Tên lửa chống hạm Atmaca Thổ Nhĩ Kỳ phát triển trong thời gian từ năm 2009 tới năm 2018 thì chính thức hoàn thiện, đây được xem là loại tên lửa chống hạm đầu tiên do quốc gia này tự phát triển.Có vẻ bề ngoài khá tương đồng với tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga, tuy nhiên tên lửa Atmaca của Thổ Nhĩ Kỳ có tầm bắn chỉ bằng 2/3 so với Kh-35 do Nga sản xuất.Cụ thể, loại tên lửa này đã được phía Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 200 km.Tầm bắn tối đa của tên lửa chống hạm Atmaca được cho là không quá 250 km. Tên lửa mang theo một đầu đạn xuyên nổ mạnh, trọng lượng 250 kg.Tổng cộng loại tên lửa này có trọng lượng tối đa khoảng 800 kg, chiều dài của tên lửa từ 4,8 cho tới 5,2 mét và nó có đường kính 350 mm.Tên lửa chống hạm đầu tiên do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất, sử dụng động cơ Safran Microturbo TRI-40. Đây là loại động cơ kích thước nhỏ, được sản xuất dành cho các loại tên lửa hành trình.Động cơ này cho phép Atmaca bay được với tốc độ tối đa khoảng Mach 0.9 - nghĩa là cận âm. sau khi được phóng ra, tên lửa sẽ triển khai cánh ổn định với sải cánh rộng 1,4 mét.Điểm yếu của tên lửa chống hạm Atmaca đó là nó có tốc độ không quá cao, dẫn đến việc có thể dễ dàng bị đánh chặn bởi đối phương.Tuy nhiên, việc bay ở tốc độ chậm, kết hợp với hệ thống dẫn đường hỗn hợp INS và GPS, được cho là sẽ giúp tên lửa Atmaca có khả năng đánh trúng mục tiêu với độ chính xác cao.Chưa rõ tên lửa Atmaca có khả năng bay với quỹ đạo biến thiên hay không, tuy nhiên nhiều khả năng, loại tên lửa này sẽ có thể thay đổi độ cao và hướng khi bay, để né tránh phòng không đối phương.Đặc biệt, Atmaca của Thổ Nhĩ Kỳ còn được trang bị hệ thống dữ liệu thời gian thực, cho phép tên lửa dựng hình ảnh mục tiêu dạng 3D, cập nhật thông số mục tiêu, tấn công lại mục tiêu trước đó hoặc hủy nhiệm vụ.Phía Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, loại tên lửa này được thiết kế để có thể phóng đi từ nhiều cơ cấu khác nhau, trong đó có khinh hạm, hộ vệ hạm, tàu tuần tra hoặc thậm chí phóng từ trên cạn, như một tên lửa bờ.Trong tương lai, không loại trừ khả năng loại tên lửa này sẽ có thêm khả năng phóng từ máy bay - giống như các phiên bản hiện đại của tên lửa Kh-35, đang được Nga sử dụng.Cũng không loại trừ khả năng, tên lửa chống hạm Atmaca của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài, cạnh tranh trực tiếp với các loại tên lửa chống hạm hiện đại trên thế giới, trong đó có cả tên lửa Harpoon. Nguồn ảnh: Times. Cận cảnh pha phóng thử nghiệm tên lửa Atmaca của Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách lên tới 200 km. Nguồn: Tekno.
Tên lửa chống hạm Atmaca Thổ Nhĩ Kỳ phát triển trong thời gian từ năm 2009 tới năm 2018 thì chính thức hoàn thiện, đây được xem là loại tên lửa chống hạm đầu tiên do quốc gia này tự phát triển.
Có vẻ bề ngoài khá tương đồng với tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga, tuy nhiên tên lửa Atmaca của Thổ Nhĩ Kỳ có tầm bắn chỉ bằng 2/3 so với Kh-35 do Nga sản xuất.
Cụ thể, loại tên lửa này đã được phía Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 200 km.
Tầm bắn tối đa của tên lửa chống hạm Atmaca được cho là không quá 250 km. Tên lửa mang theo một đầu đạn xuyên nổ mạnh, trọng lượng 250 kg.
Tổng cộng loại tên lửa này có trọng lượng tối đa khoảng 800 kg, chiều dài của tên lửa từ 4,8 cho tới 5,2 mét và nó có đường kính 350 mm.
Tên lửa chống hạm đầu tiên do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất, sử dụng động cơ Safran Microturbo TRI-40. Đây là loại động cơ kích thước nhỏ, được sản xuất dành cho các loại tên lửa hành trình.
Động cơ này cho phép Atmaca bay được với tốc độ tối đa khoảng Mach 0.9 - nghĩa là cận âm. sau khi được phóng ra, tên lửa sẽ triển khai cánh ổn định với sải cánh rộng 1,4 mét.
Điểm yếu của tên lửa chống hạm Atmaca đó là nó có tốc độ không quá cao, dẫn đến việc có thể dễ dàng bị đánh chặn bởi đối phương.
Tuy nhiên, việc bay ở tốc độ chậm, kết hợp với hệ thống dẫn đường hỗn hợp INS và GPS, được cho là sẽ giúp tên lửa Atmaca có khả năng đánh trúng mục tiêu với độ chính xác cao.
Chưa rõ tên lửa Atmaca có khả năng bay với quỹ đạo biến thiên hay không, tuy nhiên nhiều khả năng, loại tên lửa này sẽ có thể thay đổi độ cao và hướng khi bay, để né tránh phòng không đối phương.
Đặc biệt, Atmaca của Thổ Nhĩ Kỳ còn được trang bị hệ thống dữ liệu thời gian thực, cho phép tên lửa dựng hình ảnh mục tiêu dạng 3D, cập nhật thông số mục tiêu, tấn công lại mục tiêu trước đó hoặc hủy nhiệm vụ.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, loại tên lửa này được thiết kế để có thể phóng đi từ nhiều cơ cấu khác nhau, trong đó có khinh hạm, hộ vệ hạm, tàu tuần tra hoặc thậm chí phóng từ trên cạn, như một tên lửa bờ.
Trong tương lai, không loại trừ khả năng loại tên lửa này sẽ có thêm khả năng phóng từ máy bay - giống như các phiên bản hiện đại của tên lửa Kh-35, đang được Nga sử dụng.
Cũng không loại trừ khả năng, tên lửa chống hạm Atmaca của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài, cạnh tranh trực tiếp với các loại tên lửa chống hạm hiện đại trên thế giới, trong đó có cả tên lửa Harpoon. Nguồn ảnh: Times.
Cận cảnh pha phóng thử nghiệm tên lửa Atmaca của Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách lên tới 200 km. Nguồn: Tekno.