Quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng chó nghiệp vụ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Tới khi tham chiến ở Việt Nam, nổ ra, lực lượng này đã mang sang chiến trường này một số lượng rất lớn chó nghiệp vụ.Theo nhiều số liệu thống kê chính thức, Mỹ đã triển khai sang Việt Nam ít nhất 4000 chú chó quân sự, số lượng tối đa có thể lên tới 5000 con.Trong số này, ít nhất có 3700 chú chó nghiệp vụ là thuộc quân đội, có số quân và có quân hàm, được đào tạo nghiệp vụ đánh hơi bài bản. Những chú chó nghiệp vụ "xịn" này thường được xăm số quân ngay trên tai.Chó nghiệp vụ được quân đội Mỹ sử dụng trong nhiệm vụ tuần tra, tìm kiếm quân giải phóng, các kho tàng, hộp thư chết hay thập chí có thể tìm ra ống thông hơi địa đạo của ta.Lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế chó nghiệp vụ của quân đội Mỹ, lại có một cái kết không mấy khả quan sau nhiều năm tham chiến ở nước ta.Hiệp hội Chó Chiến tranh của Mỹ ghi nhận, chỉ có 204 chú chó nghiệp vụ được quay về Mỹ sau khi cuộc chiến kết thúc. Tuy nhiên, quân đội Mỹ cũng chỉ ghi nhận 350 trường hợp chó nghiệp vụ chết trong chiến đấu, số lượng còn lại là một ẩn số.Theo nhiều tài liệu, chủ yếu chó nghiệp vụ Mỹ ở Việt Nam, chết do bị thương, ốm đau và bệnh tật. Tuy nhiên những trường hợp chết này, thường được liệt kê là mất tích, và được báo cáo rất qua loa.Trong thời gian đầu khi quân đội Mỹ được triển khai sang Việt Nam, rất nhiều chó nghiệp vụ cũng đã được triển khai. Tuy nhiên vào thời điểm này, ở miền Nam Việt Nam hoàn toàn không có bác sĩ thú y.Việc thiếu thốn bác sĩ thú y và thuốc men, được cho là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiệt hại lớn cho số chó nghiệp vụ mà Mỹ triển khai tới nước ta.Ngoài ra, những giống chó thuần chủng của nước ngoài, cũng rất khó thích nghi được với điều kiện thời tiết nóng nực ở miền Nam Việt Nam, dẫn đến việc sức khỏe của chúng bị suy giảm dần.Theo thống kê của trang web "Lịch sử K-9" (K-9 là mật danh dành cho chó nghiệp vụ của quân đội Mỹ), có tới 90% số lượng chó nghiệp vụ của lực lượng này, chết ở Việt Nam do bệnh tật và suy giảm thể lực.Sau năm 1973, quân đội Mỹ cũng bỏ lại rất nhiều chó nghiệp vụ ở miền Nam Việt Nam mà không rút chúng về nước. Phần lớn trong số này được thả rông và trở thành chó hoang.Cho tới năm 1975, Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn rút lui, rất nhiều chó nghiệp vụ và chó cảnh của Mỹ cũng bị bỏ lại. Nguồn ảnh: History.net Lính trực thăng của Mỹ hoảng loạn khi lọt vào ổ phục kích của quân giải phóng. Nguồn: USAM.
Quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng chó nghiệp vụ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Tới khi tham chiến ở Việt Nam, nổ ra, lực lượng này đã mang sang chiến trường này một số lượng rất lớn chó nghiệp vụ.
Theo nhiều số liệu thống kê chính thức, Mỹ đã triển khai sang Việt Nam ít nhất 4000 chú chó quân sự, số lượng tối đa có thể lên tới 5000 con.
Trong số này, ít nhất có 3700 chú chó nghiệp vụ là thuộc quân đội, có số quân và có quân hàm, được đào tạo nghiệp vụ đánh hơi bài bản. Những chú chó nghiệp vụ "xịn" này thường được xăm số quân ngay trên tai.
Chó nghiệp vụ được quân đội Mỹ sử dụng trong nhiệm vụ tuần tra, tìm kiếm quân giải phóng, các kho tàng, hộp thư chết hay thập chí có thể tìm ra ống thông hơi địa đạo của ta.
Lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế chó nghiệp vụ của quân đội Mỹ, lại có một cái kết không mấy khả quan sau nhiều năm tham chiến ở nước ta.
Hiệp hội Chó Chiến tranh của Mỹ ghi nhận, chỉ có 204 chú chó nghiệp vụ được quay về Mỹ sau khi cuộc chiến kết thúc. Tuy nhiên, quân đội Mỹ cũng chỉ ghi nhận 350 trường hợp chó nghiệp vụ chết trong chiến đấu, số lượng còn lại là một ẩn số.
Theo nhiều tài liệu, chủ yếu chó nghiệp vụ Mỹ ở Việt Nam, chết do bị thương, ốm đau và bệnh tật. Tuy nhiên những trường hợp chết này, thường được liệt kê là mất tích, và được báo cáo rất qua loa.
Trong thời gian đầu khi quân đội Mỹ được triển khai sang Việt Nam, rất nhiều chó nghiệp vụ cũng đã được triển khai. Tuy nhiên vào thời điểm này, ở miền Nam Việt Nam hoàn toàn không có bác sĩ thú y.
Việc thiếu thốn bác sĩ thú y và thuốc men, được cho là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiệt hại lớn cho số chó nghiệp vụ mà Mỹ triển khai tới nước ta.
Ngoài ra, những giống chó thuần chủng của nước ngoài, cũng rất khó thích nghi được với điều kiện thời tiết nóng nực ở miền Nam Việt Nam, dẫn đến việc sức khỏe của chúng bị suy giảm dần.
Theo thống kê của trang web "Lịch sử K-9" (K-9 là mật danh dành cho chó nghiệp vụ của quân đội Mỹ), có tới 90% số lượng chó nghiệp vụ của lực lượng này, chết ở Việt Nam do bệnh tật và suy giảm thể lực.
Sau năm 1973, quân đội Mỹ cũng bỏ lại rất nhiều chó nghiệp vụ ở miền Nam Việt Nam mà không rút chúng về nước. Phần lớn trong số này được thả rông và trở thành chó hoang.
Cho tới năm 1975, Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn rút lui, rất nhiều chó nghiệp vụ và chó cảnh của Mỹ cũng bị bỏ lại. Nguồn ảnh: History.net
Lính trực thăng của Mỹ hoảng loạn khi lọt vào ổ phục kích của quân giải phóng. Nguồn: USAM.