, nên Su-35 mặc dù thân lớn hơn, nhưng có khả năng tàng hình tốt hơn, khi giảm tiết diện radar hơn 70% so với Su-27. MiG-35 cũng tương tự. Trong khi cả hai máy bay chiến đấu đều có khả năng đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2,25; nhưng Su-35 có trần bay cao hơn và tầm hoạt động xa hơn, cho phép nó xâm nhập sâu vào phía sau phòng tuyến của đối phương và tuần tra các khu vực lớn hơn, ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí.Độ cao hoạt động tối đa của MiG-35 thấp hơn khoảng 20%. Trong khi Su-27 và MiG-29 có trọng tải tiêu chuẩn lần lượt là 8 và 6 tên lửa, Su-35 và MiG-35 mở rộng số lượng này lên 12-14 và 8 tên lửa cho mỗi lần xuất kích, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến tầm hoạt động. Về tổng thể, Su-35 được đánh giá là máy bay chiến đấu mạnh hơn, nhưng MiG-35 vẫn giữ được một số lợi thế quan trọng. Chi phí hoạt động của MiG-35 được cho là thấp hơn 20% so với MiG-29; khiến nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 4++ rẻ nhất trên thế giới hiện đang hoạt động.Ngoài ra với giá thấp hơn các loại chiến đấu cơ của phương Tây, cho phép các lực lượng không quân triển khai với số lượng lớn hơn nhiều nếu mua Su-35 và MiG-35. Các yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn của MiG-35, cho phép xuất kích nhiều hơn; đồng thời MiG-35 còn có thể cất cánh từ đường băng ngắn và dã chiến, nên có lợi thế. Mặc dù Su-35 và MiG-35 chia sẻ nhiều khái niệm thiết kế và công nghệ tương tự, nhưng được thiết kế cho các vai trò khác nhau với những ưu điểm của mỗi loại. Su-35 là máy bay chiến đấu cao cấp hơn và khẳng định là có độ tin cậy tốt hơn để đối đầu với những tiêm kích hạng nặng như F-15 hay F-22 của phương Tây. Nhưng với thiết kế tiên tiến, MiG-35 hoàn toàn có thể chống lại những đối thủ mạnh hơn và giữ được nhiều lợi thế về hiệu suất rất đáng kể với phần lớn các máy bay chiến đấu của phương Tây mới hơn, như Gripen-E, F-16V, F-18E và Rafale. Việc Nga tập trung nhiều hơn vào các máy bay chiến đấu hạng nặng, có khả năng họ sẽ tập trung mua Su-35, vì họ ưu tiên sản xuất Su-27 và Su-30 hơn MiG-29 sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng điều này phải trả giá bằng mất cân bằng lực lượng và việc sử dụng máy bay chiến đấu hạng nặng, đồng nghĩa với chi phí hoạt động cao hơn. Với việc Nga hiện nay, không có ý định mở rộng lực lượng Không quân với nhiều phi đội máy bay hạng nhẹ hơn trong tương lai gần, thì chắc chắn là việc mua MiG-35 sẽ bị hạn chế; mặc dù chiến đấu cơ này này dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ với số lượng đáng kể với hơn 150 chiếc theo kế hoạch. Nguồn ảnh: Topwar.
Chiến đấu cơ Su-35 được đưa vào trang bị vào năm 2014, đây phiên bản hiện đại hóa cao nhất của máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker, được Liên Xô phát triển từ thời chiến tranh Lạnh, để đối đầu với chiến đấu cơ F-15C Eagle của Mỹ và kẻ kế nhiệm của nó là F-22 Raptor.
MiG-35 được đưa vào biên chế tháng 6/2019, và là phiên bản nâng cấp sâu của tiêm kích MiG-29 Fulcrum, chiến đấu cơ hạng trung, cũng được Liên Xô phát triển cùng thời với MiG-29 và tương đương với F/A-18 Hornet của Mỹ; MiG-29 được sử dụng từ các sân bay gần mặt trận hơn.
Mặc dù cả MiG-29 và Su-27 đều sử dụng nhiều công nghệ giống nhau, nhưng cả hai đều có thiết kế khác nhau về cơ bản, bổ sung tính năng cho các máy bay tiền nhiệm thời Chiến tranh Lạnh như MiG-21/23/25. Đây cũng là hai mẫu chiến đấu cơ có vòng đời dài nhất của những máy bay được thiết kế dưới thời Liên Xô.
Su-35 sử radar dụng quét mảng pha điện tử thụ động Irbis-E, có thể phát hiện hầu hết các mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu ở phạm vi trên 400 km (với máy bay chiến đấu tàng hình ở phạm vi dưới 80 km) và theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên không.
Radar của MiG-35 hiện đại hơn và là loại radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) đầu tiên, được lắp đặt trên máy bay chiến đấu của Nga, nhưng công suất nhỏ hơn nhiều so với radar Irbis-E; nghĩa là Su-35 sẽ giữ được lợi thế đáng kể trong việc phát hiện mục tiêu.
