Chỉ trong vài năm ngắn ngủi từ 1941 tới 1945, phía Mỹ đã chế tạo tới 175 chiếc khu trục hạm loại này, nhiều hơn bất kỳ lớp khu trục hạm nào khác. Nguồn ảnh: Wiki.Đây chính là những chiếc khu trục hạm lớp Fletcher, được ra đời từ năm 1939, tổng cộng đã có 175 chiếc khu trục hạm lớp này được nhập biên Hải quân Mỹ chỉ trong vài năm ngắn ngủi của chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Subsim.Đây là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu, với 175 chiếc, Fletcher đã là lớp chiến hạm có số lượng được đóng nhiều nhất trong lịch sử hải quân thế giới, chưa từng có một tàu nào được đóng nhiều đến thế cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: DD.Nói chung, có thể coi đây là một lớp khu trục hạm thành công của Mỹ, ít nhất là về mặt số lượng đóng mới. Ngoài ra, con tàu này còn có thể thực hiện được gần như tất cả mọi nhiệm vụ của một khu trục hạm theo tiêu chuẩn thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pacific.Cụ thể, Fletcher có khả năng thực hiện tốt vai trò phòng không, chống ngầm, chống hạm và có độ cơ động rất tốt trên biển. Nguồn ảnh: Somer.Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các khu trục hạm thuộc lớp Fletcher được ghi nhận đã đánh chìm 29 tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.Bên cạnh đó, phía Mỹ cũng mất 19 chiếc tại Thái Bình Dương, ngoài ra còn có 6 chiếc khác bị "thương nặng" và sau đó không được sửa chữa cũng bị tính vào thiệt hại. Tổng cộng Mỹ đã mất 25 khu trục hạm lớp Fletcher trong toàn cuộc chiến. Nguồn ảnh: Wiki.Các khu trục hạm lớp Fletcher chủ yếu hoạt động trên vùng biển Thái Bình Dương trong các hạm đội của Mỹ và đối đầu trực tiếp với Hải quân Nhật Bản. Tất cả mọi hạm đội của Mỹ hoạt động tại Thái Binh Dương khi đó đều ít nhiều có sự góp mặt của loại khu trục hạm này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Youtube.Về mặt kỹ thuật, tàu khu trục lớp Fletcher có độ giãn nước tối đa 2500 tấn, độ dài tàu đạt 376,5 tấn, lườn rộng 39,5 mét, mớm nước đạt 17,5 mét và được trang bị động cơ có công suất đầu ra 60.000 sức ngựa. Nguồn ảnh: DD.Với động cơ công suất lớn như vậy, con tàu này có thể di chuyển được với tốc độ lên tới 36,5 hải lý trên giờ, tương đương với khoảng 67,6 km/h, một tốc độ có thể được coi là "kinh hồn bạt vìa" với cả những khu trục hạm thời nay. Nguồn ảnh: Padre.Tàu có khả năng hoạt động liên tục trên quãng đường dài 10.190 km ở tốc độ hành trình khoảng 15 hải lý một giờ (28km/h). Biên chế đầy đủ của chiếc khu trục hạm này là 329 thủy thủ bao gồm cả sỹ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Youtube.Tàu được trang bị 5 pháo cỡ 130 mm, 4 pháo tự động cỡ 28mm, 6 tới 10 pháo phòng không 40mm, 7 đến 10 pháo phòng không 20 mm, 10 ống phóng ngư lôi Mark 15 cỡ 530 mm và 6 máy phóng bom chống ngầm. Nguồn ảnh: Flickr.Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, rất nhiều khu trục hạm Fletcher của Mỹ đã được bán cho các nước từng là đối thủ trực tiếp của nó hồi chiến tranh thế giới thứ hai như Nhật, Ý, Tây Ban Nha. Tổng cộng tới năm 1950, các khu trục hạm Fletcher đã có mặt trong lực lượng hải quân 16 nước chưa kể Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.Các khu trục hạm Fletcher còn tham gia trong chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Tới những năm cuối của thập niên 70, hầu hết các khu trục hạm loại này của Mỹ đều bị tháo dỡ hết. Ngày nay, chỉ còn 4 chiếc nguyên vẹn được sử dụng vào mục đích bảo tồn, làm di tích tham quan, trong đó có 3 chiếc được đặt ở Mỹ, 1 chiếc tại Hy Lạp. Nguồn ảnh: Reddit.
