Theo thông báo, vào cuối năm sau, Mỹ sẽ triển khai tại căn cứ không quân Eielson - nơi nằm ở cực Bắc bang Alaska tối đa 54 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35. Họ còn phải tăng cường các tiêm kích F-16, cường kích A-10 và máy bay tiếp dầu KC-135.Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn có 40 chiếc tiêm kích F-22 Raptor bố trí ở căn cứ không quân Elmendorf-Richardson. Rõ ràng là tất cả sức mạnh nổi bật này nằm không xa eo biển Bering, nơi mở ra một lối thoát từ "Tuyến đường biển phía Bắc" đến châu Á.Nhưng Bộ Quốc phòng Nga cũng đang trong tình trạng báo động. Để ngăn chặn khả năng quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực Bắc Cực, một số công tác chuẩn bị đã được thực hiện tại Chukotka của Nga.Anadyr đã trải qua quá trình hiện đại hóa sâu rộng, sân bay này thực sự trở thành căn cứ cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đáng gờm nhất của Nga. Hai năm trước, "Thiên nga trắng" đã hạ cánh xuống Chukotka.Khối lượng vũ khí của Tu-160 theo báo chí Nga, có thể quét sạch khỏi mặt đất toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự và vũ khí của Lầu Năm Góc ở Alaska, sự kiện này đã gây ra tiếng vang ở Mỹ.Thật không may, "Thiên nga trắng" có những hạn chế nhất định trong việc sử dụng do kích thước và trọng lượng khổng lồ. Để hạ cánh an toàn, Tu-160 trước tiên phải sử dụng hết lượng nhiên liệu dự trữ còn lại. Nghĩa là nó chỉ có thể bay đến Anadyr mà không mang tải chiến đấu.Có thể trang bị cho máy bay ném bom tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đang ở trong kho ngầm, nhưng vẫn có vấn đề nghiêm trọng nảy sinh với hiệu quả và tính bí mật. Tuy nhiên, quân đội Nga dường như đã tìm ra một giải pháp tốt.Có thông tin cho rằng một đơn vị máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 đã được triển khai thường trực tới Chukotka. Điều này cho phép giải quyết một loạt các nhiệm vụ cùng một lúc.Đầu tiên MiG-31 siêu thanh sẽ có thể thực hiện chức năng hộ tống cho Tu-160, tăng khả năng sống sót của chúng khi đối đầu với hệ thống phòng không Mỹ. Phạm vi bay của MiG-31 mà không cần tiếp nhiên liệu là 3.000 km, khi tiếp nhiên liệu - 5.400 km.Thứ hai, nhờ radar mảng pha Zaslon hoạt động trong mọi thời tiết, chỉ 4 máy bay chiến đấu của Nga có thể bao quát một mặt trận trên không dài tới 1.000 km. Theo đó, mức độ bảo vệ của các cơ sở của Bộ Quốc phòng ở Anadyr ngày càng tăng.Thứ ba, các máy bay chiến đấu phiên bản MiG-31BM đã được triển khai tới Chukotka có thể nhanh chóng được thay thế bằng MiG-31K, và đây là một cấp độ khả năng chiến đấu hoàn toàn khác.Chính các phương tiện này đã được biến đổi thành máy bay mang tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm) - một biến thể của tên lửa Iskander-M. Nó có khả năng cơ động trên không, khó bị đánh chặn và có thể mang đầu đạn hạt nhân.Tầm bắn của "Dao găm" lên tới 2.000 km, và nếu cộng thêm bán kính chiến đấu tối đa của MiG-31, rõ ràng tên lửa sẽ có thể bao vây các máy bay chiến đấu của Mỹ tại những căn cứ không quân ở Alaska, cùng với các sở chỉ huy và tàu hải quân Mỹ.Do đó theo báo chí Nga, tiêm kích MiG-31K có thể lựa chọn tăng cường sức mạnh cho Tu-160 hoặc độc lập gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho kẻ thù.Tuy vậy cũng không dễ cho Nga thực hiện kế hoạch của mình, bởi các tiêm kích tàng hình thế hệ năm được Mỹ bố trí tại đây có tính năng kỹ chiến thuật rất cao, hoàn toàn đủ sức đối phó bộ đôi MiG-31K và Tu-160 của Nga.Đó là chưa kể đến việc các căn cứ không quân Mỹ tại Alaska còn được bảo vệ bởi hệ thống phòng không dày đặc, đủ sức bắn hạ tên lửa Kh-47M2 Kinzhal của Nga khi chúng tiếp cận.
