Với khả năng xuyên giáp cao, pháo tăng NG 130 cỡ nòng 130mm sẽ được tích hợp cho các xe tăng thế hệ mới và dùng để hiện đại hóa nhiều chủng tăng hiện có.Đức vẫn nổi tiếng thiết kế xe tăng ưu việt, không những thế dòng pháo tăng do Đức sản xuất còn được sử dụng làm thành pháo tăng tiêu chuẩn cho phương Tây và một số quốc gia khác.Hiện dòng xe tăng Leopard 2A7 do Đúc phát triển đang được coi là "vua tăng" khi xét tổng trên các tiêu chí đánh giá.Nhưng dù là "vua tăng", Leopard 2A7 cũng chỉ được trang bị pháo tăng cỡ nòng 120mm.Tuy nhiên tập đoàn Rheinmetall đã quyết định trang bị dòng pháo tăng thế hệ mới với cỡ nòng 130mm.Ý tưởng về một pháo tăng uy lực cao xuất hiện khi Nga áp dụng một thế hệ xe thiết giáp mới với vỏ thép có khả năng bảo vệ cao, bao gồm T-14 Armata và phiên bản mới nhất của T-90.Pháo tăng NG 130 có chiều dài gấp 51 lần cỡ nòng (L51) làm từ thép có độ bền cao và nòng mạ crôm có thể khai hỏa bằng điện với bộ nạp tự động tiên tiến cho xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo.Dự kiến dòng pháo tăng này sẽ được sản xuất loạt vào năm 2025 và trang bị trên các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây.Pháo tăng mới có vỏ cách nhiệt và hệ thống kiểm tra độ uốn của nòng tiên tiến, điều này sẽ giúp cho việc bắn chính xác mục tiêu được nâng lên.Pháo tăng NG 130 có chiều dài 6,63m, riêng nòng pháo nặng 1.400 kg, tổng trọng lượng của pháo là 3,5 tấn, bao gồm cả cơ cấu giảm giật.Cỡ nòng tăng cho phép pháo sử dụng lượng thuốc phóng nhiều hơn nhằm có được vận tốc ban đầu của đạn và khả năng xuyên giáp cao hơn.Theo Tập đoàn Rheinmetall, tăng 8% về cỡ nòng dẫn đến động năng tăng thêm 50% so với pháo nòng trơn 120mm của Rheinmetall.Tại Tập đoàn Rheinmetall, họ đã thiết kế một loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng có cánh ổn định tự tách dùng thuốc phóng năng lượng cao mới, thuộc loại không nhạy cảm bị kích nổ; viên đạn nặng hơn 30kg có chiều dài khoảng 1,3m.Một xe tăng chủ lực được trang bị pháo 130mm với hỏa lực vượt trội sẽ có khả năng tấn công các đối thủ được bảo vệ tốt hơn ở cự li xa hơn. Trình diễn hỏa lực thực tế, NG 130 đã cho thấy hiệu suất năng lượng và hiệu quả vượt trội so với pháo 120mm L55/L55A1 tiêu chuẩn trong thử nghiệm bắn đạn thật trực tiếp với các mục tiêu hiện đại.Pháo 130mm mang lại khả năng vượt trội về gây sát thương cho xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo. Loại pháo tăng này cũng hứa hẹn sẽ trang bị cho phiên bản nâng cấp của xe tăng M1A1 Abrams (Mỹ), Type 90 (Nhật Bản), K1A1 và K2 (Hàn Quốc) và Altay (Thổ Nhĩ Kỳ).Nga cũng đang nghiên cứu và thử nghiệm dòng pháo tăng có cỡ nòng 152mm để trang bị cho xe tăng T-14 Armata. Giới quan sát nhận định, cuộc chạy đua để sản xuất xe tăng với pháo tăng hủy diệt đã chính thức bắt đầu.
Với khả năng xuyên giáp cao, pháo tăng NG 130 cỡ nòng 130mm sẽ được tích hợp cho các xe tăng thế hệ mới và dùng để hiện đại hóa nhiều chủng tăng hiện có.
Đức vẫn nổi tiếng thiết kế xe tăng ưu việt, không những thế dòng pháo tăng do Đức sản xuất còn được sử dụng làm thành pháo tăng tiêu chuẩn cho phương Tây và một số quốc gia khác.
Hiện dòng xe tăng Leopard 2A7 do Đúc phát triển đang được coi là "vua tăng" khi xét tổng trên các tiêu chí đánh giá.
Nhưng dù là "vua tăng", Leopard 2A7 cũng chỉ được trang bị pháo tăng cỡ nòng 120mm.
Tuy nhiên tập đoàn Rheinmetall đã quyết định trang bị dòng pháo tăng thế hệ mới với cỡ nòng 130mm.
Ý tưởng về một pháo tăng uy lực cao xuất hiện khi Nga áp dụng một thế hệ xe thiết giáp mới với vỏ thép có khả năng bảo vệ cao, bao gồm T-14 Armata và phiên bản mới nhất của T-90.
Pháo tăng NG 130 có chiều dài gấp 51 lần cỡ nòng (L51) làm từ thép có độ bền cao và nòng mạ crôm có thể khai hỏa bằng điện với bộ nạp tự động tiên tiến cho xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo.
Dự kiến dòng pháo tăng này sẽ được sản xuất loạt vào năm 2025 và trang bị trên các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây.
Pháo tăng mới có vỏ cách nhiệt và hệ thống kiểm tra độ uốn của nòng tiên tiến, điều này sẽ giúp cho việc bắn chính xác mục tiêu được nâng lên.
Pháo tăng NG 130 có chiều dài 6,63m, riêng nòng pháo nặng 1.400 kg, tổng trọng lượng của pháo là 3,5 tấn, bao gồm cả cơ cấu giảm giật.
Cỡ nòng tăng cho phép pháo sử dụng lượng thuốc phóng nhiều hơn nhằm có được vận tốc ban đầu của đạn và khả năng xuyên giáp cao hơn.
Theo Tập đoàn Rheinmetall, tăng 8% về cỡ nòng dẫn đến động năng tăng thêm 50% so với pháo nòng trơn 120mm của Rheinmetall.
Tại Tập đoàn Rheinmetall, họ đã thiết kế một loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng có cánh ổn định tự tách dùng thuốc phóng năng lượng cao mới, thuộc loại không nhạy cảm bị kích nổ; viên đạn nặng hơn 30kg có chiều dài khoảng 1,3m.
Một xe tăng chủ lực được trang bị pháo 130mm với hỏa lực vượt trội sẽ có khả năng tấn công các đối thủ được bảo vệ tốt hơn ở cự li xa hơn. Trình diễn hỏa lực thực tế, NG 130 đã cho thấy hiệu suất năng lượng và hiệu quả vượt trội so với pháo 120mm L55/L55A1 tiêu chuẩn trong thử nghiệm bắn đạn thật trực tiếp với các mục tiêu hiện đại.
Pháo 130mm mang lại khả năng vượt trội về gây sát thương cho xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo. Loại pháo tăng này cũng hứa hẹn sẽ trang bị cho phiên bản nâng cấp của xe tăng M1A1 Abrams (Mỹ), Type 90 (Nhật Bản), K1A1 và K2 (Hàn Quốc) và Altay (Thổ Nhĩ Kỳ).
Nga cũng đang nghiên cứu và thử nghiệm dòng pháo tăng có cỡ nòng 152mm để trang bị cho xe tăng T-14 Armata. Giới quan sát nhận định, cuộc chạy đua để sản xuất xe tăng với pháo tăng hủy diệt đã chính thức bắt đầu.