Chỉ trong vài năm ngắn ngủi từ 1941 tới 1945, phía Mỹ đã chế tạo tới 175 chiếc khu trục hạm loại này, nhiều hơn bất kỳ lớp khu trục hạm nào khác. Nguồn ảnh: Wiki.
Đây chính là những chiếc khu trục hạm lớp Fletcher, được ra đời từ năm 1939, tổng cộng đã có 175 chiếc khu trục hạm lớp này được nhập biên Hải quân Mỹ chỉ trong vài năm ngắn ngủi của chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Subsim.
Đây là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu, với 175 chiếc, Fletcher đã là lớp chiến hạm có số lượng được đóng nhiều nhất trong lịch sử hải quân thế giới, chưa từng có một tàu nào được đóng nhiều đến thế cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: DD.
Nói chung, có thể coi đây là một lớp khu trục hạm thành công của Mỹ, ít nhất là về mặt số lượng đóng mới. Ngoài ra, con tàu này còn có thể thực hiện được gần như tất cả mọi nhiệm vụ của một khu trục hạm theo tiêu chuẩn thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pacific.
Cụ thể, Fletcher có khả năng thực hiện tốt vai trò phòng không, chống ngầm, chống hạm và có độ cơ động rất tốt trên biển. Nguồn ảnh: Somer.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các khu trục hạm thuộc lớp Fletcher được ghi nhận đã đánh chìm 29 tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bên cạnh đó, phía Mỹ cũng mất 19 chiếc tại Thái Bình Dương, ngoài ra còn có 6 chiếc khác bị "thương nặng" và sau đó không được sửa chữa cũng bị tính vào thiệt hại. Tổng cộng Mỹ đã mất 25 khu trục hạm lớp Fletcher trong toàn cuộc chiến. Nguồn ảnh: Wiki.
Các khu trục hạm lớp Fletcher chủ yếu hoạt động trên vùng biển Thái Bình Dương trong các hạm đội của Mỹ và đối đầu trực tiếp với Hải quân Nhật Bản. Tất cả mọi hạm đội của Mỹ hoạt động tại Thái Binh Dương khi đó đều ít nhiều có sự góp mặt của loại khu trục hạm này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Youtube.
Về mặt kỹ thuật, tàu khu trục lớp Fletcher có độ giãn nước tối đa 2500 tấn, độ dài tàu đạt 376,5 tấn, lườn rộng 39,5 mét, mớm nước đạt 17,5 mét và được trang bị động cơ có công suất đầu ra 60.000 sức ngựa. Nguồn ảnh: DD.
Với động cơ công suất lớn như vậy, con tàu này có thể di chuyển được với tốc độ lên tới 36,5 hải lý trên giờ, tương đương với khoảng 67,6 km/h, một tốc độ có thể được coi là "kinh hồn bạt vìa" với cả những khu trục hạm thời nay. Nguồn ảnh: Padre.
Tàu có khả năng hoạt động liên tục trên quãng đường dài 10.190 km ở tốc độ hành trình khoảng 15 hải lý một giờ (28km/h). Biên chế đầy đủ của chiếc khu trục hạm này là 329 thủy thủ bao gồm cả sỹ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Youtube.
Tàu được trang bị 5 pháo cỡ 130 mm, 4 pháo tự động cỡ 28mm, 6 tới 10 pháo phòng không 40mm, 7 đến 10 pháo phòng không 20 mm, 10 ống phóng ngư lôi Mark 15 cỡ 530 mm và 6 máy phóng bom chống ngầm. Nguồn ảnh: Flickr.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, rất nhiều khu trục hạm Fletcher của Mỹ đã được bán cho các nước từng là đối thủ trực tiếp của nó hồi chiến tranh thế giới thứ hai như Nhật, Ý, Tây Ban Nha. Tổng cộng tới năm 1950, các khu trục hạm Fletcher đã có mặt trong lực lượng hải quân 16 nước chưa kể Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các khu trục hạm Fletcher còn tham gia trong chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Tới những năm cuối của thập niên 70, hầu hết các khu trục hạm loại này của Mỹ đều bị tháo dỡ hết. Ngày nay, chỉ còn 4 chiếc nguyên vẹn được sử dụng vào mục đích bảo tồn, làm di tích tham quan, trong đó có 3 chiếc được đặt ở Mỹ, 1 chiếc tại Hy Lạp. Nguồn ảnh: Reddit.