Sự kiện này được kỳ vọng sẽ khiến Nga chùn chân cũng như tăng khả năng phòng vệ của Phần Lan, ngăn chặn khả năng xung đột Nga – Ukraine sẽ lan sang các nước thành viên NATO.
Hệ thống tên lửa Patriot (viết tắt của Phased Array Tracking Radar to Intercept of Target – Hệ thống đánh chặn mục tiêu qua radar) được thiết kế nhằm đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo tầm gần, các phi cơ chiến đấu hiện đại và tên lửa hành trình.
|
Ảnh: CNN |
Hệ thống gồm các tên lửa đánh chặn, bệ phóng và một hệ thống radar dò tìm cũng như khóa mục tiêu, cuối cùng là hệ thống điều khiển.
Mỹ vẫn đang tránh tham gia trực tiếp vào cuộc chiến Nga – Ukraine, bởi Ukraine không phải một thành viên NATO và không chịu sự bảo hộ của Liên hiệp này. Nước này nhấn mạnh rằng việc đưa hệ thống đánh chặn tới Phần Lan chỉ nhằm mục đích tự vệ.
Hệ thống Patriot đã được cải tiến nhiều lần kể từ khi ra mắt năm 1982. Được sử dụng lần đầu tại Chiến tranh vùng Vịnh, đây là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên phá hủy thành công một tên lửa đạn đạo đối địch. Hệ thống này cũng được sử dụng năm 2003 trong Chiến dịch Iraqi Freedom và đã đánh chặn thành công chín tên lửa khác.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Mỹ đã viện trợ hệ thống này tới Ả Rập và Iraq nhằm chống lại các thế lực đối địch từ Iran cũng như đặt chúng tại khu vực Thái Bình Dương nhằm cảnh báo Triều Tiên.
Đầu năm nay, quân đội Mỹ cùng các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng đã đánh chặn thành công tên lửa trong một cuộc tấn công khủng bố của lực lượng Houthi trong dịp Tổng thống Israel sang thăm và làm việc tại UAE.
Một báo cáo năm 2019 cho biết hiện đang có 8 sư đoàn cùng 33 hệ thống Patriot đang nằm trên lãnh thổ Mỹ, bảy sư đoàn cùng 27 hệ thống Patriot đang nằm ngoài lãnh thổ nước này. Một số nước đồng minh khác cũng đã mua và sử dụng hệ thống này bao gồm Đức, Nhật và Israel.