Chưa ai biết được khả năng của radar trang bị trên MiG-35, nhưng các loại vũ khí mà nó được trang bị cho thấy, nó cũng có thể theo dõi máy bay đối phương ở phạm vi trên 400km; mặc dù phạm vi này có thể thấp hơn đối với các mục tiêu có kích thước nhỏ hơn.
Cả Su-35 và MiG-35 đều sử dụng các loại vũ khí giống nhau, đó là tên lửa không đối không siêu thanh R-37M mới, có tốc độ Mach 6 với các cảm biến mạnh, có khả năng tấn công máy bay ở cự ly lên đến 400km. Ngoài ra cả hai còn sử dụng một loạt tên lửa hành trình đối đất như Kh-35 và Kh-31.
Với tên lửa R-37M, cho phép Su-35 và MiG-35 vượt qua tất cả các đối thủ tiềm năng trong các cuộc giao tranh ngoài tầm nhìn; khi tên lửa không đối không mới nhất của Trung Quốc và Mỹ có tầm bắn bằng một nửa hoặc thấp hơn và chậm hơn đáng kể.
Cả Su-35 và MiG-35 đều có khả năng cơ động cao nhờ sử dụng 2 động cơ, với vectơ lực đẩy ba chiều; về bản thân thiết kế, những phiên bản tiền nhiệm là Su-27 và MiG-29 đã được chứng minh là có khả năng cơ động vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ phương Tây.
Có thể khẳng định, khả năng cơ động vẫn là ưu điểm của các chiến đấu cơ của Nga; Su-35 và MiG-35 được kế thừa với động cơ mạnh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn, tầm hoạt động vượt trội và khả năng tích trữ nhiên liệu lớn hơn; trọng tải vũ khí lớn hơn, khung nhẹ hơn và bền hơn do sử dụng vật liệu composite cao hơn.
Nhờ sử dụng công nghệ mới, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, liên kết dữ liệu và hiển thị buồng lái, nên Su-35 mặc dù thân lớn hơn, nhưng có khả năng tàng hình tốt hơn, khi giảm tiết diện radar hơn 70% so với Su-27. MiG-35 cũng tương tự.
Trong khi cả hai máy bay chiến đấu đều có khả năng đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2,25; nhưng Su-35 có trần bay cao hơn và tầm hoạt động xa hơn, cho phép nó xâm nhập sâu vào phía sau phòng tuyến của đối phương và tuần tra các khu vực lớn hơn, ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí.
Độ cao hoạt động tối đa của MiG-35 thấp hơn khoảng 20%. Trong khi Su-27 và MiG-29 có trọng tải tiêu chuẩn lần lượt là 8 và 6 tên lửa, Su-35 và MiG-35 mở rộng số lượng này lên 12-14 và 8 tên lửa cho mỗi lần xuất kích, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến tầm hoạt động.
Về tổng thể, Su-35 được đánh giá là máy bay chiến đấu mạnh hơn, nhưng MiG-35 vẫn giữ được một số lợi thế quan trọng. Chi phí hoạt động của MiG-35 được cho là thấp hơn 20% so với MiG-29; khiến nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 4++ rẻ nhất trên thế giới hiện đang hoạt động.
Ngoài ra với giá thấp hơn các loại chiến đấu cơ của phương Tây, cho phép các lực lượng không quân triển khai với số lượng lớn hơn nhiều nếu mua Su-35 và MiG-35. Các yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn của MiG-35, cho phép xuất kích nhiều hơn; đồng thời MiG-35 còn có thể cất cánh từ đường băng ngắn và dã chiến, nên có lợi thế.
Mặc dù Su-35 và MiG-35 chia sẻ nhiều khái niệm thiết kế và công nghệ tương tự, nhưng được thiết kế cho các vai trò khác nhau với những ưu điểm của mỗi loại. Su-35 là máy bay chiến đấu cao cấp hơn và khẳng định là có độ tin cậy tốt hơn để đối đầu với những tiêm kích hạng nặng như F-15 hay F-22 của phương Tây.
Nhưng với thiết kế tiên tiến, MiG-35 hoàn toàn có thể chống lại những đối thủ mạnh hơn và giữ được nhiều lợi thế về hiệu suất rất đáng kể với phần lớn các máy bay chiến đấu của phương Tây mới hơn, như Gripen-E, F-16V, F-18E và Rafale.
Việc Nga tập trung nhiều hơn vào các máy bay chiến đấu hạng nặng, có khả năng họ sẽ tập trung mua Su-35, vì họ ưu tiên sản xuất Su-27 và Su-30 hơn MiG-29 sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng điều này phải trả giá bằng mất cân bằng lực lượng và việc sử dụng máy bay chiến đấu hạng nặng, đồng nghĩa với chi phí hoạt động cao hơn.
Với việc Nga hiện nay, không có ý định mở rộng lực lượng Không quân với nhiều phi đội máy bay hạng nhẹ hơn trong tương lai gần, thì chắc chắn là việc mua MiG-35 sẽ bị hạn chế; mặc dù chiến đấu cơ này này dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ với số lượng đáng kể với hơn 150 chiếc theo kế hoạch. Nguồn ảnh: Topwar.