Theo thông báo, vào cuối năm sau, Mỹ sẽ triển khai tại căn cứ không quân Eielson - nơi nằm ở cực Bắc bang Alaska tối đa 54 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35. Họ còn phải tăng cường các tiêm kích F-16, cường kích A-10 và máy bay tiếp dầu KC-135.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn có 40 chiếc tiêm kích F-22 Raptor bố trí ở căn cứ không quân Elmendorf-Richardson. Rõ ràng là tất cả sức mạnh nổi bật này nằm không xa eo biển Bering, nơi mở ra một lối thoát từ "Tuyến đường biển phía Bắc" đến châu Á.
Nhưng Bộ Quốc phòng Nga cũng đang trong tình trạng báo động. Để ngăn chặn khả năng quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực Bắc Cực, một số công tác chuẩn bị đã được thực hiện tại Chukotka của Nga.
Anadyr đã trải qua quá trình hiện đại hóa sâu rộng, sân bay này thực sự trở thành căn cứ cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đáng gờm nhất của Nga. Hai năm trước, "Thiên nga trắng" đã hạ cánh xuống Chukotka.
Khối lượng vũ khí của Tu-160 theo báo chí Nga, có thể quét sạch khỏi mặt đất toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự và vũ khí của Lầu Năm Góc ở Alaska, sự kiện này đã gây ra tiếng vang ở Mỹ.
Thật không may, "Thiên nga trắng" có những hạn chế nhất định trong việc sử dụng do kích thước và trọng lượng khổng lồ. Để hạ cánh an toàn, Tu-160 trước tiên phải sử dụng hết lượng nhiên liệu dự trữ còn lại. Nghĩa là nó chỉ có thể bay đến Anadyr mà không mang tải chiến đấu.
Có thể trang bị cho máy bay ném bom tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đang ở trong kho ngầm, nhưng vẫn có vấn đề nghiêm trọng nảy sinh với hiệu quả và tính bí mật. Tuy nhiên, quân đội Nga dường như đã tìm ra một giải pháp tốt.
Có thông tin cho rằng một đơn vị máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 đã được triển khai thường trực tới Chukotka. Điều này cho phép giải quyết một loạt các nhiệm vụ cùng một lúc.
Đầu tiên MiG-31 siêu thanh sẽ có thể thực hiện chức năng hộ tống cho Tu-160, tăng khả năng sống sót của chúng khi đối đầu với hệ thống phòng không Mỹ. Phạm vi bay của MiG-31 mà không cần tiếp nhiên liệu là 3.000 km, khi tiếp nhiên liệu - 5.400 km.
Thứ hai, nhờ radar mảng pha Zaslon hoạt động trong mọi thời tiết, chỉ 4 máy bay chiến đấu của Nga có thể bao quát một mặt trận trên không dài tới 1.000 km. Theo đó, mức độ bảo vệ của các cơ sở của Bộ Quốc phòng ở Anadyr ngày càng tăng.
Thứ ba, các máy bay chiến đấu phiên bản MiG-31BM đã được triển khai tới Chukotka có thể nhanh chóng được thay thế bằng MiG-31K, và đây là một cấp độ khả năng chiến đấu hoàn toàn khác.
Chính các phương tiện này đã được biến đổi thành máy bay mang tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm) - một biến thể của tên lửa Iskander-M. Nó có khả năng cơ động trên không, khó bị đánh chặn và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tầm bắn của "Dao găm" lên tới 2.000 km, và nếu cộng thêm bán kính chiến đấu tối đa của MiG-31, rõ ràng tên lửa sẽ có thể bao vây các máy bay chiến đấu của Mỹ tại những căn cứ không quân ở Alaska, cùng với các sở chỉ huy và tàu hải quân Mỹ.
Do đó theo báo chí Nga, tiêm kích MiG-31K có thể lựa chọn tăng cường sức mạnh cho Tu-160 hoặc độc lập gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho kẻ thù.
Tuy vậy cũng không dễ cho Nga thực hiện kế hoạch của mình, bởi các tiêm kích tàng hình thế hệ năm được Mỹ bố trí tại đây có tính năng kỹ chiến thuật rất cao, hoàn toàn đủ sức đối phó bộ đôi MiG-31K và Tu-160 của Nga.
Đó là chưa kể đến việc các căn cứ không quân Mỹ tại Alaska còn được bảo vệ bởi hệ thống phòng không dày đặc, đủ sức bắn hạ tên lửa Kh-47M2 Kinzhal của Nga khi chúng tiếp cận.