Vụ tấn công nằm trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm vũ khí mới do General Dynamics Mission Systems, một công ty con của General Dynamics phối hợp với Hải quân Mỹ thực hiện hồi cuối năm 2019 nhưng đến nay thông tin mới được công bố.Được biết tên lửa tàng hình NSM do Na Uy phát triển được phóng từ chiến hạm LCS đã tiêu diệt thành công mục tiêu giả định ở khoảng cách lên tới 200km.Đây là một khoảng cách đáng nể đối với một tên lửa diệt hạm tàng hình trang bị trên tàu chiến.Được biết Mỹ đã quyết định lựa chọn dòng tên lửa NSM do Thụy Điển sản xuất để trang bị cho cho các chiến hạm của mình.Tên lửa diệt hạm NSM với công nghệ tàng hình và đầu dò ảnh hồng ngoại bám bắt mục tiêu từ khoảng cách cách xa 185km, chúng có thể vô hiệu hóa dễ dàng chiến hạm đối phương và nguy cơ bị bắn chặn rất nhỏ.Có thể nói rằng NSM đang là dòng tên lửa siêu hiện đại ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến cho khả năng tác chiến đỉnh cao.Chính điều này khiến Mỹ phải "xuống tiền" để trang bị chúng nhằm thay thế dần cho tên lửa Harpoon.Được biết, tập đoàn vũ khí Raytheon của Mỹ đã cùng bắt tay với Na Uy hợp tác sản xuất loại tên lửa NSM này để trang bị cho các chiến hạm ven bờ.Cho tới thời điểm hiện tại, tên lửa Naval Strike Missile (NSM) vẫn là loại tên lửa diệt hạm thế hệ thứ 5 có khả năng tấn công chính xác nhất thế giới.Hãng chế tạo Kongsberg Gruppen trong quá trình phát triển NSM đã dành ra hơn 10 năm để khắc phục hết các nhược điểm, từ đó cho ra đời loại tên lửa diệt hạm được đánh giá mạnh nhất thế giới hiện nay.Loại tên lửa này có khả năng bay với những quỹ đạo phức tạp, đủ để vượt qua những hệ thống phòng không trên tàu chiến.Tên lửa NSM được chế tạo từ vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thu sóng radar, có 4 cánh điều hướng để ổn định khi bay.Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, bản đồ số qua hệ thống định vị toàn cầu GPS.Tên lửa NSM dài 3,96m, tầm bắn tối đa khoảng 185km. Na Uy vẫn đang tiếp tục nâng tầm bắn của loại tên lửa này lên tới gần 300km.NSM có trọng lượng 400 kg, mang theo đầu đạn nặng 125kg được nhồi thuốc nổ cực mạnh đủ để xuyên thủng lớp giáp dày trên các chiến hạm.Điều đặc biệt, tên lửa NSM có khả năng chuyển sang trạng thái chiến đấu chỉ trong vài phút.Ngay sau khi rời khỏi hệ thống ống phóng, cánh tên lửa liền được bật ra để ổn định đường bay.Ở quỹ đạo bay cuối, tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động 2 băng tần cho phép phân biệt các mục tiêu trong môi trường lộn xộn.NSM cũng là tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới được trang bị đầu dò hồng ngoại cùng camera chuyên dụng có khả năng phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của những tàu chiến riêng lẻ.Đây là điều mà ngay cả tên lửa diệt hạm Kh-35 của Nga hay Harpoon của Mỹ cũng chưa làm được.Rõ ràng với việc đưa loại tên lửa siêu hiện đại này lên tàu chiến LCS, Mỹ đang có trong tay thứ vũ khí cực kỳ lợi hại.
Vụ tấn công nằm trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm vũ khí mới do General Dynamics Mission Systems, một công ty con của General Dynamics phối hợp với Hải quân Mỹ thực hiện hồi cuối năm 2019 nhưng đến nay thông tin mới được công bố.
Được biết tên lửa tàng hình NSM do Na Uy phát triển được phóng từ chiến hạm LCS đã tiêu diệt thành công mục tiêu giả định ở khoảng cách lên tới 200km.
Đây là một khoảng cách đáng nể đối với một tên lửa diệt hạm tàng hình trang bị trên tàu chiến.
Được biết Mỹ đã quyết định lựa chọn dòng tên lửa NSM do Thụy Điển sản xuất để trang bị cho cho các chiến hạm của mình.
Tên lửa diệt hạm NSM với công nghệ tàng hình và đầu dò ảnh hồng ngoại bám bắt mục tiêu từ khoảng cách cách xa 185km, chúng có thể vô hiệu hóa dễ dàng chiến hạm đối phương và nguy cơ bị bắn chặn rất nhỏ.
Có thể nói rằng NSM đang là dòng tên lửa siêu hiện đại ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến cho khả năng tác chiến đỉnh cao.
Chính điều này khiến Mỹ phải "xuống tiền" để trang bị chúng nhằm thay thế dần cho tên lửa Harpoon.
Được biết, tập đoàn vũ khí Raytheon của Mỹ đã cùng bắt tay với Na Uy hợp tác sản xuất loại tên lửa NSM này để trang bị cho các chiến hạm ven bờ.
Cho tới thời điểm hiện tại, tên lửa Naval Strike Missile (NSM) vẫn là loại tên lửa diệt hạm thế hệ thứ 5 có khả năng tấn công chính xác nhất thế giới.
Hãng chế tạo Kongsberg Gruppen trong quá trình phát triển NSM đã dành ra hơn 10 năm để khắc phục hết các nhược điểm, từ đó cho ra đời loại tên lửa diệt hạm được đánh giá mạnh nhất thế giới hiện nay.
Loại tên lửa này có khả năng bay với những quỹ đạo phức tạp, đủ để vượt qua những hệ thống phòng không trên tàu chiến.
Tên lửa NSM được chế tạo từ vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thu sóng radar, có 4 cánh điều hướng để ổn định khi bay.
Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, bản đồ số qua hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Tên lửa NSM dài 3,96m, tầm bắn tối đa khoảng 185km. Na Uy vẫn đang tiếp tục nâng tầm bắn của loại tên lửa này lên tới gần 300km.
NSM có trọng lượng 400 kg, mang theo đầu đạn nặng 125kg được nhồi thuốc nổ cực mạnh đủ để xuyên thủng lớp giáp dày trên các chiến hạm.
Điều đặc biệt, tên lửa NSM có khả năng chuyển sang trạng thái chiến đấu chỉ trong vài phút.
Ngay sau khi rời khỏi hệ thống ống phóng, cánh tên lửa liền được bật ra để ổn định đường bay.
Ở quỹ đạo bay cuối, tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động 2 băng tần cho phép phân biệt các mục tiêu trong môi trường lộn xộn.
NSM cũng là tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới được trang bị đầu dò hồng ngoại cùng camera chuyên dụng có khả năng phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của những tàu chiến riêng lẻ.
Đây là điều mà ngay cả tên lửa diệt hạm Kh-35 của Nga hay Harpoon của Mỹ cũng chưa làm được.
Rõ ràng với việc đưa loại tên lửa siêu hiện đại này lên tàu chiến LCS, Mỹ đang có trong tay thứ vũ khí cực kỳ lợi hại.