M109 Paladin là lựu pháo tự hành chủ lực của Quân đội Mỹ và một số nước NATO, được chế tạo vào những năm 1960. Trước xu thế có thể bị pháo tự hành Nga vượt mặt, Mỹ đã tiếp tục nâng cấp loại pháo này lên một chuẩn cao mới mang tên là M109-A7.Phiên bản A7 sử dụng một số công nghệ phát triển cho chương trình lựu pháo tự hành XM2001 Crusader và XM1203 NLOS-C đã bị hủy bỏ. Điểm mới trên phiên bản này là pháo sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cho phép giảm kíp vận hành xuống còn 4 người so với 6 người trên phiên bản cũ.M109-A7 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến lấy từ chương trình XM1203 NLOS-C, cho phép nâng cao hiệu suất tác chiến. Paladin sử dụng pháo chính M258 155mm, pháo mới có tầm bắn tối đa 24km với đạn thông thường và 30km với đạn tăng tầm.Đặc biệt, M109-A7 có thể bắn đạn pháo có điều khiển XM982 Excalibur-S với tầm bắn 40km. Excalibur-S là loại đạn pháo có điều khiển do Tập đoàn Raytheon và BAE Systems hợp tác phát triển.Đạn được dẫn đường bằng GPS với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 5m. Các thử nghiệm tại chiến trường Afghanistan cho thấy, khoảng 92% đạn pháo đã bắn có chỉ số CEP vào khoảng 4m. Về mặt lý thuyết, M109-A7 bắn đạn Excalibur-S cho nổ trên không có thể sử dụng cho nhiệm vụ phòng không.Về bản chất, đạn pháo có điều khiển như Excalibur-S tương tự một quả tên lửa có điều khiển, điểm khác biệt là đầu đạn được đẩy đi bằng liều phóng thay vì động cơ tên lửa.Trong tháng 6/2013, Tập đoàn Raytheon đã công bố phiên bản Excalibur-S dẫn hướng bằng laser bán chủ động cho phép tấn công các mục tiêu di chuyển với tốc độ cao.Tháng 9/2015, Raytheon đã giới thiệu phiên bản Excalibur-N5 với cảm biến radar bước sóng milimet. Như vậy, 2 phiên bản S và N5 có cơ chế hoạt động như một quả tên lửa phòng không.Nếu kết hợp với hệ thống radar điều khiển hỏa lực, M109-A7 có thể hoạt động như một pháo phòng không có độ chính xác cao, đây là điểm độc đáo mà hiện chưa có loại pháo tự hành nào hiện nay làm được.M109 là biến thể pháo hạng trung trong chương trình của Mỹ, nhằm sử dụng khung gầm chung cho các đơn vị pháo tự hành của mình. Phiên bản hạng nhẹ, lựu pháo M108 đã bị loại bỏ trong chiến tranh tại Việt Nam, nhưng nhiều chiếc được chế tạo lại thành M109.M109 lần đầu tham chiến tại Việt Nam. Khoảng 200 chiếc đã được triển khai vào năm 1966, nhưng toàn bộ đội xe đã gặp trục trặc kỹ thuật trong vòng một năm hoạt động. Mỹ đã phái các kỹ sư và thợ máy đến, nhưng tất cả những chiếc M109 đều bị thu hồi về nước vào năm 1967 sau khi không thể sửa chữa tại hiện trường. Sau đó, pháo được nâng cấp và tạo ra phiên bản M109A1.Israel sử dụng M109 chống lại Ai Cập trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 và sử dụng từ năm 2003 đến năm 2011. M109 cũng được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Iraq, Chiến tranh vùng Vịnh. M109 cũng xuất hiện trong Chiến tranh Iran - Iraq. Iran cũng đã sử dụng M109 trong Chiến tranh Liban năm 2006.Việc thường xuyên nâng cấp pháo chính, đạn dược, hệ thống điều khiển hỏa lực, khả năng sống sót và các hệ thống điện tử khác trong suốt thời gian sử dụng của M109, đã giúp mở rộng khả năng sử dụng các loại đạn của khẩu pháo này. Đáng chú ý nhất là M109 có thể sử dụng đạn hạt nhân chiến thuật.M109 cũng được triển khai trên chiến trường Ukraine. Theo Oryx, tính đến ngày 30/12/2023, ít nhất 46 chiếc thuộc các biến thể khác nhau đã bị phá hủy. Danh sách của Oryx chỉ bao gồm các thiết bị bị phá hủy hoặc hư hỏng có bằng chứng hình ảnh hoặc video, do đó số lượng thiết bị bị mất có thể cao hơn số lượng được Oryx ghi lại.
M109 Paladin là lựu pháo tự hành chủ lực của Quân đội Mỹ và một số nước NATO, được chế tạo vào những năm 1960. Trước xu thế có thể bị pháo tự hành Nga vượt mặt, Mỹ đã tiếp tục nâng cấp loại pháo này lên một chuẩn cao mới mang tên là M109-A7.
Phiên bản A7 sử dụng một số công nghệ phát triển cho chương trình lựu pháo tự hành XM2001 Crusader và XM1203 NLOS-C đã bị hủy bỏ. Điểm mới trên phiên bản này là pháo sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cho phép giảm kíp vận hành xuống còn 4 người so với 6 người trên phiên bản cũ.
M109-A7 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến lấy từ chương trình XM1203 NLOS-C, cho phép nâng cao hiệu suất tác chiến. Paladin sử dụng pháo chính M258 155mm, pháo mới có tầm bắn tối đa 24km với đạn thông thường và 30km với đạn tăng tầm.
Đặc biệt, M109-A7 có thể bắn đạn pháo có điều khiển XM982 Excalibur-S với tầm bắn 40km. Excalibur-S là loại đạn pháo có điều khiển do Tập đoàn Raytheon và BAE Systems hợp tác phát triển.
Đạn được dẫn đường bằng GPS với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 5m. Các thử nghiệm tại chiến trường Afghanistan cho thấy, khoảng 92% đạn pháo đã bắn có chỉ số CEP vào khoảng 4m. Về mặt lý thuyết, M109-A7 bắn đạn Excalibur-S cho nổ trên không có thể sử dụng cho nhiệm vụ phòng không.
Về bản chất, đạn pháo có điều khiển như Excalibur-S tương tự một quả tên lửa có điều khiển, điểm khác biệt là đầu đạn được đẩy đi bằng liều phóng thay vì động cơ tên lửa.
Trong tháng 6/2013, Tập đoàn Raytheon đã công bố phiên bản Excalibur-S dẫn hướng bằng laser bán chủ động cho phép tấn công các mục tiêu di chuyển với tốc độ cao.
Tháng 9/2015, Raytheon đã giới thiệu phiên bản Excalibur-N5 với cảm biến radar bước sóng milimet. Như vậy, 2 phiên bản S và N5 có cơ chế hoạt động như một quả tên lửa phòng không.
Nếu kết hợp với hệ thống radar điều khiển hỏa lực, M109-A7 có thể hoạt động như một pháo phòng không có độ chính xác cao, đây là điểm độc đáo mà hiện chưa có loại pháo tự hành nào hiện nay làm được.
M109 là biến thể pháo hạng trung trong chương trình của Mỹ, nhằm sử dụng khung gầm chung cho các đơn vị pháo tự hành của mình. Phiên bản hạng nhẹ, lựu pháo M108 đã bị loại bỏ trong chiến tranh tại Việt Nam, nhưng nhiều chiếc được chế tạo lại thành M109.
M109 lần đầu tham chiến tại Việt Nam. Khoảng 200 chiếc đã được triển khai vào năm 1966, nhưng toàn bộ đội xe đã gặp trục trặc kỹ thuật trong vòng một năm hoạt động. Mỹ đã phái các kỹ sư và thợ máy đến, nhưng tất cả những chiếc M109 đều bị thu hồi về nước vào năm 1967 sau khi không thể sửa chữa tại hiện trường. Sau đó, pháo được nâng cấp và tạo ra phiên bản M109A1.
Israel sử dụng M109 chống lại Ai Cập trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 và sử dụng từ năm 2003 đến năm 2011. M109 cũng được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Iraq, Chiến tranh vùng Vịnh. M109 cũng xuất hiện trong Chiến tranh Iran - Iraq. Iran cũng đã sử dụng M109 trong Chiến tranh Liban năm 2006.
Việc thường xuyên nâng cấp pháo chính, đạn dược, hệ thống điều khiển hỏa lực, khả năng sống sót và các hệ thống điện tử khác trong suốt thời gian sử dụng của M109, đã giúp mở rộng khả năng sử dụng các loại đạn của khẩu pháo này. Đáng chú ý nhất là M109 có thể sử dụng đạn hạt nhân chiến thuật.
M109 cũng được triển khai trên chiến trường Ukraine. Theo Oryx, tính đến ngày 30/12/2023, ít nhất 46 chiếc thuộc các biến thể khác nhau đã bị phá hủy. Danh sách của Oryx chỉ bao gồm các thiết bị bị phá hủy hoặc hư hỏng có bằng chứng hình ảnh hoặc video, do đó số lượng thiết bị bị mất có thể cao hơn số lượng được Oryx ghi lại.